Cơ chế phát triển sạch (CDM là gì)

   II. Đặt vấn đề

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu [UNFCCC] vào ngày 16 tháng 11 năm 1994, phê chuẩn Nghị định thư Kyoto [Kyoto Protocol- UNFCCC] vào ngày 25 tháng 9 năm 2002 và tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng là nước đã ký kết Nghị định thư Kyoto và đang tích cực tìm cách thu hút các dự án Cơ chế phát triển sạch [CDM] từ nguồn vốn hỗ trợ các nước đang phát triển. Chúng ta đã công bố thông tin phát thải GHG quốc gia đến công chúng thông qua dự án cơ sở dữ liệu khí thải nhà kính [GHG] và liên tục có biện pháp cập nhật dữ liệu về phát thải GHG quốc gia. Tuy nhiên các thông tin này chỉ giới hạn ở năng lượng, quy trình công nghiệp, nông nghiệp, đất và rừng [diện tích thay đổi sử dụng] và chất thải. Mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2020 sẽ tiếp tục cải thiện tiến độ thu thập thông tin. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước gần đây đã thảo luận về các cách để cải thiện hiệu quả của dự án CDM và thúc đẩy việc bãi bỏ và đơn giản hóa các thủ tục hành chính không cần thiết.

II. Thực trạng chính sách và khung pháp lý về CDM tại Việt Nam

1. Tổ chức quản lý dự án CDM

Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam là Cơ quan Chứng nhận Quốc gia [DNA] của CDM thông qua hoạt động của Cục biến đổi khí hậu thủy văn. Các hoạt động của cơ quan này được thể hiện ở các công việc sau:- Đánh giá chung về biến đổi khí hậu và dự án CDM- Phát triển các dự án CDM liên quan đến Việt Nam thông qua hỗ trợ tử UNFCCC và các cam kết từ Nghị định thư  Kyoto- Tiếp nhận, đánh giá ý tưởng kinh doanh CDM [PIN] hoặc tài liệu phát triển kinh doanh [PDD] cho Bộ Môi trường Việt Nam để ban hành văn bản phê duyệt tương ứng.- Cục biến đổi khí hậu thủy văn của Bộ Môi trường Việt Nam là tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý và hợp tác tất cả các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu theo Nghị định thư UNFCCC và Kyoto của Việt Nam.

2. Lĩnh vực quản lý

– Ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo- Bảo tồn có hiệu quả nguồn năng lượng- Thu hồi và sử dụng khí metan tại các nhà máy xử lý chất thải, mỏ than và nhà máy xử lý nước thải.- Khai hoang và khai thác khí đi kèm trong hoạt động sản xuất xăng dầu.- Phát triển việc trồng rừng và tái tạo đất trống đồi trọc.

3. Các hình thức tiếp nhận các dự án CDM

• Các công ty Việt Nam tự chuẩn bị vốn và các dự án CDM

• Các công ty nước ngoài chuẩn bị các dự án CDM và gửi vốn,các công nghệ liên quan đến Việt Nam

• Các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài cùng thuê các chuyên gia tư vấn để chuẩn bị các dự án CDM và thúc đẩy các dự án CDM dưới hình thức một công ty đơn lẻ hoặc tích hợp.

4. Điều kiện tiêu chí phê duyệt CDM tại Việt Nam

4.1. Thủ tục phê duyệt CDMViệc phê duyệt dự án CDM tại Việt Nam được thực hiện thông qua các thủ tục sau đây:- Nhà đầu tư phát triển dự án nhận tài liệu hướng dẫn từ văn phòng CAN của Bộ Tài nguyên và Môi trường và sau đó tạo ý tưởng dự án [PIN] theo mẫu hướng dẫn và gửi mã dự án cho CAN để xem xét.- CAN đưa ra một đảm bảo cho dự án được xem xét và gửi nó cho các nhà tài trợ và nhà phát triển dự án.- Những người tham gia dự án sẽ nghiên cứu tính khả thi, chuẩn bị tài liệu thiết kế dự án [PDD] theo các quy tắc chung và gửi nó tới CAN cùng với các tài liệu liên quan.- Ủy ban tư vấn và điều hành quốc gia sẽ tổ chức một cuộc họp để xem xét  ý  tưởng về CDM và xác minh tính khả thi của nó, sau đó cấp phê duyệt cho nhà phát triển dự án và cho phép cấp đăng ký dự án CDM.

4.2. Các tiêu chuẩn ưu tiên xét duyệt dự án CDM  tại Việt NamChính phủ Việt Nam sử dụng tính bền vững, tính đa dạng hóa và tính khả thi làm tiêu chí đầu tiên để phê duyệt CDM như sau[2]:*]

a. Tính bền vững:

+ Bền vững về kinh tế:- Tạo thêm các lợi ích đến thu nhập quốc gia: Tăng tài sản quốc gia hoặc tạo doanh thu CER- Đạt được hiệu quả về chuyển giao công nghệ

+ Bền vững môi trường:- Phát thải GHG: Giảm phát thải GHG- Ô nhiễm không khí khí nhà kính: Phát thải các khí không có GHG- Chất thải: tái xử lý chất thải- Hệ sinh thái: thay đổi tỷ lệ % ảnh hưởng xấu đến đất rừng, mức độ xói mòn đất hoặc giảm tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học.

+ Tính bền vững về thể chế xã hội:- Chính sách xóa đói giảm nghèo: Tăng việc làm tại địa phương hoặc giảm hộ nghèo- Chất lượng cuộc sống: Cải thiện thu nhập quốc dân hoặc điều kiện sống- Sự sẵn sàng  tham gia của cơ quan thực hiện: sự tham gia tích cực của khu vực công hoặc tư nhân*]

b. Tính đa dạng hóa mục đích sử dụng

+ Thu hút sự quan tâm của quốc tế

+ Thu hút các nhà đầu tư CDM*]

c- Tính khả thi

+  Sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính quyền trung ương và địa phương đã tạo ra sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư.

+ Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đầy đủ để thực hiện các dự án

6. Khung pháp lý cho việc quản lý CDM

Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và đẩy mạnh các hoạt động thực hiện việc này thể hiện trong việc Việt Nam đã nhanh chóng tham gia cam kết với các tổ chức quốc tế như ký Công ước khung, nghị định thư Kyoto, tham gia dự án CDM, chỉ định cơ quan đầu mối quốc gia, phê duyệt Nghị định thư. Do vậy, cơ sở pháp lý trong việc triển khai CDM ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Từ năm 2005 Chính phủ đã có các chỉ thị về thực hiện cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto. Cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như sau:

+ Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT ngày 12-12-2006 hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành.

+Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 6-4-2007 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành và địa phương có liên quan thực hiện Nghị định thư Kyoto và CDM

+ Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 2 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch.

Cụ thể hóa văn bản trên thì vào ngày 20-4-2009, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 743/QĐ-BTNMT kiện toàn Ban chỉ đạo UNFCCC và Nghị định thư Kyoto.

+ Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 26 tháng 7 năm 2010 về việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto.

Hệ thống văn bản hướng dẫn  trên đang dần được hoàn thiện đã thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong cam kết thực hiện UNFCCC thể hiện thông qua những ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tham gia dự án CDM. Ngoài ra, thời hạn phê duyệt Văn kiện thiết kế dự án CDM [PDD] hoặc Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt động theo CDM [PoA-DD] đã được rút ngắn lại và được quy định trong Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT cũng thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án CDM.[3]

III. Triển vọng và một số khuyến nghị

1. Các triển vọng được dự báo

+ Việt Nam được coi là một thị trường đầy hứa hẹn, trong đó thị trường công nghiệp môi trường đang phát triển nhanh chóng vì tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng. Đầu tư cho lĩnh vực môi trường được mở rộng đáng kể trên cơ sở các nguồn viện trợ quốc tế cho viện trợ phát triển công cộng. Do vậy, dự kiến ​​mức độ ô nhiễm môi trường sẽ giảm xuống từ bốn đến năm lần so với mức hiện tại và dự kiến ​​chi phí đầu tư cho bảo vệ môi trường sẽ cần 7 tỷ đô la[4].   + Chính phủ  cần đưa ra quy trình phê duyệt tương tự như ODA cho các dự án CDM để bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển ngành môi trường. Vì vậy, dự báo sự cạnh tranh giữa các công ty tư nhân  ​​sẽ trở nên rõ rệt hơn trong việc đầu tư vào các dự án CDM trong tương lai.

2. Một số khuyến nghị

2.1. Những khó khăn

+ Về thủ tục hành chính: việc cấp thư xác nhận và thư phê duyệt dự án CDM quá rườm rà, gây tốn kém về chi phí; các chính sách pháp luật chưa cụ thể, thiếu cơ chế minh bạch, thuận tiện trong việc xác nhận và phê duyệt dự án CDM… Hồ sơ đề nghị cấp theo hướng dẫn của Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT yêu cầu nhà đầu tư phải nộp văn bản nhận xét của các bên liên quan nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến mỗi dự án CDM có thể có những hình thức và nội dung văn bản khác nhau. Cho dù sau đó Thông tư 12/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thay thế cho Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT đã rút ngắn được thời hạn phê duyệt PDD ở DNA nhưng vẫn chưa khắc phục được những điểm hạn chế cần phải sửa đổi.

Ngoài ra, với trường hợp là các doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo thì lại có yêu cầu các giấy tờ mà chỉ được cấp khi dự án đi vào hoạt động, trong khi các dự án CDM chỉ được phê duyệt trong quá trình hình thành, nghĩa là chưa được phép hoạt động. Vì thế mà việc yêu cầu này cũng góp phần kéo dài thời gian cho nhà đầu tư trên thực tế, làm chậm quá trình xin cấp thư xác nhận của nhà đầu tư gây ảnh hưởng tới lợi nhuận mà CDM đưa lại.

+ Sự khác biệt trong triển khai các dự án CDM giữa các loại hình doanh nghiệp:  Đối với công ty tư nhân chủ sở hữu việc triển khai CDM tốt hơn từ tìm công ty tư vấn, tìm hiểu hoạt động của thị trường CDM toàn cầu, các đối tác nước ngoài… so với  các công ty mà chủ đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước. Nguyên nhân là  do cơ chế quản lý dự án của nhà nước khiến cho việc ra quyết định khó khăn và làm chậm trễ quá trình triển khai dự án[5].

2.2. Một số khuyến nghị hoàn thiện

+ Cần phải cải thiện thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian phê duyệt [xuống tối đa 45 ngày] và giảm chi phí hành chính xuống bằng một nửa mức hiện tại để thu hút hơn các nhà đầu tư vào các dự án CDM là một trong những vấn đề quan trọng cần thực hiện ngay. Cụ thể như, theo Quyết định số 130/2007-TTg đối với hưởng ưu đãi các dự án về CDM thì cần phải có những quy định cụ thể đối với dự án tham gia CDM thế nhưng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp không có điều khoản quy định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án CDM. Do vậy mà các nhà đầu tư thường không được hưởng ưu đãi về thuế theo quyết định số 130/2007/TTg. Mặt khác, để được hưởng ưu đãi thì cũng gặp phải các thủ tục tương đối rườm rà, phức tạp do chưa có hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp nhà đầu tư công nghệ để thực hiện dự án CDM. Một nguyên do nữa của việc này là các doanh nghiệp tham gia triển khai dự án CDM thường nhập khẩu công nghệ cho dự án  nhưng các doanh nghiệp thường gặp khó khăn do quy định chỉ miễn giảm thuế cho các thiết bị không sản xuất được ở trong nước. Trong khi công nghệ về môi trường thường đồng bộ và rất khó tách các bộ phận ra để xem là phần nào sản xuất được trong nước và phần nào phải nhập khẩu nên nhiều thiết bị nhập khẩu về phải chờ rất lâu để thông quan và tiến độ của dự án cũng bị ảnh hưởng bởi việc này[6].

+ Coi trọng chính sách nghiên cứu và phát triển [R&D] thông qua việc khuyến khích tư nhân hoạt động R&D để nắm bắt và nhanh chóng làm chủ kỹ thuật để đuổi kịp các nước tiên tiến; Khuyến khích liên kết các ngành công nghiệp, các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ cao.

+ Nhà nước cần quyết tâm cao trong thực hiện chính sách môi trường gắn với phát triển kinh tế-xã hội đất nước nói chung và ở địa phương nói riêng. Vấn đề quan trọng là việc cung cấp thông tin cho người dân, cho cộng đồng doanh nghiệp và coi hạn chế phát thải gây hiệu ứng nhà kính là một nội dung hết sức quan trọng trong đối phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. Park, Dong-uk, “ Mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp Hàn quốc tham gia vào thị trường CDM tại Việt Nam”, Tài liệu tiếng Hàn của Phòng xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc [KOTRA], 2009.

//news.kotra.or.kr/user/globalAllBbs/kotranews/list/2/globalBbsDataAllView.do?dataIdx=89779&column=&search=&searchAreaCd=&searchNationCd=&searchTradeCd=&searchStartDate=&searchEndDate=&searchCategoryIdxs=&searchIndustryCateIdx=&page=487&row=100

2. Kwon, Kyong-duk, “ Cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư vào dự án CDM tại Việt Nam”, Tài liệu tiếng Hàn của Phòng xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc [KOTRA], 6.2010.

 3.//news.kotra.or.kr/user/globalAllBbs/kotranews/list/2/globalBbsDataAllView.do?dataIdx=98400&column=&search=&searchAreaCd=&searchNationCd=&searchTradeCd=&searchStartDate=&searchEndDate=&searchCategoryIdxs=&searchIndustryCateIdx=&page=437&row=100

4. Nguyễn An Hà, Đặng Minh Đức, “Thực hiện cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam: Co hội và thách thức”, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, 2012. //www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Thuc-hien-co-che-phat-trien-sach-o-Viet-Nam-Co-hoi-va-thach-thuc-42494.html 4. Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu của Công ước khung của Liên hiệp quốc, 1997. 5. Nguyễn Quang Thuấn, Trần Thu Huyền,“Cơ chế phát triển sạch và khung pháp ly”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới”, Số 1[177], 2011..

[1] Thạc sỹ, Giảng viên tại Khoa Luật, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Email: ; .

[2] Park, Dong-uk, “ Mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp Hàn quốc tham gia vào thị trường CDM tại Việt Nam”, Tài liệu tiếng Hàn của Phòng xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc [KOTRA], 2009.

//news.kotra.or.kr/user/globalAllBbs/kotranews/list/2/globalBbsDataAllView.do?dataIdx=89779&column=&search=&searchAreaCd=&searchNationCd=&searchTradeCd=&searchStartDate=&searchEndDate=&searchCategoryIdxs=&searchIndustryCateIdx=&page=487&row=100

[3]  Nguyễn Quang Thuấn, Trần Thu Huyền, “Cơ chế phát triển sạch và khung pháp ly”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới”, Số 1[177], 2011, trang 51.

[4] Kwon, Kyong-duk, “ Cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư vào dự án CDM tại Việt Nam”, Tài liệu tiếng Hàn của Phòng xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc [KOTRA], 6.2010.

//news.kotra.or.kr/user/globalAllBbs/kotranews/list/2/globalBbsDataAllView.do?dataIdx=98400&column=&search=&searchAreaCd=&searchNationCd=&searchTradeCd=&searchStartDate=&searchEndDate=&searchCategoryIdxs=&searchIndustryCateIdx=&page=437&row=100

[5] Nguyễn An Hà, Đặng Minh Đức, “Thực hiện cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam: Co hội và thách thức”, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, 2012. //www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Thuc-hien-co-che-phat-trien-sach-o-Viet-Nam-Co-hoi-va-thach-thuc-42494.html

[6] Nguyễn Quang Thuấn, Trần Thu Huyền, đã trích dẫn, 2011, trang 54.

Video liên quan

Chủ Đề