Cơ chế hấp thu canxi trong cơ thể

Canxi là 1 trong những khoáng chất cần thiết giúp xương khớp phát triển, khỏe mạnh cho cơ thể, đặc biệt quan trọng với đối tượng trẻ em và người lớn tuổi. Canxi có sẵn trong các thực phẩm ăn uống hàng ngày, tuy nhiên làm sao để hấp thụ canxi 1 cách hiệu quả nhất không phải ai cũng biết.

Canxi rất quan trọng đối với con người. Theo nghiên cứu, ở người trưởng thành, lượng canxi cần thiết bổ sung cho cơ thể mỗi ngày là 1,000 mg, tuy nhiên không phải ai cũng đảm bảo hấp thụ đủ lượng canxi tiêu chuẩn như vậy. Với giai đoạn từ 25 tuổi trở lại, cơ thể đặc biệt cần nhiều canxi để xương được phát triển mạnh mẽ, toàn diện nhất, giúp trẻ phát triển chiều cao, xương chắc khỏe, thể chất tốt nhất có thể. Ở giai đoạn độ tuổi trung niên từ 45 tuổi trở đi, sức khỏe bắt đầu kém dần, xương khớp cũng có dấu hiệu đau nhức nhiều hơn và canxi dần mất, vì vậy cần hấp thụ đủ canxi để giúp duy trì sự ổn định của mật độ xương, tránh loãng xương. Canxi tham gia vào quá trình co bóp ở cơ tim, khi lượng canxi cung cấp đủ kết hợp với axit mật, axit béo tạo nên hợp chất không hòa tan, giúp giảm lượng cholesterol ở trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ tăng huyết áp, giãn cơ trơn mạch máu, giảm áp lực lên động mạch

Phụ nữ đang trong thời gian mang thai cũng là đối tượng cần đặc biệt bổ sung canxi để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn trong quá trình chuyển dạ, sinh đẻ, giảm nguy cơ bị tiền sản giật, đồng thời cung cấp lượng canxi cần thiết cho thai nhi.

Đối với phụ nữ mang thai canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng cho mẹ và bé

Thực chất chúng ta có thể dễ dàng cung cấp lượng canxi cần thiết cho cơ thể thông qua bữa ăn hàng ngày, vì vậy cần lưu ý bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin D. Ăn những thực phẩm giàu vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất. Những thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất là sữa và các sản phẩm được làm từ sữa như sữa chua, phô mai, kem,… ngoài ra còn có nhiều trong trứng, gan,… vì vậy nên bổ sung những sản phẩm này để cơ thể có đủ lượng canxi cần thiết. Với những người bị loãng xương, ngoài bổ sung vitamin D trong bữa ăn, nên thường xuyên tắm nắng, hoặc hoạt động ở ngoài trời để cơ thể dễ hấp thụ canxi. Tuy nhiên mỗi bữa chỉ nên ăn vừa đủ chất đạm để tránh làm gia tăng lượng bài tiết canxi. Theo nghiên cứu, cơ thể khi tiêu thụ 1gram protein thì bài tiết canxi 10mg. Bên cạnh đó hạn chế sử dụng đồ uống có chứa caffeine hay chất có cồn, vì đây là tác nhân gây tăng lượng thải canxi thông qua đường nước tiểu, từ đó sẽ làm giảm lượng canxi trong cơ thể. Trẻ em không nên sử dụng nhiều đồ uống có ga, bởi trong các loại nước này có chứa lượng photpho gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, ngăn cản quá trình hình thành những tế bào xương mới. Không nên ăn quá nhiều chất béo do khi canxi kết hợp với axit béo khiến cơ thể không hấp thụ, từ đó bài tiết ra ngoài thông qua phân Ngoài ra không nên ăn quá nhiều chất đạm sẽ gây ra các bệnh lý như gút, béo phì, suy thận. Không nên ăn các đồ muối mặn như dưa, cà muối, mắm,… vì những thực phẩm này chứa nhiều axit oxalic và thực phẩm chứa nhiều axit fitic như ngũ cốc,… làm ngăn cản quá trình đồng hóa canxi khiến lượng canxi tiêu thụ từ đường tiêu hóa không hấp thụ được vào máu

Không uống canxi cùng lúc với thuốc sắt, sữa vì sự kết hợp này sẽ làm cản trở quá trình hấp thu canxi. Không nên uống thuốc bổ sung canxi và nước trà xanh cùng 1 lúc hoặc sử dụng 2 loại này cách nhau trong khoảng thời gian quá ngắn vì tanin trong lá trà xanh là rào cản cho quá trình hấp thu canxi.

Chúng ta có thể bổ sung canxi qua thực phẩm hàng ngày

Ngoài cung cấp cho cơ thể lượng canxi cần thiết thông qua thực đơn bữa ăn hàng ngày, có thể bổ sung canxi bằng các sản phẩm thực phẩm chức năng dạng viên nén. Mức độ hấp thu canxi của cơ thể thay đổi tùy vào từng thời điểm trong ngày. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, buổi sáng là thời điểm tốt nhất để bổ sung canxi, giúp cơ thể hấp thụ canxi nhiều nhất. Đồng thời khi cơ thể làm việc, hoạt động sau một ngày sẽ khiến cơ thể mệt mỏi sẽ làm hạn chế được việc tích lũy canxi. Ngoài ra ánh nắng buổi sáng sớm chứa nhiều vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất. Chính vì vậy nên bổ sung canxi kết hợp với bổ sung với vitamin D để tăng hiệu quả cao hơn. Nên uống canxi trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau khi ăn tối thiểu là 1 giờ, chú ý cần uống nhiều nước khi uống thuốc canxi. Không nên tự ý mua các sản phẩm bằng thuốc canxi sử dụng. Cần sử dụng theo sự chỉ định, tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả nhất. Khi đã hiểu rõ về hàm lượng cũng như cách hấp thụ canxi tốt nhất, bạn nên chủ động bổ sung canxi thông qua chế độ ăn hàng ngày hay các viên uống. Điều này sẽ giúp sức khỏe dồi dào, hạn chế các bệnh về xương khớp được tốt nhất.

Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288.


Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.

Khoa Hóa Sinh

SINH LÝ

Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể, chỉ đứng sau Carbon, Oxy, Hydrogen, Azote, là một trong những chất mà cơ thể cần với lượng tương đối lớn. Vì vậy người ta còn nói canxi là cội nguồn của sự sống. Trong cơ thể 99% lượng Canxi là ở xương và răng, 15% còn lại nằm trong tổ hợp mô mềm và dịch thể. Ở trạng thái bình thường, tỉ lệ Canxi luôn được cân bằng là một yếu tố quan trọng đối với sức khoẻ cơ thể.

Canxi trong cơ thể có những chức năng sinh lý sau: hình thành xương, răng của cơ thể; có chức năng truyền đạt thông tin hoá học giữa các tế bào, ảnh hưởng đến quá trình truyền đạt thông tin của tế bào thần kinh, ngưng tụ máu, khống chế các phản ứng cơ bản giữa Myosin, Actin, ATP; ảnh hưởng đến độ thông thấu Ion của màng tế bào.


Khẩu phần canxi trong thức ăn vào khoảng 1g/ngày và được cung cấp chủ yếu bởi sữa, các chế phẩm của sữa và lòng trắng trứng.

Hấp thụ canxi qua đường tiêu hóa được thực hiện chủ yếu ở tá tràng và phụ thuộc vào:

- Lượng canxi ăn vào.

- Nồng độ [1-25]-OH vitamin D.

- Lượng hormon cận giáp [PTH].

- Hấp thu canxi tăng lên khi cơ thể tăng trưởng của cơ thể, khi có thai và khi cho con bú.

Thải trừ canxi được thực hiện:

- Chủ yếu qua đường tiêu hóa [bài xuất qua phân khoảng 800mg/ngày]

- Qua nước tiểu [100-300 mg/ngày]

Trong máu, canxi được thể hiện dưới 2 dạng chính:

- Dạng bất hoạt, gắn với các protein [chủ yếu là albumin]: chiếm 50% lượng canxi lưu hành trong máu.

- Dạng có hoạt tính, không gắn với các protein và lưu hành dưới dạng ion hóa: chiếm gần một nửa lượng canxi huyết.

Tất cả các biến đổi nồng độ protein huyết thanh sẽ có ảnh hưởng đến nồng độ canxi máu, song chỉ các biến đổi nồng độ canxi ion hóa mới gây các biểu hiện lâm sàng thực sự. canxi đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng co cơ, chức năng tim, dẫn truyền các xung thần kinh và quá trình cầm máu của cơ thể.

Trong máu, nồng độ canxi phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:

- Khẩu phần canxi ăn vào.

- Chất lượng canxi được hấp thụ qua đường tiêu hóa.

- Nồng độ protein máu giảm protein máu sẽ gây giảm nồng độ canxi máu song không làm giảm canxi ion hóa.

- Nồng độ 1-25-OH Vitamin D: chất này có tác dụng gây tăng canxi máu do làm tăng:

  • Hấp thu ở ruột.
  • Hấp thu ở xương.
  • Hấp thu ở thận.

- Nồng độ hormon cận giáp [parathyroid hormon]: chất này cũng có tác dụng làm tăng nồng độ canxi máu do làm tăng:

  • Hấp thu canxi ở ruột.
  • Hấp thu canxi ở xương do tác dụng trực tiếp trên các hủy cốt bào.
  • Hấp thu canxi ở thận.

- Nồng độ calcitonin: calcitonin là một hormon do tuyến giáp tiết ra, chất này có tác dụng giảm canxi máu bằng cách làm giảm:

  • Hấp thu ở xương.
  • Hấp thu canxi ở ống thận.

- PH máu

  • Nhiễm acid máu làm tăng nồng độ canxi ion hóa.
  • Nhiễm kiềm máu làm giảm nồng độ canxi ion hóa với nguy cơ gây chứng co cứng cơ.

- Nồng độ phospho: Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ canxi máu và nồng độ phospho máu: giảm phospho máu sẽ làm tăng canxi máu, trái lại tăng phospho máu sẽ làm giảm canxi máu.

- Thải trừ canxi ở thận [99% lượng canxi được lọc qua cầu thận sẽ được tái hấp thu ở các ống thận]. Thải trừ canxi của thận có liên quan với:

  • Lượng canxi ăn vào.
  • Chức năng của các ống thận.
  • Thuốc sử dụng [thuốc lợi tiểu và truyền muối làm tăng canxi niệu]
  • Nồng độ vitamin D, hormon cận giáp và calcitonin [vitamin D và hormon cận giáp làm tăng hấp thu canxi ở ống thận, trái lại calcitonin làm giảm quá trình hấp thu này].

MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM

  1. Để xác định nồng độ canxi toàn phần trong huyết thanh. Xét nghiệm này giúp cung cấp các thông tin liên quan với chức năng tuyến cận giáp và chuyển hóa canxi trong cơ thể.
  2. Xét nghiệm cũng được chỉ định để đánh giá các bệnh lý ác tính, do các tế bào ung thư giải phóng canxi và thường gây tăng nồng độ canxi máu nặng.

CÁCH LẤY BỆNH PHẨM

Máu: xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh. Thường không cần yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm, mặc dù một số phòng xét nghiệm vẫn yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu. Nếu có thể được thì tránh đặt garo khi lấy máu xét nghiệm.

Nước tiểu: thu bệnh phẩm 24h. Nước tiểu được thu trong bình chứa có chất bảo quản HCl hoặc được bảo quản trong tủ mát.

GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG

Huyết thanh

  • 8,5-10,5 mg /dL hay 2,1-2,6 mmol/L.

Nước tiểu

  • Nam: 100-300 mg /24h hay 2,5-7,5 mmol/24h.
  • Nữ: 80-200 magiê /24h hay 2,0-5,0 mmol/24h.
  • Trẻ nhỏ: < 0,13 mmol/kg/24h.

LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG CANXI MÁU

Xét nghiệm định lượng canxi máu xác định nồng độ canxi toàn phần trong huyết thanh. Xét nghiệm này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích liên quan với chức năng tuyến cận giáp và chuyển hóa canxi phospho của cơ thể. Vì vậy, đây là:

Xét nghiệm không thể thiếu trong điều chỉnh:

  • Chứng co cứng cơ [tetany], dị cảm, chuột rút.
  • Hôn mê không rõ nguồn gốc.
  • Nôn không giải thích được.

Xét nghiệm hữu ích để theo dõi:

  • Suy thận.
  • Tình trạng giảm hấp thu.
  • Viêm tụy cấp.
  • Các khối u di căn xương.
  • Bệnh nhân được điều trị bằng digitalis, calcitonin hay thuốc lợi tiểu.

Các tình trạng tăng canxi máu bất kể do nguyên nhân nào cũng có thể hoàn toàn không có triệu chứng, hay được biểu hiện với các bệnh cảnh lâm sàng mơ hồ và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chỉ có xét nghiệm định lượng nồng độ canxi máu mới giúp phát hiện tình trạng này.

Các tình trạng hạ canxi máu [do nhiều nguyên nhân gây nên] thường chỉ có biểu hiện lâm sàng khi nồng độ canxi máu < 1,75 mmol/L.

Định lượng canxi ion hóa đôi khi được chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện co cứng cơ [tetani] và không có lợi ích lâm sàng đặc biệt.

Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng”, NXB y học

Tin mới hơn:

  • 20/03/2014 18:22 - Phân độ gãy liên mấu chuyển xương đùi theo AO
  • 18/03/2014 21:23 - Thiếu sắt
  • 18/03/2014 20:54 - Nhóm máu Rhesus
  • 13/03/2014 08:09 - Thiếu máu huyết tán tự miễn
  • 05/03/2014 19:15 - Những điều cần biết về cách phòng bệnh viêm mũi xo…

Tin cũ hơn:

  • 03/03/2014 10:31 - Giun lươn
  • 26/02/2014 13:04 - Hen phế quản nặng có thể đáp ứng kém với Steroids
  • 21/02/2014 12:53 - Tám tội cần tránh của người thầy thuốc
  • 16/02/2014 13:11 - Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh
  • 06/02/2014 21:02 - Định lượng nồng độ cortisol máu trong chẩn đoán hộ…

>

Video liên quan

Chủ Đề