Bài tập xác định mối quan hệ sinh thái của các sinh vật

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 50: Hệ sinh thái giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

a] Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng.

b] Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?

c] Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?

d] Động vật rừng ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?

e] Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật? Tại sao?

Trả lời:

a] Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, không khí, ánh sáng, nhiệt độ,…

Thành phần hữu sinh: thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật,…

b] Lá và cành cây là thức ăn của sinh vật phân giải: nấm, vi khuẩn, giun đất,…

c] Cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở, … cho các động vật sống trong rừng.

d] Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn, nơi ở, các chất thải từ động vật làm màu mỡ đất đai để thực vật phát triển, động vật cũng giúp phát tán thực vật.

e] Nếu rừng bị cháy, các động vật sẽ mất đi nơi ở và nguồn thức ăn, môi trường sống của các loài động vật sẽ bị thay đổi theo hướng tiêu cực.

Vì: rừng là nơi ở và sinh sống của các loài động vật, rừng bị tàn phá thì động vật sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

a] Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ chấm của các chuỗi thức ăn sau:

………………….. → Chuột → ……………………..

………………….. → Bọ ngựa → .…………………….

………………….. → Sâu → ……………………..

………………….. → ………….. → ……………………..

………………….. → ………….. → ……………………..

b] Nhận xét về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn:

c] Hãy điền tiếp các từ phù hợp vào mỗi chỗ trống trong câu sau:

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía …………, vừa là sinh vật bị mắt xích …………… tiêu thụ.

Trả lời:

a] cây cỏ → Chuột → rắn

sâu ăn lá → Bọ ngựa → rắn

lá cây → Sâu → cầy

chuột → cầy → đại bàng

cây cỏ → hươu → hổ

b] Mối quan hệ giữa các mắt xích liên tiếp: mắt xích đứng trước là thức ăn của mắt xích đứng sau.

c] Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

a] Sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?

b] Hãy xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.

– Sinh vật sản xuất:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 1:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 2:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 3:

– Sinh vật phân giải:

Trả lời:

a] Sâu ăn lá tham gia các chuỗi thức ăn:

    + cây gỗ – sâu ăn lá – bọ ngựa – rắn

    + cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – rắn

    + cây gỗ – sâu ăn lá – cầy – đại bàng

    + cây gỗ – sâu ăn lá – cầy – hổ

    + cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – cầy – đại bàng

    + cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – cầy – hổ

b] – Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây gỗ

– Sinh vật tiêu thụ cấp 1: chuột, sâu ăn lá, hươu

– Sinh vật tiêu thụ cấp 2: rắn, cầy, chuột, bọ ngựa

– Sinh vật tiêu thụ cấp 3: đại bàng, hổ , rắn

– Sinh vật phân giải: vi sinh vật, giun đất, nấm, địa y.

Tùy từng lưới thức ăn dể xác định nhóm sinh vật cho phù hợp.

Hệ sinh thái bao gồm ……………… và ……………… của quần xã [sinh cảnh], Hệ sinh thái là một hệ thống …………….. và tương đối …………….

Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ ……………… có vai trò quan trọng được thể hiện qua ………………….. và ……………..

Trả lời:

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã [sinh cảnh]. Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.

A. Sinh vật sản xuất

B. Sinh vật tiêu thụ

C. Sinh vật phân giải

D. Cả A, B và C

Trả lời:

Chọn đáp án D. Cả A, B và C

Giải thích: dựa theo nội dung mục Ghi nhớ SGK trang 152.

Trả lời:

Ví dụ: Hệ sinh thái ao nước tự nhiên

Thành phần chính: sinh vật sản xuất: các loài thực vật thủy sinh; sinh vật tiêu thụ: cua, tôm, cá,… ; sinh vật phân giải: vi sinh vật, động vật đáy.

– Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu

– Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu

– Rắn ăn ếch nhái, châu chấu

– Gà ăn cây cỏ và châu chấu

– Cáo ăn thịt gà

Trả lời:

A. Nhóm các hệ sinh thái trên cạn, nhóm các hệ sinh thái nước mặn

B. Nhóm các hệ sinh thái nước mặn, nhóm các hệ sinh thái nước ngọt

C. Nhóm các hệ sinh thái nước ngọt, nhóm các hệ sinh thái trên cạn

D. Cả A, B và C

Trả lời:

Chọn đáp án D. Cả A, B và C

Giải thích: Dựa theo nội dung mục Em có biết? SGK trang 153.

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 56: Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã [Nâng Cao] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 56 trang 232: Hãy tìm một vài ví dụ tương tự về quan hệ hợp tác của các loài trong thiên nhiên.

Lời giải:

– Chim sáo kiếm mồi trên thân các loài thú móng guốc [ngựa vằn, lạc đà, trâu bò] sống ở đồng cỏ: chim tìm được thức ăn, còn thú ăn cỏ thoát khỏi các vật kí sinh trên da.

– Cá con làm vệ sinh cho cá lịch biển: cá con có nguồn thức ăn là các vật kí sinh, đôi khi nó còn chui vào miệng cá để tìm thức ăn thừa còn bám trên kẽ răng, cá lịch tuy là cá dữ nhưng chúng không hề ăn thịt những người bạn của mình.

Lời giải:

Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã:

– Quan hệ hỗ trợ: quan hệ hội sinh, quan hệ hợp tác, quan hệ cộng sinh.

– Quan hệ đối kháng: quan hệ ức chế – cảm nhiễm, quan hệ cạnh tranh giữa các loài và phân li ổ sinh thái, quan hệ con mồi – vật ăn thịt và vật chủ – vật kí sinh.

Lời giải:

Các mối quan hệ hỗ trợ:

– Quan hệ hội sinh: là quan hệ trong đó loài sống hội sinh có lợi, loài được hội sinh không có lợi nhưng cũng không bị hại. VD: Giun biển với các loài động vật khác [với 13 loài động vật nhỏ như cá bống, cua, giun nhiều tơ…] sống chung với nhau, giun biển chẳng mất gì, nhưng đem lại lợi ích cho loài sống chung với nó [chúng có chỗ ẩn nấp, kiếm thức ăn thừa và phân của chủ để sống].

– Quan hệ hợp tác: là quan hệ trong đó hai loài sống chung với nhau nhưng không bắt buộc, chúng đều mang lại lợi ích cho nhau. VD: Chim nhỏ kiếm mồi trên thân các loài thú móng guốc sống ở đồng cỏ.

– Quan hệ cộng sinh: là quan hệ trong đó hai loài bắt buộc phải sống với nhau, đều mang lợi ích cho nhau. VD: Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. Động vật nguyên sinh có enzim xenlulaza phân giải xenlulozơ thành đường để nuôi sống cả hai.

Các mối quan hệ đối kháng:

– Quan hệ ức chế – cảm nhiễm: là quan hệ trong đó một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài sống chung với nó. VD: Nhiều loài tảo biển khi nở hoa, gây ra thủy triều đỏ làm cho hàng loạt động vật không xương sống, cá, chim chết vì nhiễm độc trực tiếp hoặc gián tiếp.

– Quan hệ cạnh tranh giữa hai loài và sự phân li ổ sinh thái: hai loài chung nguồn sống thường cạnh tranh với nhau, trong đó cả hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau. VD: Cây trồng cạnh tranh với cỏ dại về chất dinh dưỡng và nơi ở.

– Quan hệ vật ăn thịt – con mồi: là quan hệ trong đó vật ăn thịt có lợi, con mồi bị hại. VD: Mèo rừng – thỏ rừng, hổ – nai.

– Quan hệ vật chủ – vật kí sinh: là quan hệ trong đó vật chủ bị hại, vật kí sinh có lợi. VD: dây tơ hồng trên tán cây trong rừng.

Lời giải:

Cạnh tranh là một trong những động lực chủ yếu của quá trình tiến hóa vì:

– Trong cạnh tranh, các loài có sự biến đổi về hình thái, các đặc tính sinh lí, sinh thái để chiến thắng hoặc tránh khỏi thua cuộc.

– Cạnh tranh thường xuyên xảy ra trong lịch sử tiến hóa của các loài, do đó chỉ những loài có ưu thế về các đặc điểm hình thái, sinh lí mới có thể tồn tại và phát triển hưng thịnh được.

A. Cộng sinh.

B. Cạnh tranh.

C. Kí sinh.

D. Hội sinh.

Lời giải:

Đáp án C

Tính mức giàu có [hay độ phong phú] của loài cá mương bằng công thức:

Độ phong phú – [ni/N].100

Trong đó: ni: số lượng cá thể của loài i nào đó

N: tổng số cá thể của cả 3 loài thu được

Tính kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt – thả lại theo một cách đơn giản của biểu thức của Seber [1982]:

Trong đó, N: số lượng cá thể của quần thể cần tính

               M: số cá thể được đánh dấu ở lần thu mẫu đầu tiên

               C: số cá thể bắt được ở lần lấy mẫu thứ 2

               R: số cá thể đã đánh dấu bị bắt lại ở lần thứ 2.

[Kết quả thí nghiệm dựa vào số liệu thực tế]

Video liên quan

Chủ Đề