Cơ cấu máy máy là cơ cấu biến đổi tự chuyển động nào thành chuyển động nào

C. Hoạt động luyện tập

1. Quan sát hình 10.4

2. Trả lời các câu hỏi sau:

Điền tên loại cơ cấu biến đổi chuyển động cho trong hình 10.3 vào các ô tương ứng với các sản phẩm cơ khí ở trên hình 10.4 vào bảng 10.1

Sản phẩmLoại cơ cấu ứng dụng
VamCơ cấu trục vít me - đai ốc
Ghế gấp 
Kích xe ô tô 
Cơ cấu đóng mở cánh cống 
Ê tô 

Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ cấu tay quay - con trượt và cơ cấu bánh răng - thanh răng


Sản phẩmLoại cơ cấu ứng dụng
VamCơ cấu trục vít me - đai ốc
Ghế gấpCơ cấu tay quay - thanh lắc
Kích xe ô tôCơ cấu trục vít me - đai ốc
Cơ cấu đóng mở cánh cốngCơ cấu tay quay - con trượt 
Ê tôCơ cấu trục vít me - đai ốc

Những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ cấu tay quay - con trượt và cơ cấu bánh răng - thanh răng là:

  • Giống nhau: Đều biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại
  • Khác nhau:
Tay quay - con trượtBánh răng - thanh răng
  • Sử dụng các khớp qiay và sự chuyển động phức tạp của thanh BC
  • Con trượt chỉ có thể chuyển động tịnh tiến qua lại
  • Sự dụng sự ăn khớp để truyền chuyển động
  • Thanh răng chỉ có thể chuyển động tịnh tiến thẳng mà không thể quay trở lại được
  • Việc chế tạo bánh răng - thanh răng cũng khó khăn hơn.


Bài 30: Biến đổi chuyển động

Tóm tắt lý thuyết

  • Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn có các dạng chuyển động khác nhau thì cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động

  • Các bộ phận của máy thường có dạng chuyển động không giống nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu [Chuyển động quay của máy].

  • Có hai dạng biến đổi chuyển động cơ bản là :

    • Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.

    • Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.

[Cơ cấu tay quay – con trượt]

a. Cấu tạo

  • Gồm các bộ phận chính

    • Tay quay

    • Thanh truyền

    • Con trượt

    • Giá đỡ

  • Con trượt và giá đỡ được nối ghép với nhau bằng khớp tịnh tiến, các chi tiết còn lại được nối ghép với nhau bằng khớp quay

b. Nguyên lí làm việc

  • Tay quay: Chuyển động quay

  • Con trượt: Chuyển động tịnh tiến

  • Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4 . Nhờ đó chuyển động quay của tay quay biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

  • Khi tay quay 1 và thanh truyền 2 cùng nằm trên một đường thẳng thì con trượt 3 đổi hướng chuyển động

c. Ứng dụng

  • Cơ cấu trên thường được dùng ở các máy khâu đạp chân; máy cưa gỗ; ôtô; máy hơi nước, các máy có động cơ đốt trong….

  • Ngoài ra còn có:

    • Cơ cấu bánh răng – thanh răng [ c/đ quay của bánh răng thành chuyển động tịnh tiến của thanh răng và ngược lại] dùng ở  máy nâng hạ mũi khoan,

    • Cơ cấu vít - đai ổc trên êtô và bàn ép

    • Cơ cấu cam cần tịnh tiến ở trong xe máy và ôtô…

2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

[Cơ cấu tay quay thanh lắc] 

a. Cấu tạo

  • Gồm các bộ phận chính

    • Tay quay

    • Thanh truyền

    • Thanh lắc

    • Giá đỡ

  • Các chi tiết đều được nối ghép với nhau bằng khớp quay

  • Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó

  • Khi tay quay 1 và thanh truyền 2 nằm trên một đường thẳng thì thanh lắc 3 đổi hướng chuyển động

b. Nguyên lí làm việc

  • Tay quay chuyển động, thanh lắc chuyển động lắc

c. Ứng dụng

  • Máy dệt

  • Máy khâu đạp chân

  • Xe tự đẩy

Bài tập minh họa

Nêu cấu tạo ,nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay- con trượt? 

Hướng dẫn giải

1 - Tay quay

2 - Thanh truyền

3 - Con trượt

4 - Giá đỡ

  • Nguyên lí làm việc:

    • Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4 .

    • Nhờ đó chuyển động quay của tay quay biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

  • Cơ cấu tay quay- con trượt được ứng dụng trong các máy và thiết bị như sau:

    • Cơ cấu pít tông – xi lanh trong Ôtô, xe máy

      • Máy khâu đạp chân

      • Thanh răng

      • Bánh răng

    • Ngoài ra còn có cơ cấu bánh răng - thanh răng và cơ cấu vít đai ố

Bài 2:

Nêu những điểm giống và khác nhau của cơ cấu tay quay-con trượt, bánh răng -thanh răng? 

Hướng dẫn giải

  • Giống : đều nhằm để biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại 

  • Khác nhau : Bánh răng - thanh răng có thể biến đổi chuyển động quay đều của bánh răng thành chuyển động tịnh tiến đều của thanh răng và ngược lại . 

  • Tay quay -con trượt : khi tay quay đều con trượt tịnh tiến không đều 

Bài 3:

Trình bày cấu tạo ,nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay - thanh lắc?

Hướng dẫn giải

  • Cấu tạo:

    • Tay quay,Thanh truyền,Thanh lắc,Giá đỡ

  • Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - thanh lắc :

    • Nếu tay quay là một khâu dẫn, khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.

Bài 4:

Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của các cơ cấu trên trong đồ dùng gia đình? 

Hướng dẫn giải

  • Trong quạt máy [có tuốc năng] ứng dụng cơ cấu tay quay – thanh lắc.

  • Trong bếp dầu [bộ phận điều chỉnh dây tim] có cơ cấu bánh răng – thanh răng

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Biến đổi chuyển động, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Trình bày được khái niệm biến dổi chuyển động.

  • Trình bày được vai trò của cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển  động tịnh tiến ; chuyển động quay thành chuyển  động lắc

  • Mô tả được cấu tạo của cơ cấu và trình bày được nguyên lý lám việc của hai loại cơ cấu trên.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 30. Biến đổi chuyển động [hay, chi tiết]

Câu 1: Các bộ phận trong máy có:

A. Duy nhất một dạng chuyển động

B. Có 2 dạng chuyển động

C. Có nhiều dạng chuyển động khác nhau

D. Đáp án khác

Hiển thị đáp án

Câu 2: Trong máy khâu, muốn may được vải thì kim máy phải chuyển động:

A. Thẳng lên xuống

B. Thẳng từ dưới lên theo một chiều

C. Thẳng từ trên xuống theo một chiều

D. Tròn

Hiển thị đáp án

Câu 3: Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần có mấy cơ cấu biến đổi chuyển đông?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Đó là cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại và cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại.

Câu 4: Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu:

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay

Hiển thị đáp án

Câu 5: Cấu tạo cơ cấu tay quay – con trượt gồm mấy bộ phận?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Đó là tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ.

Câu 6: Ứng dụng cơ cấu tay quay – con trượt dùng trong:

A. Máy khâu đạp chân

B. Máy cưa gỗ

C. Ô tô

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án

Câu 7: Cơ cấu tay quay – thanh lắc thuộc cơ cấu:

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

B. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

C. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay

Hiển thị đáp án

Câu 8: Cấu tạo cơ cấu tay quay – thanh lắc gồm mấy bộ phận?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Đó là tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ.

Câu 9: Ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc trong:

A. Máy dệt

B. Máy khâu đạp chân

C. Xe tự đẩy

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án

Câu 10: Trong cơ cấu tay quay – thanh lắc, khâu dẫn là cách gọi khác của:

A. Tay quay

B. Thanh truyền

C. Thanh lắc

D. Giá đỡ

Hiển thị đáp án

Câu 11: Cấu tạo của cơ cấu tay quay - thanh lắc không có bộ phận nào?

A. Tay quay

B. Con trượt

C. Thanh truyền

D. Giá đỡ

Hiển thị đáp án

Giải thích

Đáp án đúng: B

Giải thích: Cấu tạo của cơ cấu tay quay - thanh lắc:

+ Tay quay

+ Thanh truyền

+ Thanh lắc

+ Giá đỡ

Vậy cấu tạo của cơ cấu tay quay – thanh lắc không có chi tiết con trượt.

Câu 12: Cơ cấu tay quay - con trượt và cơ cấu tay quay - thanh lắc khác nhau ở :

A. Tay quay

B. Thanh truyền

C. Thanh lắc

D. Giá đỡ

Hiển thị đáp án

Giải thích

Đáp án đúng: C

Giải thích: Cơ cấu tay quay – con trượt không có thanh lắc.

Câu 13: Đặc điểm giống nhau của cơ cấu tay quay - con trượt , bánh răng - thanh răng ?

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động lắc

C. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

D. Không có đáp án đúng

Hiển thị đáp án

Giải thích

Đáp án đúng: C

Giải thích: Giống : đều nhằm để biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại

Câu 14: Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt là ?

A. Con trượt: Chuyển động tịnh tiến

B. Tay quay: Chuyển động quay

C. Tay quay: Chuyển động tịnh tiến

D. Đáp án A và B

Hiển thị đáp án

Giải thích

Đáp án đúng: D

Giải thích: Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt là:

+ Tay quay: Chuyển động quay

+ Con trượt: Chuyển động tịnh tiến

Câu 15: Cơ cấu tay quay thanh lắc thường được ứng dụng trong?

A. Máy dệt

B. Máy khâu đạp chân

C. Xe tự đẩy

D. Tất cả các ứng dụng trên

Hiển thị đáp án

Giải thích

Đáp án đúng: D

Giải thích: Cơ cấu tay quay thanh lắc dduwwocj dùng trong nhiều loại máy như: máy dệt, máy khâu, xe tự đẩy, …

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ 8 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 8 | Soạn Công nghệ lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Công nghệ lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-8.jsp

Video liên quan

Chủ Đề