Chuồng nuôi giúp bảo vệ môi trường sống như thế nào

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để học tốt môn Công nghệ 7 hơn.

Bài: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi

  • A. Lý thuyết & Nội dung bài học
    • I. Chuồng nuôi
    • II. Vệ sinh phòng bệnh
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

I. Chuồng nuôi

1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi

Chuồng nuôi là “nhà ở” của vật nuôi. Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau về vai trò của chuồng nuôi.

a] Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi.

b] Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh [như vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh.

c] Chuồng nuôi giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.

d] Chuồng giúp cho việc quản lý tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh được sự phá hoại môi trường của vật nuôi.

e] Tất cả những câu trên.

Trả lời: E.

2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh

a] Em hãy quan sát sơ đồ 10, rồi điền các từ thích hợp vào chỗ trống hoàn chỉnh các câu sau:

Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp [ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè]. Độ ẩm trong chuồng thích hợp [khoảng 60 – 75%]. Độ thông thoáng tốt nhưng không được có gió lùa. Độ chiếu sáng phải phù hợp với từng loại vật nuôi. Lượng khí độc trong chuồng [như khí amoniac, khí hydro sunphua] ít nhất.

b] Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh, khi xây dựng chuồng nuôi phải thực hiện đúng kĩ thuật về chọn địa điểm, hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che và bố trí các thiết bị khác trong chuồng

Một số chú ý:

- Hướng chuồng: hướng Nam hoặc Đông – Nam.

- Độ chiếu sáng phù hợp.

Để chuồng nuôi có nhiệt độ phù hợp với vật nuôi: Ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

II. Vệ sinh phòng bệnh

1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi

Phòng ngừa bệnh dịch xảy ra.

Bảo vệ sức khoẻ vật nuôi.

Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

2. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi

a] Vệ sinh môi trường sống vật nuôi

Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt được các yêu cầu:

- Khí hậu trong chuồng: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phải thích hợp.

- Xây dựng chuồng phù hợp.

- Thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh.

b] Vệ sinh thân thể cho vật nuôi

Đảm bảo chú ý đến vệ sinh thân thể cho vật nuôi. Tuỳ thuộc loại vật nuôi, tuỳ mùa mà cho vật nuôi tắm, chải, vận động hợp lí.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Vai trò của chuồng nuôi gồm:

A. Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết.

B. Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc mầm bệnh.

C. Nâng cao năng suất chăn nuôi.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Đáp án: D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Giải thích: [Vai trò của chuồng nuôi gồm:

- Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết.

- Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc mầm bệnh.

- Nâng cao năng suất chăn nuôi – SGK trang 116]

Câu 2: Có mấy vai trò của chuồng nuôi?

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

Đáp án: A. 5

Giải thích: Có 5 vai trò của chuồng nuôi gồm:

- Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết.

- Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc mầm bệnh.

- Thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.

- Quản lí tốt đàn vật nuôi .

- Nâng cao năng suất chăn nuôi – SGK trang 116

Câu 3: Một chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn, hợp vệ sinh phải có độ ẩm trong chuồng là bao nhiêu %?

A. 30 – 40% B. 60 – 75% C. 10 – 20% D. 35 – 50%

Đáp án: B. 60 – 75%

Giải thích: [Một chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn, hợp vệ sinh phải có độ ẩm trong chuồng là 60 – 75% – Sơ đồ 10 SGK trang 116]

Câu 4: Có mấy tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Đáp án: B. 5

Giải thích: [Có 5 tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh là:

- Nhiệt độ thích hợp

- Độ ẩm trong chuồng 60 – 75%

- Độ thông thoáng tốt

- Không khí ít độc

- Độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi – Sơ đồ 10 SGK trang 116]

Câu 5: Về các tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh, tiêu chuẩn nào dưới đây không đúng?

A. Độ ẩm trong chuồng 60 – 75%.

B. Độ thông thoáng tốt.

C. Độ chiếu sáng nhiều nhất.

D. Không khí ít độc.

Đáp án: C. Độ chiếu sáng nhiều nhất.

Giải thích: [Về các tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh, tiêu chuẩn không đúng là: Độ chiếu sáng nhiều nhất – Sơ đồ 10 SGK trang 116]

Câu 6: Hướng chuồng nên được đặt theo hướng nào?

A. Nam. B. Đông. C. Tây – Nam. D. Tây.

Đáp án: A. Nam.

Giải thích: [Hướng chuồng nên được đặt theo hướng Nam hoặc Đông – Nam – Hình 69 SGK trang 117]

Câu 7: Để có độ chiếu sáng phù hợp, chuồng có thể làm kiểu mấy dãy?

A. 3. B. 2. C. 1. D. Cả B và C đều đúng.

Đáp án: D. Cả B và C đều đúng.

Giải thích: [Để có độ chiếu sáng phù hợp, chuồng có thể làm kiểu 1 – 2 dãy – Hình 70, 71 SGK trang 117]

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi?

A. Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra.

B. Bảo vệ sức khỏe vật nuôi.

C. Quản lí tốt đàn vật nuôi.

D. Nâng cao năng suất chăn nuôi.

Đáp án: C. Quản lí tốt đàn vật nuôi.

Giải thích : [Phát biểu không đúng khi nói về vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi là: Quản lí tốt đàn vật nuôi – SGK trang 118]

Câu 9: Có mấy biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi?

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

Đáp án: D. 2

Giải thích: [Có 2 biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi là:

- Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi

- Vệ sinh thân thể cho vật nuôi – SGK trang 118]

Câu 10: Lượng khí Amoniac, hydro sunphua trong chuồng hợp vệ sinh phải đạt nồng độ là:

A. Ít nhất. B. 20% C. 15% D. 30%

Đáp án: A. Ít nhất.

Giải thích: [Lượng khí Amoniac, hydro sunphua trong chuồng hợp vệ sinh phải đạt nồng độ ít nhất – SGK trang 117]

Bài: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững các khái niệm về chuồng nuôi, tiêu chuẩn chuồng nuôi tiêu chuẩn, vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 7: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

  • Phát triển bền vững

Thứ tư, 29/12/2021 11:00 [GMT+7]

Chăn nuôi bền vững để bảo vệ môi trường

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi là sự ảnh hưởng không hề nhỏ đến môi trường, sức khỏe, đời sống của con người. Để chăn nuôi phát triển bền vững thì công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để.

Chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính

Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc cho thấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30-40 lần so với không khí bên ngoài.

Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao... Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh.

Ô nhiễm môi trường tại nhiều trang trại chăn nuôi. [Ảnh minh họa]

Vì vậy, WHO khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật [các mầm bệnh truyền nhiễm] là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như tiêu chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1...

Theo tính toán thì lượng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra [kg/con/ngày] là: Bò 10, trâu 15, lợn 2, gia cầm 0.2. Do vậy hàng năm, đàn vật nuôi Việt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn [phân khô, thức ăn thừa] và 25-30 triệu khối chất thải lỏng [phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại].

Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn [36,5 triệu tấn], 80% chất thải lỏng [20-24 triệu m3] xả thẳng ra môi trường, hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ước tính một tấn phân chuồng tươi với cách quản lý, sử dụng như hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO2 quy đổi thì với tổng khối chất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO2. Các nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên [biến đổi khí hậu toàn cầu], lớn hơn cả phần do giao thông vận tải gây ra.

Một số biện pháp nhằm xử lý môi trường trong chăn nuôi

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học được đánh giá là giải pháp hữu ích đối với chăn nuôi nông hộ. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại, sử dụng phân từ phụ phẩm khí sinh học thay thế phân bón hóa học.

Nhờ có công trình khí sinh học mà lượng lớn chất thải chăn nuôi trong nông hộ được xử lý góp phần làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần chú ý đến quy mô, diện tích trang trại để quyết định lựa chọn công nghệ hầm xây hoặc hầm nhựa hoặc hồ phủ bạt HDPE cho phù hợp.

Sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm. [Ảnh minh họa]

Hiện nay, người chăn nuôi đã sử dụng men vi sinh để xử lý ô nhiễm môi trường. Có một số loại men được sử dụng để trộn vào thức ăn, nước uống vừa làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, vừa giảm mùi hôi thối trong phân và nước tiểu hoặc có loại được dùng để phun, rắc vào nền chuồng hoặc nước thải để giảm ô nhiễm môi trường.

Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học: Nguyên liệu gồm mùn cưa, trấu, phoi bào trộn với men vi sinh để phân hủy phân, nước tiểu, giảm khí độc và mùi hôi chuồng nuôi tạo môi trường trong sạch, không ô nhiễm. Phương thức chăn nuôi này hiện đang được khuyến khích áp dụng đối với chăn nuôi gà. Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những kết quả tốt.

Nguyên liệu ủ phân gồm phế phụ phẩm trồng trọt, phân động vật để làm phân bón cho cho cây trồng. Phân sau khi ủ hảo khí trở lên tơi xốp và không có mùi hôi thối; Các loại vi sinh vật có gây bệnh bị tiêu tiệt bởi nhiệt độ đống ủ. Đây được coi là một trong những hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp hữu cơ.

Đây là công nghệ xử lý phân hiện đại dựa trên nguyên tắc “lưới lọc”. Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì các chất rắn được giữ lại, ép khô và ra ngoài để xử lý, còn lượng nước theo đường riêng chảy ra ngoài hoặc cho xuống bể khí sinh học để xử lý tiếp. Độ ẩm của phân khô có thể được điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. Máy ép có thể tách các tạp chất rất nhỏ trong chất thải chăn nuôi, tùy theo tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù hợp.

Quá trình xử lý này tuy đầu tư ban đầu tốn kém nhưng rất hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với các trang trại chăn nuôi lợn, trâu bò theo hướng công nghiệp hiện nay.

Một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi khác như: Xử lý nước thải sau biogas bằng hệ thống tưới; Xử lý chất thải chăn nuôi bằng biện pháp nuôi giun quế; Xử lý nước thải bằng biện pháp sục khí… cũng cho kết quả tốt và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Như vậy, để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái người chăn nuôi cần lựa chọn giải pháp xử lý môi trường phù hợp, góp phần làm giảm phát sinh dịch bệnh, nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi, trồng trọt và góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nguyễn Linh [T/h]

  • Hướng đi mới quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi
  • Phát triển chăn nuôi những tháng cuối năm
  • Phát triển bền vững thị trường chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm Tết

Bạn đang đọc bài viết Chăn nuôi bền vững để bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • chăn nuôi bền vững
  • bảo vệ môi trường
  • chăn nuôi
  • đời sống
  • nông thôn mới
  • chất thải chăn nuôi

Video liên quan

Chủ Đề