Tại sao chân chạm đất bị điện giật

  • Điện giật được chia làm hai loại: điện một pha giật và điện hai pha giật. – Điện một pha giật: người đứng trên đất, chạm vào một đường điện, điện lưu từ chỗ tiếp xúc qua cơ thể [chân] thông với mặt đất, cơ thể là chất dẫn điện. Nếu chân đi giày hoặc chân đi trên những vật cách điện thì sẽ không bị điện giật. Phần lớn các tai nạn điện giật thuộc loại này – Điện hai pha giật: hai chỗ trên cơ thể đồng thời chạm vào hai đường điện, điện lưu chạy từ chỗ dòng điện thấp đến chỗ dòng điện cao lan truyền ra toàn thân, tạo thành một mạch điện kín khiến con người bị điện giật.

    Ngoài ra còn có trường hợp người dẫm lên điện áp bị điện giật, có một sợi dây điện rơi xuống đất, địa điểm rơi của dây điện này tạo thành một vòng tròn, mặt đất trong vòng 20m có rất nhiều đường tròn đồng tâm, điện áp ở những vòng tròn này rất khác nhau. Khoảng cách với đường tròn tâm càng gần thì điện áp càng mạnh, và ngược lại, càng xa thì càng yếu. Khi có người bước vào vòng tròn trong khoảng 10m, khi hai chân bước [khoảng 0,8m] sẽ xuất hiện dòng điện áp, đây chính là dẫm vào vùng điện áp. Điện lưu từ chân bước vào vùng có dòng điện cao chạy sang chân ở cùng có điện áp thấp, thông qua cơ thể khiến con người bị co giật.

  • – Đấu sai các cực trên ổ cắm và thiết bị; – Dây nối đất không nối đúng vào cực trung tính trong ổ cắm mà nối vào cực dương, khiến chính dây trung tính đó trở nên dẫn điện. – Nắp đậy cầu chì, hộp cầu dao, đầu ra ở đui đèn hỏng hoặc mất; dùng dây dẫn trần; – Các dây cáp mềm bị hư hỏng do cọ xát vào các bề mặt sắc hoặc chạy ngầm dưới đất; – Sửa chữa tạm thời cáp mềm bằng băng cách điện. – Mắc đường điện công cộng không đủ tiêu chuẩn – Đồ dùng điện hỏng hoặc không đủ tiêu chuẩn – Lắp đặt đường điện không hoàn thiện – Không tuân thủ quy trình an toàn: khi cấp cứu người bị điện giật không dùng vật liệu cách điện ra mà dùng tay mà trực tiếp kéo người bị thương, khiến người cứu hộ cũng bị điện giật.

    – Sự cố ngoài ý muốn

  • – Một người bị điện giật hầu như không bị vết tích tổn thương bên ngoài hoặc có thể biểu hiện bằng những vết bỏng nặng. Thậm chí có người rơi vào tình trạng tim ngừng đập [tạm thời hoặc ngừng hẳn]. – Vết bỏng thường nặng nhất ở những điểm tiếp xúc với nguồn điện hay tiếp đất. Tay, gót chân và đầu là những điểm tiếp xúc thường gặp nhất. – Ngoài vết bỏng, người bị điện giật cũng có thể bị những tổn thương bên trong đặc biệt nếu người đó cảm thấy một trong các triệu chứng như: khó thở, đau ngực hay đau bụng. – Vết đau ở tay, chân hay sự biến dạng của một bộ phận nào đó trên cơ thể có thể là do xương bị gãy do bị điện giật.

    – Ở trẻ em, vết bỏng ở miệng do cắn dây điện thường xuất hiện trên môi. Khi đó, vùng này thường xuất hiện màu đỏ, ngăm đen hay chấm hồng.

  • Ngắt điện, hoặc nếu không thể thì cách ly nạn nhân khỏi dòng điện bằng cách sử dụng các vật dài, sạch, khô và không dẫn điện như thanh gỗ hoặc mẩu cao su dài, hoặc vải như áo Jacket. Đứng lên trên những vật liệu khô và không dẫn điện như gỗ khi làm việc này. Không sờ vào nạn nhân khi dòng điện chưa bị cắt. Nếu thấy nạn nhân đã ngừng thở, hãy làm hô hấp nhân tạo, sau đó gửi đi cấp cứu và gọi bác sỹ. Tiếp tục làm hô hấp nhân tạo cho đến khi có bác sỹ hoặc xe cấp cứu tới

  • – Đối với trẻ em dưới 12, hầu hết thương tổn là do dây điện gây ra. Hãy xem xét kĩ dây điện và dây nhánh. Thay dây bị đứt hoặc vỏ ngoài của dây bị rạn nứt:

    • Không để trẻ nghịch dây điện

    • Hạn chế sử dụng dây nhánh

    • Dùng lỗ cắm có vỏ bọc để bọn trẻ không tò mò nghịch lỗ cắm.

    – Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên, hầu hết các thương tổn về điện là do nghịch phá quanh hệ thống điện cao thế. Hãy khuyên bọn trẻ không nên trèo lên cột điện, chơi gần hệ thống trạm biến áp… – Đối với người lớn, những người phải tiếp xúc thường xuyên với điện nên kiểm tra chắc chắn rằng nguồn điện đã bị cắt trước khi làm việc với các hệ thống điện. Tránh sử dụng bất kì thiết bị điện nào gần nước. Cẩn thận khi đứng trong nước hay khi làm việc với điện.

    – Phải hết sức thận trọng khi ở ngoài trời trong những ngày mưa bão kèm theo sét. Bảo vệ bản thân tránh bị sét đánh bằng cách tìm một chỗ ẩn náu trong một căn nhà vững chắc hay cúi thấp mình và tránh xa cây hay các vật thể bằng kim loại nếu gặp phải ngoài trời.

  • Đăng nhập

    Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

    Zalo

    • Nóng

    • Mới

    • VIDEO

    • CHỦ ĐỀ

    Dòng điện xoay chiều [AC] thay đổi hướng thường xuyên; nó là dòng điện thường được cung cấp bởi công ty phân phối điện tại Mỹ và châu Âu. Dòng điện một chiều [DC] theo cùng một hướng hằng định; nó là dòng điện do pin cung cấp. Máy khử rung tim và máy chuyển nhịp tim thường dùng dòng điện DC. Làm thế nào AC ảnh hưởng đến cơ thể phụ thuộc phần lớn vào tần số. AC tần số thấp [từ 50 đến 60 Hz] được sử dụng trong các hộ gia đình ở Mỹ [60 Hz] và Châu Âu [50 Hz]. Vì AC tần số thấp gây ra sự co cơ kéo dài [tetany], có thể gây co quắp bàn tay vào nguồn điện và kéo dài thời gian tiếp xúc, nó có thể nguy hiểm hơn AC tần số cao và nguy hiểm hơn gấp 3 đến 5 lần so với DC cùng điện thế và cường độ dòng điện. Tiếp xúc với DC có thể gây ra co giật một lần, thường đánh bật người tiếp xúc ra khỏi nguồn điện.

    Tổn thương tổ chức do phơi nhiễm điện chủ yếu do chuyển đổi năng lượng điện thành nhiệt, dẫn đến tổn thương nhiệt. Lượng năng lượng nhiệt tán xạ bằng Ampe2× điện trở × thời gian; do đó, đối với bất kỳ dòng và thời gian nhất định nào, các tổ chức có điện trở cao nhất có xu hướng chịu nhiều tổn thương nhất. Điện trở của cơ thể [đo bằng Ohms/cm2] được tạo ra chủ yếu bởi da, bởi vì tất cả các mô bên trong [trừ xương] có điện trở không đáng kể. Độ dày da và độ khô tăng điện trở; da khô, sừng hóa tốt, còn nguyên vẹn có điện trở trung bình 20.000 đến 30.000 ohms/cm2. Đối với lòng bàn tay hoặc bàn chân, điện trở có thể từ 2 đến 3 triệu ohms/cm2; Ngược lại, da ẩm, da mỏng có điện trở khoảng 500 ohms/cm2. Điện trở đối với da bị thủng [ví dụ: vết cắt, mài mòn, chọc kim] hoặc màng niêm mạc ẩm [ví dụ: miệng, trực tràng, âm đạo] có thể thấp đến 200-300 ohms/cm2.

    Nếu điện trở của da cao, nhiều năng lượng điện có thể bị tiêu tan ở da, dẫn đến da bị bỏng nhưng tổn thương nội tạng ít hơn. Nếu điện trở của da thấp, da bị bỏng ít hơn hoặc không bị bỏng, và năng lượng điện được truyền đến các cấu trúc bên trong. Do đó, sự vắng mặt của các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán sự vắng mặt của tổn thương điện, và mức độ nghiêm trọng của các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán mức độ nghiêm trọng của tổn thương do điện.

    • Việc không có các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán được việc không có tổn thương do điện, và mức độ nghiêm trọng của các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán mức độ nghiêm trọng của tổn thương do điện.

    Tổn thương các tổ chức bên trong phụ thuộc vào điện trở của chúng cũng như cường độ dòng điện [dòng điện trên mỗi đơn vị diện tích, năng lượng tập trung khi dòng điện đi qua một khu vực nhỏ hơn]. Ví dụ, khi năng lượng điện đi trong cánh tay [chủ yếu là qua các mô có điện trở thấp, ví dụ như cơ, mạch, dây thần kinh], mật độ dòng chảy tăng tại các khớp bởi vì một tỷ lệ đáng kể diện tích cắt ngang của khớp bao gồm các mô có điện trở cao hơn ví dụ, xương, gân], làm giảm diện tích mô có điện trở thấp; do đó, tổn thương cho các mô có điện trở thấp có xu hướng nghiêm trọng nhất ở khớp.

    Video liên quan

    Chủ Đề