Nên hấp tóc bao lâu một lần

Tìm hiểu về hấp dầu


Hấp dầu là một biện pháp chăm sóc, giúp tóc thoát khỏi tình trạng khô xơ, mất nước, đồng thời cung cấp độ ẩm và những chất dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, nó không chỉ giúp tóc của bạn thoát khỏi tình trạng khô xơ, chẻ ngọn, mà còn làm cho tóc trở nên bóng mượt, giàu sức sống.


Có hai kiểu hấp dầu là hấp nóng và hấp lạnh. Hấp nóng là kiểu phổ biến hơn, giúp nuôi dưỡng tóc nhưng cũng có thể làm tổn thương tóc do nhiệt độ cao. Vì vậy, khi tóc bị khô xơ và tổn thương nghiêm trọng, các bạn nên áp dụng kiểu thứ hai là hấp lạnh. Kiểu này có tác dụng chữa trị khô xơ, diệt khuẩn và cung cấp thêm oxy cho tóc.


Hấp tóc thường được thực hiện tại các spa, tiệm chăm sóc tóc, làm đẹp… Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự thực hiện ở nhà đấy nhé!



Khi nào cần hấp dầu?


Tóc của chúng ta thường bị khô xơ, gãy ngọn do ảnh hưởng của ánh nắng, bụi bẩn, sức nóng của các loại máy làm tóc, các hóa chất khi uốn, duỗi, nhuộm tóc… Vì thế, đây là lúc bạn cần đến hấp dầu cho tóc. Nó sẽ giúp cân bằng độ ẩm, giảm khô xơ, gãy ngọn, nhất là đối với những người thường xuyên uốn, nhuộm, tạo kiểu tóc…


Tuy nhiên, bạn cũng không nên hấp tóc quá nhiều. Điều này có thể khiến cho tóc dễ bị bết, bắt bụi và gây phản tác dụng. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên hấp dầu 2 lần/tháng đối với tóc thường và 1 lần/tuần đối với tóc bị hư hại do uốn nhuộm, hóa chất, tia cực tím…


Cách tự hấp tóc tại nhà


Sau khi gội sạch tóc, các bạn dùng khăn mềm để thấm bớt nước rồi thoa đều dầu ủ lên tóc. Tiếp đó, bạn hãy xoắn tóc thành lọn, gài cố định trên đầu rồi bọc tóc lại bằng nilon và dùng khăn cố định bên ngoài. Cuối cùng, bạn chỉ cần gội lại thật sạch sau 30 phút.


Lưu ý: nếu muốn hấp nóng, bạn có thể sử dụng máy sấy ở nhiệt độ cao và sấy tới khi chiếc khăn bên ngoài nóng lên. Tuy nhiên, không nên sấy quá lâu ở nhiệt độ quá cao vì nó có thể làm tổn thương tóc của chúng mình đấy nhé!




Những lưu ý khi hấp dầu


- Bạn cần chú ý chọn cách hấp dầu phù hợp với tóc của mình. Với tóc thường, bạn có thể hấp nóng, nhưng nếu tóc đã khô xơ nghiêm trọng thì nên chọn giải pháp hấp lạnh để tóc được bảo vệ và nuôi dưỡng an toàn.


- Khi dùng các sản phẩm hấp tóc, nhất là với những người có mái tóc yếu và da đầu nhạy cảm, hãy chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín, có các thành phần phù hợp với tóc và da đầu của mình.


- Không nên dùng dầu xả trước khi hấp dầu vì nó sẽ làm giảm hiệu quả của quá trình này.


- Tránh thoa các sản phẩm hấp dầu lên da đầu. Lý do là vì nó sẽ làm cho tóc bạn dễ bị nhờn và rít hơn nhiều đấy!


- Cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của sản phẩm hấp tóc để có thể áp dụng đúng và đạt hiệu quả cao nhất.


- Nếu bạn có ý định duỗi hay nhuộm tóc thì đừng nên hấp dầu trước đó vì nó sẽ làm các biểu bì tóc “đóng cửa”, khiến cho tóc khó hấp thu thuốc duỗi, nhuộm hơn đó!



[Click vào hình để xem chi tiết]

Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe nói về hấp dầu và công dụng tuyệt vời của liệu pháp này. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cách chăm sóc tóc sau khi hấp dầu. Hôm nay, chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “hấp dầu bao lâu thì gội đầu?” và những lưu ý khi sử dụng phương pháp này bạn nhé!

Trước khi tìm hiểu “hấp dầu bao lâu thì gội đầu”, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về quy trình hấp dầu tóc bạn nhé!

Quy trình hấp dầu tóc tại salon

Quy trình hấp dầu cơ bản cho tóc ở salon bao gồm:

Bước 1: Gội sạch da đầu và tóc bằng dầu gội

Bước 2: Thoa dầu dưỡng, dầu hấp tóc lên mái tóc của bạn.

Bước 3: Sử dụng máy hấp dầu tóc chuyên dụng.

Bước 4: Xả lại tóc bằng nước sạch.

Nói ngắn gọn, hấp dầu là quá trình dưỡng tóc bằng cách sử dụng nhiệt độ và độ ẩm từ hơi nước kết hợp với dầu dưỡng. Vì thế mà tác dụng chính của việc hấp dầu đối với mái tóc là:

  • Kích thích mở nang tóc, lớp biểu bì trên thân tóc để các dưỡng chất có trong dầu xả, dầu dưỡng thấm sâu vào sợi tóc hơn.
  • Giúp tóc tăng cường hấp thụ độ ẩm và chất dinh dưỡng từ dầu dưỡng.
  • Kích thích quá trình lưu thông máu của da đầu.
  • Làm sạch tóc và da đầu, hỗ trợ hấp thu các loại thuốc tạo kiểu tóc dễ thực hiện và có hiệu quả cao hơn.
  • Góp phần giúp cho mái tóc mềm mại, khỏe hơn, kích thích tóc mọc dài và dày hơn.

Tùy vào từng phương pháp hấp tóc khác nhau mà câu trả lời cho “hấp dầu bao lâu thì gội đầu?” khác nhau. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 2 phương pháp hấp tóc trên thị trường hiện nay.

Hấp nóng hay còn gọi là hấp dưỡng tóc là phương pháp hỗ trợ phục hồi tóc nhanh chóng và chỉ thích hợp cho các bạn gái có mái tóc ít hư tổn.

Hấp nóng là phương pháp hấp dầu được các salon làm tóc áp dụng

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là sử dụng nhiệt độ và độ ẩm từ hơi nước để giúp tóc bạn hấp thụ chất từ dầu dưỡng và dầu hấp tóc tốt hơn.

Hấp lạnh hay còn gọi là ủ tóc là cách chăm sóc tóc bạn có thể tự thực hiện tại nhà, thích hợp cho tất cả các bạn, nhất là những bạn có mái tóc đang bị hư tổn nặng.

Phương pháp này là cách dưỡng tóc chỉ sử dụng dầu dưỡng thoa trực tiếp lên tóc rồi ủ tóc lại bằng khăn hoặc mũ trùm chứ không sử dụng nhiệt độ.

“Hấp dầu bao lâu thì gội đầu?” chắc hẳn là câu hỏi của hầu hết những bạn lần đầu sử dụng phương pháp chăm sóc tóc này.

Trên thực tế, bạn nên gội sạch tóc và da đầu trước khi hấp dầu để sợi tóc của bạn có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, bạn nên xả lại tóc bằng nước sạch sau khi hấp dầu xong để tránh tình trạng bết dính, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.

Bên cạnh đó, câu trả lời cho “sau khi hấp dầu bao lâu thì gội đầu?” là bạn nên để sau 2 đến 3 ngày hẳn làm sạch tóc bằng dầu gội lại. Sau khi gội đầu, bạn cũng nên sử dụng thêm dầu xả cho tóc để tóc mượt mà hơn.

Hấp dầu bao lâu thì gội đầu?

Sau khi trả lời cho câu hỏi “hấp dầu bao lâu thì gội đầu?”, chúng ta hãy tìm hiểu thêm một số lưu ý khi sử dụng phương pháp chăm sóc tóc này nhé!

  • Gội sạch tóc và da đầu trước khi hấp tóc để giúp dưỡng chất từ dầu dưỡng, dầu hấp tóc thẩm thấu tốt và nhanh hơn vào tóc.
  • Không nên sử dụng dầu xả trước khi hấp dầu.
  • Không thoa dầu hấp tóc hấp dầu lên da đầu để tránh tình trạng nhờn, rít của tóc và da đầu bạn trầm trọng hơn.
  • Nếu muốn thực hiện hấp dầu tại nhà, bạn cần lựa chọn những sản phẩm có uy tín, chất lượng, phù hợp với tóc của mình và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bên cạnh đó, thực hiện đúng quy trình hấp dầu của sản phẩm bạn sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Khi tự hấp lạnh tại nhà, bạn vẫn có thể sử dụng khăn đã được làm nóng để các dưỡng chất hấp thu nhanh hơn.
  • Sau khi xả tóc sạch lại, bạn nên dùng khăn thấm bớt nước của mái tóc và để khô tự nhiên. Hạn chế dùng máy sấy làm khô tóc để tóc phục hồi tốt hơn.
  • Không nên hấp dầu trước khi duỗi hoặc nhuộm tóc mà nên thực hiện sau khi đã tạo kiểu cho tóc. Khi đó, dưỡng chất từ dầu hấp tóc có thể giảm được tác hại do hóa chất tạo kiểu tóc gây ra.

Tùy vào các phương pháp và sức khỏe tóc của bạn mà thời gian hấp dầu khác nhau:

  • Hấp lạnh tại nhà: 5 – 10 phút [theo hướng dẫn của sản phẩm].
  • Hấp nóng tại salon: 10 – 20 phút cho tóc ít khô và ít hư tổn; 20 – 30 phút cho tóc hư tổn nặng.
  • Nếu tóc bạn khỏe mạnh: tối đa bạn nên hấp dầu 1 – 2 tháng 1 lần.
  • Nếu tóc bạn đang cần được phục hồi: bạn nên hấp dầu từ 7 đến 10 ngày 1 lần.

Lưu ý: Không lạm dụng phương pháp hấp dầu, tránh khiến tóc bết dính, bám bụi bẩn và tạo môi trường sinh sôi cho vi khuẩn. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ đúng thời gian hấp dầu của từng loại sản phẩm và phương pháp hấp để tóc không bị hư tổn nặng hơn.

Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ được các phương pháp hấp dầu, quy trình hấp tóc cũng như giải đáp được thắc mắc hấp dầu bao lâu thì gội đầu và những lưu ý khi sử dụng biện pháp chăm sóc tóc này. Chúc bạn thành công và luôn xinh đẹp!

Xem thêm:

  • Sau khi hấp dầu tóc có thẳng không?
  • Có nên hấp dầu sau khi uốn tóc không?

Video liên quan

Chủ Đề