Chủ tịch nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đương nhiệm là ai?

 Bộ máy nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào bao gồm hệ thống các cơ quan nhà nước khác nhau về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu tổ chức. Quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Quốc hội là cơ quan đại diện quyền lợi, lợi ích của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, giải quyết các vấn đề quan trọng của quốc gia và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm. Thành viên của Quốc hội là công dân Lào được bầu theo quy định của pháp luật. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.

Trong trường hợp chiến tranh hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định kéo dài nhiệm kỳ. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá sáu tháng.

Quốc hội có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cơ bản được quy định trong Điều 53 Hiến pháp Lào năm 2015.

Quốc hội khoá VIII [2016-2020] do nữ đồng chí Pa-ny Ya-tho-tu làm Chủ tịch.

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Ủy ban Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

* Ủy ban thường vụ Quốc hội

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Là cơ quan thực hiện nhiệm vụ thay mặt Quốc hội khi Quốc hội không họp.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bao gồm một số Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên.

Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có các quyền và nhiệm vụ  được quy định tại Điều 56 Hiến pháp Lào năm 2015.

* Đại biểu Quốc hội

Các thành viên của Quốc hội có quyền chất vấn Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Người bị chất vấn phải có văn bản gửi Quốc hội.

Không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Nhà nước Lào là Nhà nước dân chủ nhân dân, của dân, do dân, vì dân, bao gồm các tầng lớp trong xã hội, trong đó công nhân, nông dân và trí thức là lực lượng nòng cốt. Nhà nước bảo vệ quyền tự do và quyền dân chủ của người dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về đối nội và đối ngoại. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo độc lập, chủ quyền, ổn định và toàn vẹn lãnh thổ.

Chủ tịch nước được Quốc hội bầu với hơn 2/3 số thành viên Quốc hội tán thành.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Chủ tịch nước nắm giữ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Chủ tịch nước có một Văn phòng giúp việc.

Chủ tịch nước có thể có Phó Chủ tịch do Quốc hội bầu với số phiếu tán thành hơn 2/3 số đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp. Phó Chủ tịch thực hiện tất cả các nhiệm vụ được Chủ tịch nước giao và thay mặt Chủ tịch nếu Chủ tịch có nhiệm vụ khác. Trong trường hợp Chủ tịch không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, Phó Chủ tịch sẽ thi hành nhiệm vụ này cho đến khi Quốc hội bầu một Chủ tịch nước mới.

Quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch nước quy định tại Điều 68 Hiến pháp 2015.

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước và thống nhất trên toàn quốc. Chính phủ quản lý thống nhất việc thực hiện nhiệm vụ công trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, an ninh-quốc phòng, ngoại giao, văn hoá-xã hội, giáo dục đào tạo, y tế… Chính phủ có nghĩa vụ thực hiện theo Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định và Sắc lệnh của Chủ tịch nước.

Chính phủ bao gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với nhiệm kỳ công tác theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chủ tịch nước.

Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 70 Hiến pháp Lào năm 2015.

Chính phủ bao gồm Thủ tướng chính phủ, Phó Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

* Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ và đại diện cho Chính phủ lãnh đạo, giám sát các hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương; Bổ nhiệm, luân chuyển, cách chức Thứ trưởng, Phó cục trưởng, Vụ trưởng, và chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch tỉnh, Đô trưởng thành phố trực thuộc trung ương sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua; đề xuất việc nâng bậc, hạ bậc cấp tướng; phong cấp hoặc hạ cấp đại tá trong lực lượng quốc phòng và an ninh.

* Phó Thủ tướng Chính phủ

Phó Thủ tướng Chính phủ giúp việc cho Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ có thể chỉ định một Phó Thủ tướng đặc biệt để thực hiện công việc của Thủ tướng trong thời gian vắng mặt.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; giám sát, theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Quốc hội có thể bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ hoặc bất kỳ thành viên nào của Chính phủ nếu Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc một phần tư tổng số thành viên của Quốc hội đề nghị.

* Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích nhân dân các bộ tộc Lào, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện vai trò xem xét việc thông qua các văn bản pháp luật quan trọng, giải quyết các vấn đề cơ sở địa phương và theo dõi, kiểm tra hoạt động của các cơ quan chính quyền tại địa phương.

Hội đồng nhân dân bao gồm ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, bản. Quốc hội có thể quyết định thành lập Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp bản.

Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

* Ủy ban chính quyền

Ủy ban chính quyền là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương; chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Hội đồng nhân dân.

Đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh là chủ tịch tỉnh, Thủ đô là Đô trưởng, cấp huyện là chủ tịch huyện, thành phố là Thành trưởng, thị xã là Thị trưởng, cấp bản là Trưởng bản.

Phó Chủ tịch tỉnh giúp việc cho Chủ tịch tỉnh; Phó Đô trưởng giúp việc cho Đô trưởng; Phó chủ tịch huyện giúp việc cho Chủ tịch huyện; Phó Thành trưởng giúp việc cho Thành trưởng; Phó thị trưởng giúp việc cho Thị trưởng.

Chủ tịch tỉnh, Đô trưởng, Chủ tịch huyện, Thành trưởng, Thị trưởng không thể giữ chức vụ trong hơn 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Toà án nhân dân Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào bao gồm Toà án nhân dân tối cao, Toà án địa phương và Toà án quân sự. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án khác có thể được thành lập theo quyết định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

* Tòa án nhân dân tối cao

Toà án nhân dân tối cao là cơ quan tư pháp cao nhất của Cộng hoà Nhân dân Lào.

Toà án nhân dân tối cao xem xét bản án, quyết định của Toà án nhân dân các cấp và Toà án quân sự.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm.

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án và thẩm phán tòa án nhân dân các cấp do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

  1. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc tôn trọng, cưỡng chế thi hành luật trong phạm vi cả nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Viện kiểm sát nhân dân bao gồm Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo hoạt động viện kiểm sát nhân dân các cấp.

Phó Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Viện trưởng, Phó viện trưởng nhân dân các cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Trong quá trình tố tụng, Công tố viên của cơ quan truy tố chỉ thực hiện theo pháp luật và lệnh của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân.

 Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Kiểm toán nhà nước bao gồm có cơ quan kiểm toán trung ương và cơ quan thanh tra địa phương.

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định.

Chủ tịch Cơ quan Kiểm toán nhà nước trực tiếp chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo trước Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội về hoạt động Kiểm toán nhà nước.

Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Chủ tịch cơ quan Kiểm toán nhà nước theo đề nghị của Chủ tịch Kiểm toán nhà nước.

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Công hòa nhân chủ nhân dân Lào

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp đồng chí Khemmani Pholsena, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lào

Bày tỏ vui mừng gặp đồng chí Khemmani Pholsena thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị mới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, chuyến thăm là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong "Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2022" nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam và Lào, góp phần tăng cường hợp tác truyền thống tốt đẹp giữa hai Văn phòng Chủ tịch nước.

Chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu quan trọng và toàn diện mà nhân dân Lào anh em đạt được thời gian qua, Chủ tịch nước tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đất nước Lào sẽ vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, cũng như Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ IX, xây dựng nước Lào độc lập, tự chủ, phồn vinh.

Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam luôn bên cạnh đất nước Lào anh em và cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào giữ gìn, bảo vệ, vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước ngày càng phát triển.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước khẳng định ủng hộ sự hợp tác giữa hai Văn phòng Chủ tịch nước và đề nghị hai cơ quan cùng nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp vun đắp cho tình hữu nghị Việt-Lào. Hai Văn phòng Chủ tịch nước cần tăng cường hợp tác, chia sẻ với nhiều nội dung, hoạt động thiết thực, để nâng cao chất lượng tổng hợp, tham mưu cho Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của hai Đảng, hai Nhà nước.

Chủ tịch Văn phòng Chủ tịch nước Lào Khemmani Pholsena trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Lào tới Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Đồng chí Khemmani Pholsena trân trọng bày tỏ cảm ơn sâu sắc Đảng, Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam thời gian qua luôn chia sẻ và dành quan tâm, hỗ trợ Đảng, Nhà nước Lào và Văn phòng Chủ tịch nước Lào; mong muốn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho sự hợp tác của hai Văn phòng Chủ tịch nước ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả...


Video liên quan

Chủ Đề