Chủ tịch nguyễn thị kim ngân quê ở đâu

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

[Thanhuytphcm.vn] - Cuối chiều 22/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Lễ trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, trao quyết định nghỉ hưu đối với các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII không tái cử khóa XIII ở Quốc hội và trao Huân chương đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương khóa XIV không tái cử khóa XV.

Buổi lễ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức. Cùng dự lễ có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Quốc hội.

Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng tặng nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng. Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã vinh dự được trao Huân chương Độc lập hạng Nhất; 15 đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương khóa XIV không tái cử khóa XV được nhận Huân chương Độc lập các hạng Nhì, Ba.

Quyết định nghỉ hưu đã được Chủ tịch Quốc hội trao cho nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng; nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình; nguyên Trưởng ban Công tác đại biểu, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trần Văn Túy; nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến.

Cảm ơn Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội đã tổ chức buổi lễ trang trọng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, các đồng chí được nhận quyết định hôm nay dù ở các cương vị công tác khác nhau nhưng đều đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, xứng đáng là người đảng viên, người đại biểu của Nhân dân; và sẽ luôn sẵn sàng đóng góp xây dựng Quốc hội ngày càng dân chủ, pháp quyền và ngày càng vững mạnh hơn trong thời gian tới.

Gửi lời chúc mừng đến các đồng chí nguyên lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII không tái cử ở Quốc hội và các đồng chí đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương khóa XIV không tái cử khóa XV đã hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách được giao, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kế thừa và phát huy truyền thống 75 năm Quốc hội Việt Nam, Quốc hội khóa XIV đã liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, mang lại những kết quả, thành công rất tốt đẹp, đáng tự hào, để lại dấu ấn đậm nét trên nhiều phương diện, được cử tri và Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài ghi nhận, đồng tình và đánh giá cao.

Dù hoạt động trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là vào cuối nhiệm kỳ khi dịch Covid- 19 xuất hiện, tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống của Nhân dân nhưng dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng, sự quan tâm tin tưởng của cử tri và Nhân dân cả nước, Quốc hội khóa XIV đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng nỗ lực, chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan thực hiện tốt chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và công tác ngoại giao nghị viện.

Những thành tựu của Quốc hội khóa XIV đã tạo nên những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, góp phần tô đậm những thành tựu của 35 năm đổi mới đất nước. Nhiều đổi mới cải tiến đã được triển khai áp dụng, phát huy tính hiệu quả, khả thi và để lại nhiều kinh nghiệm quý, bài học hay để Quốc hội khóa XV và các khóa sau tiếp tục kế thừa và phát huy.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong những thành công nổi bật của Quốc hội khóa XIV đều ghi đậm dấu ấn của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng. Từ việc ban hành các bộ luật và luật quan trọng, phê chuẩn các điều ước quốc tế, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến những quyết sách có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng ta về giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, công tác dân tộc, bình đẳng giới cho đến công tác đối ngoại của Quốc hội. Đặc biệt, Năm Chủ tịch AIPA 2020 và Đại hội đồng AIPA-41 được tổ chức rất thành công, có nhiều sáng kiến được nghị viện các nước đánh giá cao...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng chúc mừng các Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII thuộc khối các cơ quan của Quốc hội đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, được nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước và các đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương khóa XIV không tái cử được trao tặng các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Sự kiện hôm nay thể hiện sự ghi nhận, tôn vinh của Đảng và Nhà nước với quá trình cống hiến, sự đóng góp quý báu của các đồng chí, đồng thời góp phần phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, trân trọng quá khứ và ghi nhận công lao của lớp người đi trước, là yếu tố quan trọng quyết định để tạo lập nên những giá trị bền vững cho tương lai.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn các đồng chí tiếp tục quan tâm, góp ý, chia sẻ kinh nghiệm, cống hiến trí tuệ cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Vân Thanh

Tin liên quan

Nguyễn Thị Kim Ngân, nữ chủ tịch quốc hội đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam. Với tài năng và cương quyết của mình bà đã để lại nhiều dấu ấn trong chính trường Việt Nam. Người Nổi Tiếng 24h cập nhật thông tin tiểu sử bà Nguyễn Thị Kim Ngân mới nhất, đầy đủ và chính xác nhất

I. Tiểu sử bà Nguyễn Thị Kim Ngân

1. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là ai?

Nguyễn Thị Kim Ngân là một chính trị gia người Việt Nam. Bà là Chủ tịch Quốc hội thứ 8 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam. Bà Kim Ngân là nữ chính khách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam giữ các chức vụ này. Bà còn là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV [2016-2021] thuộc đoàn đại biểu quốc hội thành phố Cần Thơ.

Bà Kim Ngân từng là Phó Chủ tịch Quốc hội [2011-2016], Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội [2007-2011], Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương [2002-2006], Thứ trưởng Bộ Tài chính, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bến Tre [1991-1998]. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, bà từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.

Bà Kim Ngân thuộc dân tộc: Kinh.
Tôn giáo: Không.

2. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm bao nhiêu? Năm nay bao nhiêu tuổi?

Nguyễn Thị Kim Ngân sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954, tuổi Giáp Ngọ, mệnh Kim. Năm nay bà Nguyễn Thị Kim Ngân 67 tuổi [2021].

3. Nguyễn Thị Kim Ngân quê ở đâu?

Nguyễn Thi Kim Ngân quê quán tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Chỗ ở hiện nay của bà Kim Ngân tại Nhà A3, Ngõ 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

4. Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Mẹ của bà Nguyễn Thị Kim Ngân có tên là Nguyễn Thị Sang [mất năm 2006], tên thường gọi là Má Sáu. Trước năm 1975, Cha và mẹ của bà Kim Ngân đều hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Cha của bà Nguyễn Thị Kim Ngân thoát ly sớm để hoạt động cách mạng nên bà được mẹ nuôi dưỡng.

Bà có hai người con trai là Nguyễn Đức Phương hiện là kỹ sư xây dựng. Người em của Phương là Nguyễn Thành Phong, một phóng viên của TTVH.

II. Tiểu sử sự nghiệp bà Nguyễn Thị Kim Ngân

1. Học vấn bà Nguyễn Thị Kim Ngân

– Năm 1973, bà Kim Ngân theo học Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, tuy nhiên việc học của bà bị gián đoạn khi chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam kiểm soát toàn bộ miền Nam.

– Sau đó bà theo học chương trình Đại học Tài chính nay là Học viện tài chính, Bà Kim Ngân học đến học vị Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng.

– Trình độ được đào tạo bà Nguyễn Thị Kim Ngân:

+ Giáo dục phổ thông: 12/12.

+ Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân chuyên ngành tài chính- ngân sách nhà nước trường học viện tài chính.

+ Học hàm, học vị: Thạc sĩ kinh tế tại học viện tài chính.

+ Lý luận Chính trị: Cử nhân chính trị.

+ Ngoại ngữ: Tiếng Anh C.

2. Sự nghiệp, quá trình công tác của bà Nguyễn Thị Kim Ngân

– Từ tháng 8/1975 – 02/1976: Bà Kim ngân làm nhân viên Văn phòng tại Ban Kinh tài Khu 8.

– Từ 3/1976 – 7/1978, Sau khi Việt Nam thống nhất, khu 8 giải thể, bà chuyển về làm tại văn phòng Ty tài chính Bến Tre [sau này là sở tài chính tỉnh Bến Tre].

– Từ 8/1978 – 6/1983, bà là Cán bộ Phòng Tài vụ- Thu quốc doanh, sau đó là Phó phòng Tài vụ- Thu quốc doanh [bổ nhiệm 6/1983].

– Từ 7/1983 – 4/1987, bà Nguyễn Thị Kim Ngân giữ chức vụ Phó phòng Tổ chức- Hành chính- Tổng hợp.

– Từ 5/1987 – 9/1990, bà Kim Ngân giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan, Phó Giám đốc Sở Tài chính- Vật giá.

– Từ 10/1990 – 9/1991, bà là Ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy Liên cơ, Bí thư Đảng ủy, Quyền Giám đốc Sở Tài chính- Vật giá, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn lao động tỉnh Bến Tre.

– Từ 10/1991 – 3/1995, bà Nguyễn Thị Kim Ngân giữ các chức vụ là Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính- Vật giá, Ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy Liên cơ, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn lao động tỉnh Bến Tre.

– Từ 4/1995 – 3/2001, Bà được điều về trung ương nhận chức Thứ trưởng Bộ Tài chính; Ủy viên Ban cán sự Đảng: Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ [từ 1996 đến 2002], Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Khối cơ quan kinh tế Trung ương [từ 1996-2002].

– Từ 9/2002 – 2/2006, bà là Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa IX, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương. Bà Kim Ngân là phụ nữ duy nhất trong cả nước vào thời điểm đó giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, và cũng là người phụ nữ duy nhất nắm quyền điều hành cao nhất của tỉnh Hải Dương kể từ trước đến nay.

– Từ 3/2006 – 4/2006, bà được điều về lại giữ chức thứ trưởng Bộ Tài Chính.

– Từ 5/2006 – 7/2007, bà Kim Ngân được bầu làm Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa X, Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Thương mại.

– Từ tháng 5/2007 – 2011, Bà được đề cử và được phê chuẩn vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và giữ chức vụ này cho đến tháng 7 năm 2011. Bà được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XII. Trong những năm bà Kim Ngân làm Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bà Kim Ngân để lại dấu ấn khi giải cứu các lao động Việt Nam tại Lybia vào năm 2011.

– Từ 07/2011 – 5/2013, Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII bà được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN, Bí thư Trung ương Đảng khóa XI.

– Từ 5/2013 – 01/2016, bà tiếp tục giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN.

– Ngày 31/3/2016 đến 3/2021, Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Bà trở thành nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ các cương vị này, đồng thời cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức.
Trợ lý bà Nguyễn Thị Kim Ngân là ông Lê Minh Thông, phó giáo sư, tiến sĩ luật, cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá 13.

– Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng là nữ duy nhất trong tứ trụ Việt Nam bao gồm Tổng bí thư, kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tước Nguyễn Xuân Phúc.

– Ngày 30/3/2021, Quốc hội đã phê chuẩn việc miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Ngân đối với chức vụ chủ tịch quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín với 429/449 phiếu tán thành [chiếm 89,38%].

– Từ tháng 4/2021 đến nay bà Nguyễn Thị Kim Ngân về hưu theo chế độ nhà nước.

– Bà Nguyễn Thị Kim Ngân bây giờ đã nghỉ hưu theo chế độ nhà nước. Hiện bà Nguyễn Thị Kim Ngân đang ở Nhà A3, Ngõ 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó bà còn có hộ khẩu thường trú tại Tp. HCM.

– Sau khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân bị miễn nhiệm chức vụ chủ tịch quốc hội thì ông Vương Đình Huệ được phê chuẩn bầu kế tiếp bà giữ chức chủ tịch quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

3. Dấu ấn của bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Trong suốt quá trình phấn đấu công tác trải qua nhiều ban bộ ngành của cấp tỉnh đến trung ương, bà Nguyễn Thị Kim Ngân để lại nhiều dấu ấn to lớn, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Củng cố chuyên môn từng vị trí, ban ngành các cấp mà bà từng trải qua.

Khi đang giữ chức vụ chủ tịch quốc hội bà Kim Ngân thường xuyên thăm hỏi giá đình nguyên là lãnh đạo nhà nước. Như dâng hương tưởng nhớ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại nhà riêng. Nguyên Chủ tịch Quốc hội cũng đã tới dâng hương tưởng nhớ cố Thủ tướng Phan Văn Khải; dâng hương tưởng nhớ cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng – tương đương Thủ tướng Chính phủ ngày nay. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã dâng hưởng tưởng nhớ Cố Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ – Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa VII.

Dâng hương Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh và dâng hương tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Tại đây, Chủ tịch Quốc hội đã trò chuyện với phu nhân cố Tổng Bí thư – bà Ngô Thị Huệ năm nay 103 tuổi.

III. Khen thưởng bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Trong quá trình công tác ở cấp tỉnh và các bạn ngành trung ương bà được khen thưởng nhiều danh hiệu cao quý, nhưng điển hình nhất là khen thưởng: Huân chương Lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì, Hạng Ba.

Đầu năm 2016, Tạp chí Forbes bình chọn bà là người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam trong danh sách 20 người phụ nữ khi đang giữ cương vị Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII. Việc bà được bầu làm Chủ tịch Quốc hội được dư luận đánh giá cao.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là một nhà chính trị gia gần gũi, bình dị, là một nữ chính trị gia cao cấp sở hữu vẻ đẹp sắc sảo mang đậm nét phúc hậu của con người Việt Nam. Hy vọng với những thông tin tiểu sử Nguyễn Thị Kim Ngân mà Người Nổi Tiếng 24h cập nhật đã mang lại nhiều thông tin cần thiết cho bạn đọc.

Xem thêm:
Tiểu sử Phạm Bình Minh – Phó thủ tướng chính phủ CHXHCN Việt Nam

Đại tướng Tô Lâm – Tiểu sử bộ trưởng Bộ công an

Video liên quan

Chủ Đề