Chủ ngữ trong câu Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng là gì

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 5 - TIẾNG VIỆT===============================================================================================ĐỀ LUYỆN SỐ 8Thứ , ngày tháng năm PHẦN THỨ NHẤT : ĐỌC HIỂULÀNG TÔILàng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa và ngắm.Tuy vậy đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó lànhững mùi hương mộc mạc chân chất.Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến,rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chínhoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởngnhư có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy Ngày mùa, mùi thơm từ cánh đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sânđình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứmuốn căng nồng ngực ra mà hít thở no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới,mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.Đầu làng tôi còn có đầm sen. Hương từ đây cứ từng đợt, từng đợt bay vào làng.Sung sướng thay là mấy gia đình ở ngay đầu làng cạnh đầm sen. Mùa xuân hoa bưởi hoachanh mới lạ chứ, cứ như ai bày bánh trôi bánh chay khắp ngóc ngách trong làng [ Theo Băng Sơn]Đọc đoạn văn và khoanh vào trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:Câu 1: Bài văn tả gì?A. Cảnh làng quê vào vụ gặt.B. Sự đa dạng của các loài hoa ở thôn quê.C. Đầm sen đầu làngD. Mùi hương quen thuộc của làng quêCâu 2 : Trong câu: “Đó là những mùi hương mộc mạc chân chất.” Từ “đó” chỉ sự vật gì?A. Đất quê B. Làn hương quen thuộc C. Làng D. TôiCâu 3 : Có những từ láy nào trong bài văn:A. Mộc mạc, chân chất, không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.B. Mộc mạc, chân chất, ngóc ngách, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.C. Mộc mạc, chân chất, rậm rạp, rơm rạ, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.D. Mộc mạc, chân chất, rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.Câu 4: Câu: “Mùa xuân hoa bưởi hoa chanh mới lạ chứ, cứ như ai bày bánh trôi bánh chay khắp ngóc ngách trong làng”. Bộ phận được gạch chân làm nhiệm vụ gì trong câu: A. Làm chủ ngữ B. Làm vị ngữ C. Làm trạng ngữ D. Làm một vế câuCâu 5: Trong câu: “Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.” . Câu văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật:A. So sánh B. Nhân hoá C. Liên tưởng D. Cả ba ý trên.Câu 6: Trong câu: “Hương từ đây cứ từng đợt, từng đợt bay vào làng ”. Chủ ngữ trongcâu này là :A. Hương từ đây B. Hương từ đây cứ từng đợt, từng đợt C. Hương D. Hương từ đây cứ từng đợt Câu 7: Trong câu: “Tuy vậy đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộccủa đất quê.” Trạng ngữ trong câu văn này chỉ:A. Thời gian B. Nơi chốn C. Nguyên nhân D. Mục đích======================================================================================Email: - BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN - THUỶ NGUYÊN - HẢI PHÒNGBỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 5 - TIẾNG VIỆT===============================================================================================Câu 8 : Trong câu: “Đó là những mùi hương mộc mạc chân chất.” Từ nào cùng nghĩavới từ “mộc mạc”:A. Bình yên. B. Chải chuốt. C. Bình thản D. Chất phácCâu9 : Trong câu : “Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.” . Từ không thể thay cho từ “rậm rạp” là:A. Um tùm B. Xum xuê C. Rầm rì D. Tươi tốtCâu10 : Bài văn này có thể đặt tên khác là:A. Hoa làng tôi.B. Mảnh đất thôn quêC. Hương đồng nộiD. Ao sen đầu làng.PHẦN THỨ HAI: LUYỆN TỪ VÀ CÂUBài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:a] Con ngựa bỗng vang.b] Chú chó nhà em cứ ran cả xóm.c] Con trâu đang gặm cỏ bỗng lên.Bài 2: Hãy đặt câu với các từ có nghĩa sau:1. chạy : vất vả tìm kiếm 2. chạy: tránh cái gì đó nguy hiểm 3. chạy : trải dài theo đường 4. trông: chờ đợi, hướng đến ai với hi vọng được giúp đỡ, tin cậy 5. Trông: để ý coi sóc, giữ gìn 6. Ngọt: nói nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ thuyêt phục Bài 3: Hãy gạch dưới các từ saiổtong các câu dưới đây và chữa lại cho đúng:- Những người tốt trên thế giới đều yêu chuộng thanh bình, họ luôn ghét đấu tranh.- Câu văn bạn viết thật phi nghĩa, bạn cần sửa lại cho đúng.- Các bạn nên hoà bình với nhau đi. Có gì sai thì cần chỉ cho ạn mình sửa chứ.- Ông em thương yêu tất cả các cháu, ông chẳng thù hận đứa nào cả.- Cuộc thảm hại tàn bạo của quân đội Mĩ vào những người dân trên mảnh đất Mĩ Lai là một bằng chứng tội ác chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam.- Chị ấy và tôi không hợp nhau, tính của chị ấy luôn xung đột với tôi.PHẦN THỨ BA: TẬP LÀM VĂN“ Quê hương là chùm khế ngọtCho con trèo hái mỗi ngàyQuê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bayQuê hương là con diều biếcTuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khuơ nước ven sông ” [ Đỗ Trung Quân]======================================================================================Email: - BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN - THUỶ NGUYÊN - HẢI PHÒNGBỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4 - 5 - TIẾNG VIỆT===============================================================================================Quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên gắn với bao kỉ niệm đẹp, êm đềm của tuổithơ. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy tả lại vẻ đẹp độc đáo của quê hương mình.======================================================================================Email: - BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHẠM KHẮC LẬP - TIỂU HỌC CAO NHÂN - THUỶ NGUYÊN - HẢI PHÒNG3

hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng

Chủ ngữ: hương từ đây

Vị ngữ: cứ từng đợt từng đợt bay vào làng

chúc bạn học tốt nhé!

mong được câu trả lời hay nhất ạ

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 [Đề thi học kì 1] – Tiếng Việt 5

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

HƯƠNG LÀNG

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.

Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.

Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.

Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...

Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé !

[Theo Băng Sơn]

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

Câu 1. Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu ?

a. Do mùi thơm của các hương liệu tạo mùi khác nhau.

b. Do mùi thơm của cây lá trong làng.

c. Do mùi thơm của nước hoa.

Câu 2. Trong câu "Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.", từ đó chỉ cái gì ?

a. Đất quê.

b. Làn hương quen thuộc của đất quê.

c. Làng.

Câu 3. Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới ?

a. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ

b. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.

c. Hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh.

Câu 4. Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm "mộc mạc chân chất" ?

a.  Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.

b. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.

c. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. Dấu phẩy in đậm trong câu sau có tác dụng gì ?

Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi.

a. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ.

b. Ngăn cách các vê câu ghép.

c. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính.

Câu 2. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy ?

a. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.

b. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc.

c. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.

Câu 3. Chủ ngữ trong câu sau là gì ?

Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng.

a. Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt

b. Hương từ đây

c. Hương

Câu 4. Trong đoạn văn : "Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...", từ giả tạo có thể thay bằng những từ nào ?

a. giả dối

b. giả danh

c. nhân tạo

Câu 5. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào ?

a. Tính từ

b. Danh từ

c. Động từ

Câu 6. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?

Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.

a. So sánh.

b. Nhân hoá.

c. Cả hai ý trên.

Câu 7. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì ?

Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.

a. Chỉ nơi chốn.

b. Chỉ thời gian.

c. Chỉ nguyên nhân.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Trong đoạn văn cuối bài : "Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió..." tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Cách so sánh này có gì đặc biệt ? Hãy nêu tác dụng của cách so sánh đó.

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề 1. Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để có đoạn văn tả hương thơm của một khu vườn :

Mùa xuân, khu vườn tràn ngập hương thơm. Mùi hương... của... Mùi hương... của... Mùi hương... của... Đó là những mùi hương...

Đề 2. Hãy viết đoạn văn tả mùi hương của một loài hoa mà em yêu thích.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
b b a c

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
a c b c
Câu 5 Câu 6 Câu 7  
b a b  

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Tham khảo : Bài văn viết về làng quê nghèo nhưng với tác giả đó là một làng quê tuyệt diệu với những mùi hương thân thương nhất. Hương thơm của làng, hương thơm của đất đem đến cho tác giả biết bao cảm xúc. Mùi thơm của hoa bưởi trong sương, mùi thơm của rơm rạ trong nắng, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió,…khiến tác giả căng lồng ngực hít thở đến no nê. Những mùi hương này tưởng như có thể sờ được, nắm được. Đó là hương làng, là tình yêu của tác giả với quê hương.

Nếu tác giả so sánh hương thơm của làng thơm như mùi nước hoa thì không có gì đáng nói. Điều đặc biệt ở đây là tác giả phủ định nước hoa để khẳng định một điều khác : "Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo làm sao bằng được hương làng”. Sự so sánh này tạo ra một sự đối lập, nhấn mạnh sự khác biệt, hơn hẳn của mùi thơm hương làng, những làn hương quen thuộc của đất quê so với mùi thơm nước hoa dù được chiết xuất bằng công nghệ cao, bởi đây là những mùi hương rất mộc mạc, chân chất, tự nhiên. Đó cũng là điều tác giả muốn ngợi ca, khẳng định.

[Theo Dương Kim Thêu]

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề bài 1

Tham khảo : Mùa xuân, khu vườn tràn ngập hương thơm. Mùi hương ngan ngát của hương cau. Mùi hương thoảng nhẹ của những bông hồng. Mùi hương nồng ấm, đậm đà của hoa ngọc lan. Đó là những mùi hương rất quen thuộc, thân thiết với em.

Đề bài 2

Tham khảo : Mùa xuân, hoa bưởi nở rộ kết thành chùm trắng muốt trên nền lá xanh thẫm. Hương bưởi ngan ngát, man mát, dịu dàng lan toả khắp khu vưòn, khắp sân nhà. Hương bưởi thật là đặc biệt. Mùi hương ấy thoang thoảng mà rất sâu, cho em một cảm giác dễ chịu và khoan khoái. Một mùi hương không thể lãng quên, không thể lẫn với một mùi nào khác.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề