Chọc tủy xét nghiệm bao lâu có kết quả

Xét nghiệm tủy đồ bao lâu có kết quả?

Trả lời

Video TỦY ĐỒ | BS CKII. HUỲNH THỊ BÍCH HUYỀN

Xem thêm: Xét nghiệm tủy đồ: Mục đích, quy trình và kết quả

Tủy đồ là xét nghiệm thăm dò chức năng tạo máu cũng như gợi ý các nguyên nhân gây rối loạn chức năng này ở tủy qua phân tích số lượng và hình thái các tế bào tủy xương. Người bệnh sẽ được chọc hút dịch tủy xương để hút ra một lượng nhỏ dịch và tế bào của tủy xương.

Sau khi chọc tủy, kết quả xét nghiệm sẽ được trả trong vòng 24 giờ [trừ ngày nghỉ và ngày lễ]. Với các trường hợp khó, cần hội chẩn thì thời gian trả kết quả sẽ lâu hơn. Người bệnh sẽ được thông báo về việc trì hoãn trả kết quả đến bác sỹ lâm sàng và/hoặc bệnh nhân.

Xem thêm: 

  • Xét nghiệm tủy đồ: Mục đích, quy trình và kết quả

Sinh thiết tủy xương là một phương chẩn đoán khá chính xác về những vấn đề liên quan đến tủy xương và máu. Nhiều người thắc mắc liệu sinh thiết tủy xương có đau không? Để giải đáp được câu hỏi trên, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Sinh thiết tủy xương là phương pháp gì?

Sinh thiết tủy xương là phương pháp xét nghiệm các mô xương và tuỷ bằng cách phân tích hóa học hoặc soi dưới kính hiển vi. Các mô này được lấy ra từ mao chậu sau trên bởi kim sinh thiết chuyên dụng.

Sinh thiết tủy xương sẽ được chỉ định khi hệ thống máu gặp vấn đề bất thường

Phương pháp xét nghiệm này sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác liệu bạn có bị mắc ung thư máu hoặc gặp các vấn đề bất thường nào về hệ thống máu hay là không.

2. Mục đích của phương pháp xét nghiệm sinh thiết tủy xương

Sinh thiết tủy xương chỉ được thực hiện khi kết quả xét nghiệm máu xuất hiện sự thay đổi quá cao hoặc quá thấp về hàm lượng hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu. Mục đích thực hiện thủ thuật xét nghiệm này là:

  • Biết rõ nguyên nhân gây ra các vấn đề bất thường của hệ thống máu. Đó có thể là do mắc phải các bệnh bạch cầu hoặc rối loạn về máu.

  • Theo dõi cũng như kiểm soát được quá trình điều trị bệnh.

  • Chẩn đoán chính xác những bệnh lý liên quan đến tủy xương hoặc máu hay thậm chí là ung thư.

  • Xác định được giai đoạn phát triển của ung thư.

3. Vậy sinh thiết tủy xương có đau không?

Sinh thiết tủy xương có đau không là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Vì đây là phương pháp xét nghiệm dùng kim sinh thiết chọc hút tế bào mô tuỷ xương qua da nên có thể gây ra tình trạng đau nhẹ hoặc trung bình và thường không kéo dài.

Sinh thiết tủy xương có đau không là điều mà rất nhiều người thắc mắc

Tay nghề của bác sĩ trong việc thực hiện kỹ thuật sinh thiết cũng ảnh hưởng đến mức độ đau của bệnh nhân. Ngoài ra, yếu tố gây đau cũng ảnh hưởng rất lớn bởi tâm lý lo sợ của người bệnh.

4. Quy trình thực hiện sinh thiết tủy xương sẽ trải qua các bước nào?

Quy trình sinh thiết tủy xương sẽ được thực hiện như sau:

Kiểm tra trước khi sinh thiết

Để đảm bảo quá trình thực hiện sinh thiết tủy xương diễn ra suôn sẻ, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:

  • Đo huyết áp cũng như nhịp tim của bệnh nhân.

  • Chỉ định cho uống hoặc truyền qua tĩnh mạch thuốc an thần đối với những bệnh nhân bị lo lắng và bất an.

Thực hiện sinh thiết

Thường thì trước khi thực hiện phương pháp xét nghiệm này, bác sĩ sẽ khử trùng cho khu vực sinh thiết. Đồng thời, việc gây tê trong khoảng thời gian ngắn là điều không thể thiếu với mục đích giảm bớt đau trong quá trình sinh thiết tủy xương.

Người bệnh có thể thấy đau khi thực hiện sinh thiết tủy xương

Sau khi quá trình gây tê hoàn thành, bác sĩ sẽ dùng một cây kim sinh thiết chuyên dụng chọc vào mặt sau của xương chậu rồi xoay kim cho đến khi lấy được mẫu mô đặc của tuỷ xương. Đôi khi, quá trình này cũng có thể thực hiện ở khu vực phía trước hông. Bệnh nhân trong quá trình thực hiện sinh thiết sẽ có cảm giác đau và khó chịu khi kim di chuyển vào bên trong xương.

Kết thúc quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ từ từ rút kim ra ngoài rồi ấn nhẹ lên khu vực vừa lấy mẫu mô nhằm giúp ngưng chảy máu rồi băng lại.

5. Những lưu ý trước và sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương

Bệnh nhân trước và sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương cần lưu ý một số điều dưới đây:

Trước khi thực hiện

Bệnh nhân trước khi tiến hành xét nghiệm sinh thiết tủy xương thường không cần chuẩn bị gì nhiều. Chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ trước khi thực hiện kỹ thuật sinh thiết để đảm bảo sức khỏe cũng như tâm trạng. Đặc biệt, cần phải trao đổi với bác sĩ những vấn đề dưới đây:

  • Các loại thuốc đang sử dụng.

  • Tiền sử bệnh của bản thân, đặc biệt là tình trạng rối loạn máu.

  • Có dị ứng với băng gạc, thuốc gây mê hoặc các hoạt chất nào đó hay không.

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại.

Cần phải khai báo cho bác sĩ tình hình sức khỏe trước khi thực hiện sinh thiết tủy xương

Sau khi thực hiện

Để đảm bảo không có biến chứng gì có thể xảy ra sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương, bệnh nhân cần phải:

  • Nằm và theo dõi trong khoảng 1 tiếng đồng hồ để đảm bảo bạn không bị chảy máu ở vùng thực hiện sinh thiết.

  • Nếu như gặp phải tình trạng đau, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng lấy sinh thiết.

  • Liên hệ với bác sĩ ngay khi xuất hiện tình trạng sốt, đau dữ dội, chảy máu không ngừng hoặc sưng tấy ở khu vực thực hiện sinh thiết,…

6. Những biến chứng có thể xảy ra khi sinh thiết tủy xương

Sinh thiết tủy xương chỉ là một thủ thuật xét nghiệm nhỏ, thường không ra những biến chứng nguy hiểm đến bệnh nhân. Đặc biệt, phương pháp này sẽ cho kết quả chính xác hơn so với những xét nghiệm khác.

Biến chứng thường xảy ra là đau hoặc chảy máu ở vùng thực hiện sinh thiết. Bên cạnh đó, một vài trường hợp có thể bị thực hiện xét nghiệm lại vì mẫu mô không đủ hoặc lấy sai vị trí khiến cho việc chẩn đoán kết quả bị sai. Điều này sẽ làm mất thời gian của người bệnh và gây ra cảm giác khó chịu.

Sinh thiết tủy xương cần được thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín

Đa phần những trường hợp trên thường là do chuyên môn của bác sĩ thực hiện sinh thiết tủy xương không cao. Chính vì vậy, người bệnh cần phải chọn lựa những bệnh viện có kinh nghiệm cũng như quy trình thực hiện chuyên nghiệp để có thể giảm đi những rủi ro không đáng có. Bởi vì, đây là một phương pháp xét nghiệm có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh ung thư.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc sinh thiết tủy xương có đau không. Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu làm xét nghiệm sinh thiết, hãy liên hệ qua đường dây nóng của chúng tôi theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và tư vấn.

Ảnh: Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM

Bảo Việt thân mến,

Theo hướng dẫn của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM, tủy đồ và sinh thiết tủy xương thường được chỉ định cùng lúc. Tủy đồ được thực hiện trước, tiếp theo là sinh thiết tủy. Tủy đồ hút ra một lượng nhỏ dịch và tế bào của tủy xương, trong khi đó sinh thiết tủy lấy ra một mẫu xương nhỏ kèm theo dịch và tế bào. Các thành phần trên sẽ được khảo sát dưới kính hiển vi.

Các thủ thuật này được tiến hành tại bệnh viện, thời gian khoảng 20 - 30 phút. Hầu hết bệnh nhân có thể về nhà sau thủ thuật, trừ một số hiếm trường hợp phải theo dõi ở bệnh viện.

Vị trí thực hiện tủy đồ tùy thuộc vào tuổi bệnh nhân. Ở người lớn, bác sĩ có thể tiến hành lấy tủy ở đỉnh của xương hông [gọi là gai xương chậu], hoặc thỉnh thoảng ở xương ức. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ có thể lấy tủy ở mặt trước xương cẳng chân bên dưới đầu gối [gọi là xương chày]. Sinh thiết tủy thì luôn luôn được thực hiện ở xương hông.

Bệnh nhân được đặt nằm nghiêng một bên hoặc nằm sấp trên giường. Bác sĩ sử dụng dung dịch sát khuẩn để làm sạch da quanh vị trí đâm kim, và sau đó phủ lên một tấm khăn vô trùng, chỉ bộc lộ một vùng nhỏ để tiến hành thủ thuật. Bệnh nhân được tiêm thuốc gây tê tại chỗ và có thể có cảm giác nóng hoặc châm chích.

Với thủ thuật tủy đồ, bác sĩ sẽ dùng một loại kim đặc biệt đâm xuyên qua da và xương để vào tủy xương, sau đó gắn một ống tiêm vào và hút ra một lượng nhỏ dịch tủy xương, gần giống như máu. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhưng nó chỉ kéo dài một vài giây.

Với thủ thuật sinh thiết tủy xương, bác sĩ dùng một loại kim đặc biệt để xoắn vào xương, rút ra một mẩu nhỏ mô xương và tủy. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy bị đè ép khi kim sinh thiết đâm vào xương và khi lấy ra khỏi xương.

Mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Bác sĩ thường trả kết quả cho bệnh nhân trong một vài ngày nhưng cũng có thể lâu hơn, tùy cơ sở y tế.

Tùy thuộc vào kết quả khảo sát mà bệnh nhân có thể cần thực hiện các xét nghiệm tiếp theo.

Trân trọng!

Chọc hút tủy xương là phương pháp lấy dịch lỏng trong tủy xương để kiểm tra, chẩn đoán các bệnh về tủy xương và tế bào máu, đồng thời theo dõi quá trình điều trị để kịp thời thay đổi cho phù hợp với từng bệnh nhân. [Ảnh minh họa]

Bạn thân mến,

Tủy đồ là phương pháp xét nghiệm phân tích số lượng và chất lượng các tế bào máu [hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu] thông qua chọc hút tủy xương, thường là ở xương chậu. Đây là một xét nghiệm có vẻ xâm lấn vì thường gây đau, nhưng hầu như không có chống chỉ định và rất an toàn.

Trong quá trình thực hiện tủy đồ luôn được gây tê tại chỗ, điều này sẽ giảm cảm giác đau khi thực hiện thủ thuật. Nếu người bệnh lo lắng, sợ hãi, đặc biệt là khi chọc tủy lần đầu tiên hoặc trẻ em có thể sẽ được cân nhắc tiền mê, an thần nhẹ.

Tại Viện Truyền máu Huyết học Trung ương, thông thường, sau khi chọc tủy, kết quả xét nghiệm sẽ được trả trong vòng 24 giờ [trừ ngày nghỉ và ngày lễ]. Với các trường hợp khó, cần hội chẩn thì thời gian trả kết quả sẽ lâu hơn. Người bệnh sẽ được thông báo về việc trì hoãn trả kết quả đến bác sĩ lâm sàng và/hoặc bệnh nhân.

Sau khi chọc tủy, bạn cần lưu ý ấn vị trí chọc và theo dõi vết chọc tối thiểu 15 phút sau khi chọc, tránh bóc băng vết chọc sớm [trong vòng 24 giờ]. Nếu nước thấm vào băng vết chọc, thì nên bóc băng, sát khuẩn lại bằng betadin và băng lại vết chọc. Ít nhất 24 h sau khi làm thủ thuật. Nếu vết chọc tiếp tục chảy máu thì báo bác sỹ tại khoa lâm sàng hoặc phòng khám để kiểm tra lại vết chọc, băng ép cầm máu. Có thể dùng thuốc cầm máu nếu cần.

Bạn nên đến trực tiếp Viện Truyền máu Huyết học Trung ương để được tư vấn cụ thể:

Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội Thời gian: Từ thứ 2 - thứ 6: 6g30 - 17g [khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu]; Thứ 7: 7g30 - 17g [khám theo yêu cầu]. ĐT: 0989 83 44 55

Đường dây nóng: 0967 89 16 16

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề