Cho ví dụ về các bước xây dựng một csdl

Câu hỏi: Nêu một ứng dụng cơ sở dữ liệu của một tổ chức mà em biết?

Trả lời:

- Chương trình Quản lý điểm của học sinh trường THPT được xem là một ứng dụng cơ sở dữ liệu. Chương trình Quản lý sách Thư viện cũng là một ứng dụng cơ sở dữ liệu

- Ứng dụng cơ sở dữ liệu của thư viện Hà Nội sẽ quản lí thông tin người đọc, thông tin người mượn, thông tin về các nhân viên trong thư viện và còn những dữ liệu về người mượn đã mượn những quyển sách nào, bắt đầu từ ngày bao nhiêu.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Cơ sở dữ liệu – Hệ cơ sở dữ liệu là gì dưới đây nhé

1. Hệ cơ sở dữ liệu

a. Khái niệm CSDL và hệ quản trị CSDL

- Khái niệm CSDL: Một cơ sở dữ liệu [Database] là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó [như một trường học, một ngân hàng, một công ti, một nhà máy,…], được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.

Ví dụ trong hình 1 ở trên:Hồ sơ được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài của máy tính có thể xem là một CSDL [tạm gọi làCSDL hs].

- Khái niệm Hệ QTCSDL: Phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL được gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu [Database Management System].

- Thuật ngữ "Hệ CSDL" để chỉ một CSDL cùng với hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó.

- Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có:

+ CSDL

+ Hệ QTCSDL

+ Các thiết bị vật lý [máy tính, đĩa cứng, mạng máy tính…]

b. Các mức thể hiện của CSDL

Có 3 mức thể hiện của CSDL:

- Mức vật lý: cho biết dữ liệu được lưu trữ như thế nào.

Ví dụ:TrongCSDL hscác tệp được lưu trữ trên vùng nhớ nào, dữ liệu về mỗi học sinh chiếm bao nhiêu byte?

- Mức khái niệm: cho biết dữ liệu nào được lưu trữ trong CSDL và giữa các dữ liệu có quan hệ với nhau như thế nào?

- Mức khung nhìn: thể hiện phần CSDL mà người dùng cần khai thác

c. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL

- Tính cấu trúc: thông tin trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định

- Tính toàn vẹn: Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh

+ Ví dụ:Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trên cột điểm, sao cho điểm nhập vào thang điểm 10, các điểm của môn học phải đặt ràng buộc giá trị nhập vào: >=0 và

Chủ Đề