Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch COVID

Các đại biểu tham gia Hội nghị. Ảnh: H.L

Hội nghị lần này được tổ chức nhằm cung cấp thông tin tổng quan cho các đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế thế giới và trong nước thời gian gần đây, các cơ chế, chính sách phục hồi kinh tế - xã hội đang được triển khai thực hiện.

Chia sẻ tại Hội nghị, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia nhấn mạnh, trước tác động của dịch bệnh COVID-19, thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch bệnh. 

Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 trao quyền chủ động mạnh mẽ cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ được quyết định và tổ chức thực hiện một số giải pháp đặc biệt, đặc cách, đặc thù để ứng phó kịp thời với dịch COVID-19.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khoá XV đã có nhiều quyết sách quan trọng nhằm hỗ trợ tiến trình phục hồi và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch, đặc biệt là Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật...

Chính phủ đang tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022; Chương trình phòng, chống dịch theo Nghị quyết 38/NQ-CP và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội 2022-2023...

TS. Cấn Văn Lực cũng chỉ rõ, kinh tế thế giới hiện có 5 rủi ro, thách thức chính gồm: Đại dịch COVID-19 còn phức tạp; tình hình địa chính trị phức tạp khiến giá dầu, giá vàng, chứng khoán… biến động mạnh và khó đoán hơn; giá cả, lạm phát còn tăng; các nước thu hẹp các gói hỗ trợ, mua tài sản và tăng lãi suất; lợi nhuận biên của doanh nghiệp còn bị thu hẹp. 

Việt Nam cũng bị tác động bởi các thách thức này, cùng với đó là những thách thức nội tại khác như: Sức cầu còn yếu, tốc độ phục hồi kinh tế-xã hội còn chậm; rủi ro lạm phát, nợ công tăng, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng [mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát]; doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, nhất là sau hai năm chống chịu với những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19...

Do đó, nêu khuyến nghị một số giải pháp trong thời gian tới, đại biểu đề nghị, Quốc hội và Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, sửa đổi một số đạo luật quan trọng, xem xét gia hạn và điều chỉnh Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và khung pháp lý cho kinh tế số, mô hình kinh doanh mới… 

Cùng với đó, cần chú trọng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số; phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng năng lực chống chịu của nền kinh tế đối với những rủi ro, tác động bên ngoài; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập.

Lê Sơn


Trả lời:

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Cocid-19, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách cho các nghành nghề cụ thể và đặc biệt ở các địa phương khác nhau cũng có các chính sách khác nhau, sau đây tôi sẽ liệt kê một số chính sách để bạn tham khảo áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp bạn:

1. Giảm 10% giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh

Đây là chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 tại Công văn 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020.

Xem thêm: Giảm giá điện và giảm tiền điện đợt 3 do Covid-19
 

2. Hỗ trợ về vốn

Thủ tướng đã có Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 [trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng].

3. Hỗ trợ về thuế

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế bị thiệt hại bởi dịch bệnh Covid-19 gây ra, góp phần giúp cho người nộp thuế ổn định sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn; Tổng cục Thuế đã có Công văn 897/TCT-QLN ngày 03/3/2020 về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. 

4. Tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn 1511/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

5. Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành Công văn 245/TLĐ ngày 18/3/2020 về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

05/06/2022 21:32 [GMT+7]

Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19, đảm bảo an sinh xã hội Hà Nội [TTXVN 5/6] Thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, hơn 2 năm qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai giảm đóng vào các quỹ bảo hiểm xã hội và chi hỗ trợ từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với tổng kinh phí trên 45.444 tỷ đồng cho người lao động và người sử dụng lao động. Từ đầu năm 2021 đến nay, nền kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống nhân dân chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc bởi dịch COVID-19. Trước tình hình này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn theo sát diễn biến thực tế, chủ động tham mưu, phối hợp với các bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động. Trong đó, có các Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Nghị quyết số 116/NQ-CP về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nổi bật là gói hỗ trợ trên 30.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP, đây là gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền lớn nhất từ trước đến nay. Trong 2 năm 2020 - 2021 và 5 tháng đầu năm 2022, để triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất các gói hỗ trợ nêu trên đến tận tay người lao động, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tập trung huy động mọi nguồn lực sẵn có, đẩy nhanh tiến độ giải ngân; phát huy lợi thế của hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin và mã định danh của từng người tham gia, rút gọn tối đa các công đoạn, thủ tục và thời gian chi trả. Toàn ngành đã triển khai giảm đóng vào các quỹ bảo hiểm xã hội và chi hỗ trợ từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với tổng kinh phí trên 45.444 tỷ đồng cho người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, đối với Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP, cơ quan này đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đối với 1.847 đơn vị, doanh nghiệp [cho 192.503 lao động] với số tiền tạm dừng đóng vào Quỹ trên 786,8 tỷ đồng. Đối với Nghị quyết số 68/NQ-CP, tính đến ngày 15/5/2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho trên 375,3 nghìn đơn vị, tương ứng gần 11,1 triệu lao động với số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng; đã giải quyết cho 2.760 đơn vị [với 374.126 lao động] tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 1.913 tỷ đồng. Đồng thời, tính đến ngày 27/5/2022, đã tiếp nhận quyết định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo nâng cao bồi dưỡng kỹ năng để duy trì việc làm cho 5.038 người lao động của 36 đơn vị tương ứng với số tiền là 23,5 tỷ đồng. Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP, theo bà Đinh Thị Thu Hiền, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho hay, chỉ sau 5 ngày, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thành việc thông báo điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho 363,6 nghìn đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 9,676 triệu lao động với số tiền khoảng 7.595 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 31/12/2021 Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân đã chi trả chế độ hỗ trợ từ nguồn kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho gần 12,968 triệu lao động với số tiền gần 30.804 tỷ đồng. Có thể thấy, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp chưa có trong tiền lệ đã nhanh chóng được ban hành. Qua đó, lợi ích của người lao động, doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế càng được thể hiện rõ hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, với việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả các gói hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp từ nguồn Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo tinh thần các nghị quyết của Chính phủ đã khắc họa rõ nét và sâu đậm thêm vai trò trụ cột của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội của đất nước. Các chính sách này đã thực sự trở thành nhu cầu thiết yếu, điểm tựa an sinh trong cuộc sống của mỗi người dân. Để đạt được những kết quả trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã liên tục có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt trong toàn hệ thống nhằm triển khai nghiêm túc, hiệu quả các gói hỗ trợ của Chính phủ cho người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, đặc biệt nêu cao vai trò, trách nhiệm, sự chủ động của lãnh đạo, viên chức toàn ngành trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận các gói hỗ trợ; đa dạng hình thức tiếp nhận hồ sơ [không phụ thuộc vào địa giới hành chính] cũng như việc cắt giảm tối đa thời gian giải quyết hồ sơ xuống còn không quá 1 ngày làm việc… để chính sách hỗ trợ đến được với người lao động, người sử dụng lao động một cách sớm nhất, hiệu quả nhất. Việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho người lao động, giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện để phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất, đẩy lùi dịch COVID-19, sớm ổn định kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân./.

Chu Thanh Vân

Video liên quan

Chủ Đề