Lãi suất tiền gửi ngân hàng vpbank 2017 mới nhất năm 2022

VPBank NEO.[Ảnh: Vietnam+]

Theo khảo sát tại phần lớn các ngân hàng, lãi suất huy động tiền VNĐ trong tháng 2/2022 tại nhiều ngân hàng đã được điều chỉnh tăng, trong đó, có ngân hàng huy động với lãi suất trên 12%/năm.

Cụ thể, tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank], khách hàng được hưởng lãi suất cao nhất lên tới 12,4%/năm khi gửi tiền tiết kiệm Prime Savings trên ngân hàng số VPBank NEO. Đây là mức lãi suất cao nhất tại VPBank và cũng cao nhất toàn ngành tại thời điểm này.

Prime Savings là sản phẩm tiết kiệm trực tuyến, cho phép khách hàng hưởng mức lãi suất nhân đôi trong tháng đầu tiên khi gửi mới từ 10 triệu đồng với kỳ hạn 6 tháng trở lên.

Vì vậy, khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm Prime Savings kỳ hạn 12 tháng sẽ được hưởng lãi suất tháng đầu tiên là 12,2 hoặc 12,4%/năm tương ứng với số tiền gửi dưới 300 triệu đồng hoặc từ 300 triệu đồng trở lên. Các tháng sau, lãi suất áp dụng lần lượt là 6,1 và 6,2%/năm.

Ưu đãi này giúp VPBank trở thành một trong những ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn, cạnh tranh nhất trên thị trường với lãi suất áp dụng trong tháng đầu tiên từ 10,6%/năm trở lên.

Đối với sản phẩm tiết kiệm thường tại quầy, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6-9 tháng dao động từ 4,8-5,8%/năm thay vì từ 4,5-5,1%/năm như trước; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất tại VPBank áp dụng từ 5,6-6,1%/năm thay vì 4,8-5,4%/năm.

Như vậy, VPBank đã có bước tăng lãi suất thêm tới 0,7%/năm tại nhiều kỳ hạn so với hồi đầu tháng 1/2022.

Đáng chú ý, tiền gửi tiết kiệm trên kênh online tại VPBank còn có lãi suất cao hơn khi gửi tại quầy từ 0,2-0,3%/năm, tùy theo số tiền gửi của từng kỳ hạn. Trong đó, lãi suất tiết kiệm online cao nhất tại VPBank là 6,7%/năm với tiền gửi trên 50 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng.

Cũng trong xu hướng tăng mạnh lãi suất huy động, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam [Techcombank] điều chỉnh tăng lãi suất từ 0,4-0,5%/năm với nhiều kỳ hạn từ ngày 7/2/2022.

Theo đó, lãi suất tiết kiệm cao nhất tại Techcombank áp dụng từ ngày 7/2/2022 là 5,8%/năm, tăng tới 0,4%/năm so với đầu tháng 1/2022. Đây là lãi suất dành cho khách hàng ưu tiên, gửi tiết kiệm Phát lộc tại quầy kỳ hạn 36 tháng hoặc gửi tiền online cùng kỳ hạn.

[VPBank đạt mức lợi nhuận kỷ lục vào năm 2021, tăng gấp 4 lần năm trước]

Đối với các nhóm khách hàng khác, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 36 tháng tại Techcombank dao động từ 5,2-5,4%/năm dành cho sản phẩm tiết kiệm thông thường thay vì mức 4,8-4,9%/năm như trước đó. Và với sản phẩm tiết kiệm Phát lộc cùng kỳ hạn, lãi suất dao động từ 5,4-5,7%/năm thay vì mức cũ là từ 5-5,3%/năm.

Tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất ngân hàng Techcombank mới nhất là từ 4,9-5,3%/năm, cũng tăng nhẹ so với trước.

Bên cạnh đó, lãi suất huy động cũng nhích tăng nhẹ từ 0,1-0,2%/năm tại một số ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Bắc Á [Bac A Bank], Ngân hàng TMCP Đông Á [DongA Bank]...

Tại BacABank, lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng tăng 0,1%/năm so với trước lên mức 3,8%/năm cho các kỳ hạn từ 1-3 tháng; 6%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 6,1%/năm cho kỳ hạn 9 tháng. Còn với khách hàng gửi tiết kiệm tại BacABank kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiết kiệm hiện đang là 6,5%/năm, tăng 0,2%/năm so với tháng trước.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất tại BacABank là 6,8%/năm, áp dụng cho tiền gửi lĩnh lãi cuối kỳ, kỳ hạn 24 và 36 tháng. Mức này cũng tăng 0,2%/năm so với hồi đầu tháng 1/2022.

Còn tại DongA Bank, lãi suất cao nhất đang áp dụng là 7%/năm cho khoản tiền từ 500 tỷ đồng trở lên, gửi trong 13 tháng, cao hơn hồi đầu tháng trước 0,2%/năm.

Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ 1-3 tháng tăng từ 3,4-3,5%/năm lên cùng mức 3,6%/năm; kỳ hạn 6 tháng tăng từ 5,3%/năm lên 5,5%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng từ 5,5%/năm lên 5,6%/năm; kỳ hạn 12 tháng tăng từ 6%/năm lên 6,1%/năm.

Trong khi đó, tại 4 ngân hàng lớn là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV], Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank], Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam [VietinBank] và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [Agribank], lãi suất huy động vẫn giữ ổn định.

Lãi suất cao nhất tại 4 ngân hàng này là 5,6%/năm áp dụng tại Vietcombank và VietinBank, còn tại Agribank và BIDV là 5,5%/năm.

Theo nhận định từ Công ty Chứng khoán Vietcombank [VCBS], lãi suất huy động trong năm 2022 có thể đi ngang, mức tăng nhẹ nếu có chỉ cục bộ.

Tuy nhiên, áp lực tăng tại lãi suất huy động có thể xuất hiện vào cuối năm, khi ngân hàng thường đẩy mạnh cho vay. Mặc dù vậy, VCBS nhận định áp lực này nếu có sẽ không lớn./.

Lê Phương [TTXVN/Vietnam+]

Sau Tết, nhiều ngân hàng tung các chương trình ưu đãi tăng lãi suất huy động, tặng quà, lì xì may mắn cho khách hàng để thu hút lượng tiền nhàn rỗi của người dân.

Lãi suất huy động đang nóng dần 

Cuộc đua lãi suất huy động nóng dần kể từ thời điểm cuối năm 2021. Ngay sau Tết, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] nâng mức lãi suất cao nhất lên tới 12,4%/năm trong tháng đầu tiên, với kỳ hạn 12 tháng khi gửi tiết kiệm Prime Savings trên ngân hàng số VPBank Neo. Đây là mức lãi suất cao kỷ lục tại VPBank. Điều kiện khách hàng phải gửi tối thiểu là 10 triệu đồng. Đặc biệt, sản phẩm tiết kiệm này chỉ áp dụng cho khách hàng chưa có tiền gửi online hoặc khách hàng mới trong vòng 3 tháng tính từ thời điểm gửi tiền.

Không chỉ VPBank gia nhập "đường đua tăng lãi suất”, trước đó SCB tăng lãi suất huy động online 0,2% ở kỳ hạn từ 13 tháng trở lên.

Eximbank tăng 0,1 - 0,3%/năm; OCB tăng 0,2%/năm.

GPBank công bố biểu lãi suất tiền gửi mới áp dụng từ ngày 8.12 ghi nhận mức tăng đồng loạt 0,3% so với tháng 11 ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên.

Techcombank công bố biểu lãi suất huy động vốn khách hàng cá nhân mới nhất áp dụng từ ngày 15.12 tăng 0,25-0,4% so với tháng trước ở tất cả kỳ hạn. 

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay? 

Theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, trong tháng 2.2022, lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 12 tháng vào khoảng 5,75 -7,4%/năm.

Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kỳ hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.


Lãi suất ngân hàng đã rục rịch tăng từ cuối năm ngoái. Ảnh TL

Xếp thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,25% cho kỳ hạn 13 tháng.  

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kì hạn 6 tháng hiện nay là SCB với mức lãi suất là 6,65% và lĩnh lãi cuối kỳ.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm. 

Lãi suất cao nhất kỳ hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành lãi suất năm 2022 ra sao? 

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] cho biết: Với định hướng lạm phát như hiện nay, áp lực lạm phát trên phạm vi toàn cầu đang tăng, hệ số xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện chiếm đến 200% GDP, áp lực lạm phát nhập khẩu khá cao. Việc duy trì mặt bằng lãi suất không thay đổi cũng là áp lực lớn với ngành ngân hàng.

Việc thay đổi chính sách của Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng là áp lực đối với Việt Nam.

Hầu hết Ngân hàng Trung ương trên thế giới có xu hướng thu hẹp chính sách tiền tệ, tăng lãi suất. Cụ thể, Fed cho biết có khả năng thu hẹp nới lỏng định lượng và tăng 3 lần trong năm 2022. Fed đã xác thực lạm phát là hiện hữu thay vì quan điểm cho rằng "lạm phát chỉ là nhất thời" như trước đây.


Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] cho biết: "Trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế". Ảnh TL

Theo dõi của NHNN, trong năm qua có tổng cộng 118 đợt tăng lãi suất và 16 lượt giảm lãi suất trên toàn cầu. Mới đây, một trong 7 ngân hàng trung ương trong nhóm G7 là Ngân hàng Trung ương Anh [BOE] tăng lãi suất. Đây là điều khá bất ngờ và điều này tác động lớn đến ngân hàng các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tạo áp lực cho Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất ổn định. Tuy nhiên tác động của dịch COVID-19 là rất lớn.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, năm 2022 dựa trên kinh tế vĩ mô, diễn biến lạm phát, trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.

Theo Báo Lao động

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 14/2017/TT-NHNN quy định về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.

Điểm nổi bật trong thông tư mới này là quy định về tính lãi. Theo đó, lãi suất tính lãi được quy đổi theo lãi suất năm, một năm được xác định là 365 ngày.

Thời gian qua, cách tính lãi nói trên thực hiện theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN từ năm 2001, có những vướng mắc, cũng như có thay đổi trong các văn bản pháp lý mới ban hành. Trong đó, vướng mắc chính là quy định về số ngày trong một năm tại Quyết định 652 chưa thống nhất với Luật Dân sự hiện hành và số ngày thực tế trong năm. Như vậy, với thông tư vừa ban hành, số ngày của năm để tính lãi được chốt lại là 365 ngày.

Nhằm tuân thủ quy định của Thông tư số 14/2017TT-NHNN ngày 29/09/2017, kể từ ngày 01/01/2018, Timo [Powered by VPBank] xin thông báo lãi suất áp dụng đối với các khoản vay thấu chi trực tuyến và lãi tiền gửi tiết kiệm trực tuyến áp dụng cho khách hàng cá nhân.

Cụ thể cách tính mới theo 365 ngày

A. Đối với Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trực tuyến

1. Số tiền lãi phải trả mỗi kỳ tính lãi bằng [=] ∑ [Số dư thực tế nhân [*] Số ngày duy trì
số dư thực tế nhân [*] Lãi suất tính lãi] chia [/] 365

Trong đó: – Thời hạn tính lãi và thời điểm xác định số dư để tính lãi: Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày Timo [Powered by VPBank] nhận tiền gửi đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết khoản tiền gửi [tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn tính lãi] và thời điểm xác định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi. – Số dư thực tế: Là số dư cuối ngày tính lãi của số dư tiền gửi mà Timo [Powered by VPBank] còn phải trả cho KH để tính lãi theo thỏa thuận và quy định của pháp luật về nhận tiền gửi. – Số ngày duy trì số dư thực tế: Là số ngày mà số dư thực tế cuối mỗi ngày không thay đổi. – Lãi suất tính lãi: Là lãi suất tính lãi áp dụng đối với từng sản phẩm tiết kiệm do Timo [Powered by VPBank] công bố từng thời kỳ. Lãi suất tính lãi được tính theo tỷ lệ %/năm với một

năm là 365 ngày.

2. Để làm rõ, mức lãi suất năm tương ứng trong phương pháp tính lãi quy định tại Khoản 1
Điều 5 Thông tư 14/2017/TT-NHNN áp dụng: – Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày tiếp theo ngày Timo [Powered by VPBank] nhận tiền gửi đến hết ngày thanh toán hết khoản tiền gửi; và – Số dư thực tế để tính lãi là số dư đầu ngày tính lãi bằng mức lãi suất tính lãi quy định tại Mục 1 nêu trên, mức lãi suất quy đổi này không được áp dụng để tính lãi theo phương

pháp tính lãi quy định tại Mục 1 nêu trên.

B. Đối với Lãi suất vay thấu chi trực tuyến

1. Số tiền lãi phải trả mỗi kỳ được tính theo công thức bằng [=] ∑ [Số dư thực tế nhân [x]
Số ngày duy trì số dư thực tế nhân [x] Lãi suất tính lãi] chia [/] 365

Trong đó: – Số dư thực tế: Là số dư cuối ngày tính lãi của số dư nợ gốc trong hạn, số dư nợ gốc quá hạn, số dư lãi chậm trả thực tế mà Khách hàng còn phải trả cho Timo [Powered by VPBank] được sử dụng để tính lãi theo thỏa thuận và quy định của pháp luật về cấp tín dụng. – Số ngày duy trì số dư thực tế: Là số ngày mà số dư thực tế cuối mỗi ngày không thay đổi. – Lãi suất tính lãi: Được tính theo tỷ lệ %/năm [X%/năm] theo phương pháp tính lãi

“tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn tính lãi.

2. Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày Timo [Powered by VPBank] giải ngân vốn vay đến hết ngày liền trước ngày Khách hàng thực tế thanh toán hết toàn bộ dư nợ và thời điểm
để xác định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi. Lưu ý: – Đối với các Hợp đồng cho vay hạn mức thấu chi đăng kí trước ngày 01/01/2018, Timo [Powered by VPBank] tiếp tục thực hiện tính lãi trên cơ sở 360 ngày theo điều khoản điều kiện đã thỏa thuận giữa Timo [Powered by VPBank] và Khách hàng.

– Đối với các Hợp đồng cho vay hạn mức thấu chi đăng kí sau ngày 01/01/2018, Timo [Powered by VPBank] sẽ áp dụng theo phương pháp tính lãi tại thông báo này.

Trích nguồn: Thư viện pháp luật và Văn bản ban hành của Timo [Powered by VPBank].

Tìm hiểu thêm về vay thấu chi Fast Cash, đăng ký trực tuyến trong 30 phút hạn mức lên đến 100 triệu VNĐ. Và, gửi tiết kiệm có kỳ hạn trực tuyến, lãi suất hấp dẫn, tính năng thông minh, bảo mật, rút sớm vẫn giữ được lãi suất.

Chúc bạn luôn có những trải nghiệm tuyệt vời cùng dịch vụ ngân hàng số Timo.

Video liên quan

Chủ Đề