Chạy 400m mất bao lâu

Chạy bộ mỗi ngày bao nhiêu km? Không thể phủ nhận rằng hình thức vận động này mang lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe nhưng 1 ngày chạy bộ bao nhiêu km là đủ? Theo nghiên cứu phân tích cho thấy mỗi ngày chạy từ 5 đến 10 phút với tốc độ trung bình là phù hợp. Ở cường độ hoạt động này, bạn có thể giảm nguy cơ tử vong do lên cơn đau tim, đột quỵ...

Cùng lúc đó một nghiên cứu khác lý giải chạy bộ bao nhiêu là đủ cho hay: mỗi tuần nên chạy khoảng 4,5 giờ. Điều này chứng tỏ bạn có thể chia đều thời gian thay vì chạy hàng giờ mỗi ngày. Bài tập chạy có thể khiến bạn cảm thấy quá sức nếu luyện tập liên tục không nghỉ ngơi. Nghiêm trọng hơn là có thể làm chính bản thân bị chấn thương như gãy xương hay phải nẹp cố định do tổn thương gân và dây chằng.

Như vậy chạy bộ bao nhiêu km là đủ? khó đưa ra câu trả lời chính xác. Mỗi người sẽ có thể lựa khác nhau và không cùng chung mục tiêu. Mức độ thể chất và mục tiêu sẽ quyết định số km chạy mỗi ngày của từng người. Do vậy bạn cần lên kế hoạch cụ thể để tập luyện đạt hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro cho bản thân.

Chạy là môn thể thao khá đơn giản và không yêu cầu nhiều và dụng cụ. Tuy nhiên khi chạy muốn đạt hiệu quả bạn nên lựa chọn đôi giày chất lượng và bộ đồ thoáng mát vừa vặn với cơ thể. Nếu bạn sở hữu một đôi giày bạn sẽ dễ gặp phải khó khăn do trời mưa và chạy vào khu vực đất dính. Do vậy để tránh gián đoạn quá trình tập luyện bạn nên có từ 2 đến 3 đôi giày để thay đổi khi có sự cố.

Thông thường chúng ta chạy vào sáng sớm hay tối muộn nên hãy chọn bộ đồ phản quang để phương tiện đi lại dễ thấy. Đó cũng là cách bảo vệ bạn khỏi tai nạn giao thông ngoài ý muốn.

Tần suất chạy của mỗi người không giống nhau do vậy bạn cần tự đặt ra mục tiêu phù hợp với bản thân. Chạy bộ bao nhiêu km là đủ hoàn toàn phụ thuộc vào thể lực và quyết định của chính bạn. Tuy nhiên chạy không nhất thiết phải thực hiện mỗi ngày hãy phân chia chúng đều ra để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi phục hồi.

Hoạt động thể thao không nên vội vàng mà cần có khoảng thời gian phù hợp để tránh căng thẳng tinh thần. Bạn không nhất thiết chạy mỗi ngày nên hãy bố trí thời gian phù hợp với công việc sinh hoạt để mang lại hiệu quả. Nếu quá bận rộn bạn hãy thử bài tập chạy ngắn hoặc chạy kết hợp với các công việc khác để tiết kiệm thời gian.

Dưới đây là kế hoạch chạy bộ trong tuần cho bạn tham khảo:

  • Thứ 2 chạy 5km
  • Thứ 3 chạy đều 30 phút
  • Thứ 4 chạy ngắn 400m chia nhỏ
  • Thứ 5 chạy 5km
  • Thứ 6 nghỉ ngơi
  • Thứ 7 chạy 7 km
  • Chủ nhật chạy 10 km

An toàn khi luyện tập luôn là điều chúng ta cần chú ý. Mỗi ngày bạn hãy dựa theo tình hình sức khỏe mà lựa chọn đường chạy và thời gian thích hợp. Để đảm bảo an toàn bạn nên chọn khu dân cư đông đúc để dễ dàng phát hiện hay được hỗ trợ nếu gặp phải tai nạn. Khi chạy bạn hãy chú ý chướng ngại vật để tránh vấp ngã.

Khi bắt đầu chạy bạn có thể sử dụng tốc độ chậm hoặc đi bộ nhanh dần để làm nóng cơ. Thân nhiệt đủ ấm sẽ hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương cho bạn. Khi các khối cơ quen dần bạn có thể từ từ tăng tốc độ. Đối với chạy bạn cũng không cần ép bản thân chạy quá nhanh hãy chú trọng chạy bền và duy trì chúng để phát triển cơ bắp và thể lực.

Như vậy, chạy bộ 3km mỗi ngày cũng không phải là đơn giản. Bạn hãy tùy vào thể lực và lựa chọn 5 - 10 phút với tốc độ chạy vừa để duy trì thể lực thay vì ham chạy nhiều và ảnh hưởng đến xương và cơ. Các vận động viên giàu kinh nghiệm có thể lực cao cũng không được khuyến khích chạy mỗi ngày nên bạn cần tham khảo bác sĩ hay chuyên gia thể thao để đánh giá khách quan thể lực và khả năng bản thân.

Đến đây bạn đã có thể tự cho mình câu trả lời chạy bộ bao nhiêu km là đủ. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công với kế hoạch chạy bộ trong tương lai.

Quý khách vui lòng theo dõi website (www.vinmec.com) để có thêm thông tin hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên.

Tại cuộc thi điền kinh ở Bydgoszcz (Ba Lan) ngày 30/6/2021, VĐV Christine Mboma quốc tịch Namibia đã xác lập thông số chạy 400m nữ cực kỳ ấn tượng: 48 giây 54 (48.54), phá kỷ lục thế giới nữ trẻ tồn tại 30 năm qua, đồng thời lập kỷ lục châu Phi mới. Cô gái sinh năm 2003 này cũng được coi là nữ VĐV chạy 400m nhanh nhất thế giới mùa giải 2021 tính đến hết tháng 6.

Đồng đội của Mboma là Beatrice Masilingi cũng có thông số rất ấn tượng tại cuộc thi trên là 49.53, thành tích cá nhân tốt nhất trong sự nghiệp.

Chạy 400m mất bao lâu

Tuy nhiên, niềm vui này chưa được bao lâu thì Liên đoàn Điền kinh Namibia mới đây đã công bố sẽ rút tên hai nữ VĐV này khỏi danh sách tham dự nội dung 400m nữ Olympic Tokyo 2020 vì có dấu hiệu bất thường về lượng nội tiết tố.

Theo đó, tổ chức này cho biết hai VĐV này được lấy mẫu thử trong đợt tập huấn tại Italia gần đây và kết quả cho thấy cả hai đều có lượng testosterone cao bất thường so với lượng cho phép của nữ giới. Điều này cũng tương tự một số nữ VĐV nhưng có lượng hooc môn giới tính cao bất thường, thậm chí ngang ngửa nam giới như: Caster Semenya (Nam Phi), Francine Niyonsaba (Burundi) hay Margaret Wambui (Kenya), những nữ VĐV gây tranh cãi khi từng thi đấu và giành nhiều huy chương ở nội dung 800m.

Chạy 400m mất bao lâu

Để đảm bảo tính công bằng, Christine Mboma và Beatrice Masilingi sẽ không được tham dự nội dung chạy 400m Olympic Tokyo 2020. Nhưng cả hai vẫn có khả năng thi đấu nội dung 200m bởi “lượng testosterone chỉ cao quá quy định ở cự ly 400m).

Giới chuyên môn e ngại rằng việc Christine Mboma có lượng testosterone “nhiều hơn nữ giới” đã giúp cho cô gái 18 tuổi này liên tiếp lập nhiều thông số đáng kinh ngạc trong năm 2021. 48.54 là thông số tốt hơn kỷ lục thế giới trẻ cũ 49.42 của VĐV Grit Breuer (Đức) thiết lập từ năm 1991. Trước đó, Mboma cũng lần lượt tạo ra các thông số chạy 400m đáng nể như: 49.24, 49.22 khiến những nghi vấn về “sự chuẩn nữ” của cô gái này.

Chạy 400m mất bao lâu

Theo Wikipedia, testosterone là một hoóc môn steroid từ nhóm androgen và được tìm thấy trong động vật có vú, bò sát, chim và các động vật có xương sống. Ở động vật có vú, testosterone được tiết ra chủ yếu trong tinh hoàn của con đực và buồng trứng của con cái, mặc dù một lượng nhỏ cũng được tiết ra bởi tuyến thượng thận. Đây là hoóc môn tình dục chính của con đực và đồng thời cũng là một steroid đồng hóa.