Chầu lục ở đâu

Chầu Lục Cung Nương hay còn có tên gọi khác như Chúa Lục Cung Nương, Bà Chúa Lục Cung, Lục Cung Tiên Chúa… Là một trong 12 vị Tứ Phủ Thánh Chầu thuộc hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam.

Tương truyền rằng Chầu vốn là hiện thân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh vào nhà một gia đình tù trưởng người Nùng ở vùng Hữu Lũng, Lạng Sơn nên ngoài ra còn được gọi với tên khác là Mế Lục Cung Nương.

Sự tích về Chầu Lục Cung Nương

Không có nhiều giai thoại kể về sự tích Chầu Lục Cung Nương. Theo truyền thuyết kể lại rằng, Chầu Lục Cung Nương vốn là một tiên nữ chốn thiên cung, vì sơ sót trong một lần dâng rượu mà làm vỡ chén ngọc nên Chầu đã bị Ngọc Hoàng giáng xuống nhân gian.

Theo lệnh trời, Chầu Lục đã giáng trần vào ngày 9 tháng 19. Sau đó, khi đã đủ thời hạn về trời vì vẫn còn lưu luyến nơi trần thế nên vua cha đã cho Chầu hiển thánh, quản lý một vùng Hữu Lũng. Bằng tấm lòng thương dân, Chầu thường hiển linh giúp đỡ con người nơi đây trồng trọt, mùa màng tốt tươi, giúp nhân dân ấm no hạnh phúc nên đã được người dân thờ phụng và tôn kính với các danh hiệu khác nhau như: Chúa Lục Cung Nương, Lục Cung Tiên Chúa…

Ngoài ra còn có một vài tài liệu kể lại rằng Chầu Bà giáng sinh vào một gia đình họ Quách và được lấy tên là Quách Thị hồng Hoa. Được 19 năm thì tới hạn về chầu Ngọc Hoàng nhưng vì Chầu vẫn còn thương như cha mẹ nơi trần thế nên vua cha đã cho bà hiển thánh, trông nom các miền non ngàn sơn trang vùng Chín Tư, Hữu Lũng

Đền thờ Chầu Lục Cung Nương ở đâu?

Đền Chầu Lục hay còn được gọi với cái tên khác là Đền Chín Tư. Đền có địa chỉ tại thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đây được cho là đền thờ chính tại cụm di tích Chầu Lục thờ Cô Sáu Lục Cung.

Chầu Lục Cung Nương thường về ngự đồng ra sao?

Xét về vị trí hàng Tứ Phủ Chầu Bà và Thập Nhị Chầu Bà thì Chầu Lục xếp ở vị tríthứ sáu ngay sau Chầu Năm Suối Lân. Bà là vị Thánh Chầu rất có danh tiếng trên ngàn cùng với không ít số lượng con nhang đệ tử. Chầu Bà cũng thường hay ngự về đồng, tại đại lễ khai đàn mở phủ dành cho đồng tân lính mới, cùng với Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn thì Chầu Lục cũng là người về chứng toà sơn trang, chứng mâm trầu dâng trình và sang khăn sẻ bóng cho tân đồng. Tại các nghi lễ mở phủ, Chầu sẽ thường là vị thánh cuối cùng chứng đàn và sang khăn cho tân đồng.

Khi ngự về đồng Chầu mặc y phục màu lam hoặc chàm xanh, Chầu khai cuông và múa mồi, chứng toà sơn trang hoặc mâm trầu cau, chữa bệnh, ban tài phát lộc trên ngàn cho các con nhang đệ tử và con dân trăm nhà.

Ngày tiệc Chầu Lục là ngày nào?

Ngày 10 tháng năm âm lịch hằng năm là ngày tiệc của Chầu Lục Cung, theo truyền thuyết thì đây chính là ngày mà Chầu giáng trần vào nhà tù trưởng tại vùng Hữu Lũng.

Vào ngày này, các du khách và con nhang đệ tử từ khắp mọi nơi lại tụ tập về đây dâng lên lễ Chầu những thứ đặc sản tươi ngon nhất và tổ chức giá hầu đồng thỉnh Chầu về ban tài phát lộc.

Lưu ý khi đi lễ đền Chầu Lục

Dâng lễ Chầu Bà cầu gì?

Chầu Lục Cung được nhắc tới với nhiều sự tích ban phát tài lộc, sức khỏe cho người dân. Chính vì vậy, khi lễ Chầu, mọi người thường cầu mong gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào tránh bệnh tật đau ốm.

Ngoài ra những người dân làm ăn buôn bán và người theo nghiệp học hành đi lễ Chầu còn cầu cho làm ăn phát đạt, công việc thuận buồm xuôi gió, thăng quan tiến chức, công việc thăng tiến.

Lễ vật dâng gồm những gì?

Cũng như khi đi lễ ở bất cứ nơi đâu, điều quan trọng nhất trước tiên đó là ở cái TÂM, chỉ cần có tấm lòng thành kính thì lễ vật dâng lên dù ít dù nhiều cũng sẽ được Thánh chứng giám. Tuy nhiên, nếu có thời gian và điều kiện thì khi đi dâng lễ Chầu hãy chuẩn bị một mâm lễ có những vật phẩm như sau:

  • Hoa tươi, quả ngọt
  • Tiền vàng lá sớ
  • Xôi thịt rượu trắng
  • Chè ngon thuốc lá
  • Phẩm Oản dâng lễ [màu xanh lam]

Hát văn Chầu Lục Cung Nương

Hát Văn Chầu Lục Cung Nương tham khảo:

Bản văn Chầu Lục

Nén nhang thơm tâm thành khấn nguyệnGiãi lòng thành dâng tiến văn caĐường lên xứ Lạng bao xaĐường về Hữu Lũng tuy xa mà gầnChốn thanh tân long lâu điện cácVí nào bằng cảnh hạc Lâm sanĐền thờ chầu Lục trên ngànCây xanh che phủ xóm làng lơ thơĐường dốc núi quanh co trùng điệpNước Sông Thưong uốn lượn bao quanhĐền thờ cao ngất non xanhLô xô đá mọc xung quanh đường đèoTrên thời vượn hót thông reoDưới khe nước chảy ra chiều nghiêm trangLơ thơ mấy nóc nhà sànVen bên sườn núi bản làng xa xaNghe suối chảy chim ca ríu rítBộ người nùng đầu chít khăn lamDao quai, xà tích ,áo chàmCơm lam,muối ống vượt ngàn lên nonNhịp chân bước thiên sơn vạn thủyBắc Lệ ngàn, Phố Vị suối ngangLắng nghe tiếng hát cung đànĐiệu then đàn tính âm vang núi rừngĐiệu “soong hao” vang lừng khắp bảnHội lồng tồng đợi bạn đầu xuânLên ngàn trảy hội sơn lâmNgôi đền Chầu ngự mấy tầng nguy ngaTrước sân đền cây đa cổ thụNhuốm một màu chen phủ lá câyNgất trời gió cuốn sương bayChim kêu vượn hót đêm ngày xôn xaoĐường dốc núi lối vào sơn cướcCảnh non bồng nước nhược bồng laiVào ra áo thắm thơ bàiÁo lam khăn củ ấu ,gót hài thêu hoaGiáng ngự đồng trâm hoa điểm xuyếtLược trâm cài ngọc tuyết thu baTóc mây rẽ mái mượt màPhấn son trang điểm vào ra dập dìuCảnh núi rừng đìu hiu hút gióThú sơn lâm hoa cỏ tốt tươiDâng văn tấu thỉnh khuyên mờiLục Cung tiên chúa giáng nơi bản đềnNgôi đền thờ Sơn Lâm công chúaChầu Lục Cung tối tú chứng minhĐền thờ thượng cổ tối linh

Khuông phù đệ tử khang ninh thọ trường.

Văn khấn Chầu Lục

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Oantailoc.com chuyên cung cấp sỉ lẻ các loại Oản Tài Lộc, Oản Thờ, Oản Dâng Lễ, Oản Tết… đẹp theo nhu cầu của quý khách tại Hà Nội và các tỉnh lân cận giá cả hợp lý.

Chầu Lục là chầu đứng thứ sáu trong Tứ Phủ Thánh Chầu. Chầu Lục còn gọi là Chầu Lục Cung Nương hay Chầu Sáu Lục Cung. Chầu Lục vốn là người Nùng. Vì vậy, Chầu Lục còn gọi là Mế Lục Cung Nương, Lục Cung Đô Thống.

Ngài là vị Chầu Bà rất mực anh linh trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu, được con nhang đệ tử khắp nơi tôn thờ gọi tên Chúa Lục, Đệ Lục Thánh Chầu hay Mế Lục Cung Nương.

Tích cũ năm xưa có kể rằng khi Vua Cha Ngọc Hoàng mở buổi đại yến ở chốn Thiên Cung, nàng tiên nữ bưng khay rượu vô ý đánh rơi kim trản. Vua Cha phiền lòng đã giáng nàng xuống hạ giới.

Trống rung chưa kịp dứt hồi


Bỗng đâu Chầu Lục sảy rơi chén vàng
Trên chín bệ Vua Cha phật ý
Nổi lôi đình truyền chiếu chỉ ra ban
Kíp đầy Chầu xuống trần gian...Đêm ấy ứng hiện điềm lành, mồng mười tháng chín có tiên cô thác sanh vào gia tộc người Nùng ở Chín Tư, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đại Việt ta có Thánh Chầu giáng sinh ban phước cho muôn dân nương nhờ."Đêm Đông xuống trần gian báo mộngHoàng Thị Nương cấn động bào thai

Mùa thu tháng chín ngày mười..."

Theo tương truyền Chầu là con gái tù trưởng người Nùng Hữu Lũng Lạng Sơn, mẹ là công chúa nhà Trần, hạ sinh vào thượng tuần tháng 9 ngày 10 năm Thân. Chầu là hiện thân của Mẫu Liễu Hạnh, con vua cha Ngọc Hoàng, làm rơi chén ngọc nên bị đầy xuống trần gian 15 năm.Chầu Lục Cung Nương. Chầu Lục vốn là người Nùng [vì vậy nên có người còn gọi bà là Mế Lục Cung Nương], con nhà lệnh tộc trên vùng Chín Tư, Lạng Sơn cũng dưới thời Lê Trung Hưng.

Tương truyền, chầu vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, chẳng may để rơi chén ngọc nên bị trích giáng xuống trần gian. Chầu giáng sinh vào nhà họ Trần [cha họ Trần, mẹ họ Hoàng] vốn là lệnh tộc trên miền Lạng Sơn [lại có tài liệu cho rằng Chầu Bà giáng sinh vào nhà họ Quách vào giờ Mão, ngày Mão, tháng Mão, năm Kỉ Mão, được đặt tên là Quách Thị Hồng Hoa], được 19 năm thì mãn hạn về chầu Đế Đình, nhưng vì chầu còn thương nhớ phụ mẫu nơi trần gian nên Ngọc Đế cho bà hiển thánh, cai giữ miền non ngàn sơn trang, nơi rừng Chín Tư, Hữu Lũng. Cũng như Chầu Năm, Chầu Lục hiển ứng giúp dân làm trồng trọt. Tuy anh linh nhưng bà cũng rất đành hanh, còn lưu truyền rằng, chầu thường cùng các bạn tiên nàng giả làm các cô gái người Nùng, bán hàng, ung dung cợt khách qua đường.

Truyện khác lại cho rằng, Ngài được gia đình họ Quách dưỡng dục [có tích ghi chép là họ Trần] đặt tên. Nàng lớn lên có nhan sắc mỹ miều, cốt cách trang nhã, khí chất thanh tao. Tiếc thay, vẫn chưa kịp báo đáp thập ân phụ mẫu thì có lệnh từ cõi Thượng Thiên, năm ấy tròn thập cửu tuế, nàng hóa thân về trời.Dù đã về chầu long ngai Cha Trời nhưng Chầu vẫn một lòng thương nhớ song thân, cảm thông chân tâm hiếu thuận, Vua Cha phong làm Thánh Chầu cho Bà về hiển Thánh, bản doanh ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Chầu nhiều lần linh ứng chỉ bày chúng dân cách cho quả thực sinh sôi, vải tơ thêm sắc, từ đấy mà vạn dân kính tin lập nên đền thờ.

Chầu Lục cũng là một trong các vị chầu danh tiếng trên ngàn có lẽ bởi vì chầu rất hay bắt đồng. Cũng như Chầu Đệ Nhị, người ta cũng thường hay thỉnh Chầu Lục về ngự đồng. Đôi khi Chầu Lục lại là giá chầu về sang khăn cho đồng tân lính mới và chứng đàn Sơn Trang trong lễ mở phủ. Chầu Lục cũng có thể chứng mâm giầu trình. Khi ngự đồng, chầu mặc áo màu lam [hoặc màu chàm xanh], khai cuông rồi múa mồi.

Chầu Bà tính rất đành hanh, Chầu thường cùng các tiên bạn hóa thành nữ nhân hàng nước bên đồi giễu cợt khách vãng lai. Trong Thập Nhị Chầu Bà thì Mế Lục đứng thứ sáu sau Chầu Năm Suối Lân. Chúa Lục là vị Thánh tối linh ở chốn ngành xanh non vĩ, các tân đồng thường thỉnh Chầu về chứng tòa Sơn Trang, chứng mâm trầu trình và sang khăn.Về đồng Chầu mặc áo màu lam hoặc màu chàm xanh, khai quang múa mồi rồi phán truyền, chữa bệnh và phát lộc thượng ngàn.

Đền thờ chính: Đền thờ Chầu ở Hữu Lũng [Đền 94] Lạng Sơn, Cây Xanh Tuyên Quang

Video liên quan

Chủ Đề