Vì sao phải ban hành luật biển

Ngày 01/01/2013, Luật Biển Việt Nam 2012 sẽ chính thức có hiệu lực – điều mà nhiều người dân Việt Nam mong đợi trước bối cảnh chủ quyền biển đảo hiện nay. Luật là tiền đề, hành lang pháp lý quan trọng để khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo; nhưng để đưa luật vào cuộc sống thì cần có cơ chế thực thi phù hợp.Dưới đây là toàn bộ nội dung văn bản được cập nhật bởi Luật sư X. Mời bạn xem trước và tải xuống. Dưới đây là toàn bộ nội dung văn bản được cập nhật bởi Luật sư X. Mời bạn xem trước và tải xuống.

Số hiệu:
18/2012/QH13
Loại văn bản:
Luật
Nơi ban hành:
Quốc hội
Người ký:
Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:
21/06/2012
Ngày hiệu lực:
01/01/2013
Ngày công báo:
06/08/2012
Số công báo:
Từ số 481 đến số 482
Tình trạng:
Còn hiệu lực

Ngày 01/01/2013, Luật Biển Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực – điều mà nhiều người dân Việt Nam mong đợi trước bối cảnh chủ quyền biển đảo hiện nay.

Đây là khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Luật quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế…, khẳng định Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; đề cập toàn diện đến chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền khác.

Theo đó, mọi hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam. Phân định quy chế pháp lý cho từng vùng biển, những quyền và nghĩa vụ của tàu nước ngoài, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý nếu xảy ra vi phạm.

Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, mọi chủ thể không được đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam; gây ô nhiễm môi trường; cướp biển và các hoạt động trái phép khác. Việt Nam có quyền thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải…

Luật Biển Việt Nam 2012 là tiền đề, hành lang pháp lý quan trọng nhưng để đưa luật vào cuộc sống thì cần có cơ chế thực thi phù hợp.

Download Luật biển Việt Nam 2012 [104.00 KB]

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Luật Biển Việt Nam 2012. Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Vùng biển quốc tế là gì?

Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm những gì?

Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm:+ Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ;+ Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai;+ Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển;+ Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu;+ Tìm kiếm, cứu nạn trên biển;+ Phòng, chống tội phạm trên biển;

+ Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển

5 trên 5 [1 Phiếu]

Thứ Ba, 29/05/2018, 15:54 [GMT+7]

    Sau khi Việt Nam trở thành thành viên Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển, ngày 28-3-1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Qua 19 năm thi hành Pháp lệnh, Cảnh sát biển Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ trong bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trên biển; góp phần thể hiện hình ảnh Việt Nam là quốc gia ven biển, thành viên Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, có trách nhiệm giữ gìn an ninh, hòa bình quốc tế; mong muốn giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hữu nghị, hòa bình, trên cơ sở tôn trọng pháp luật quốc tế.

    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Pháp lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai, bao gồm:

    Một là, Pháp lệnh chưa quy định chức năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Chưa quy định nhiệm vụ xử lý các tình huống quốc phòng - an ninh trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam và các biện pháp công tác Cảnh sát biển Việt Nam. Điều này sẽ hạn chế vai trò, trách nhiệm và tính chính danh của lực lượng cảnh sát biển trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng thời bình và trong việc chiến đấu, tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc khi có xung đột biển đảo và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV

    Hiện nay các hành vi xâm lấn về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên Biển Đông đang diễn ra với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nguy hiểm. Phần lớn tình huống quốc phòng - an ninh trên biển Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ xung đột vũ trang và chiến tranh trên biển, đòi hỏi sự khôn khéo, linh hoạt, kiên quyết và hành động đúng đối sách. Việt Nam luôn cam kết giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với pháp luật quốc tế hiện đại. Việc sử dụng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển trong điều kiện tình hình Biển Đông hiện nay phù hợp với xu thế giải quyết tranh chấp bằng lực lượng “dân sự”, đảm bảo hòa bình, ổn định và tranh thủ được sự ủng hộ, đồng tình của cộng đồng quốc tế và bớt đi tính nhạy cảm, không để cho các thế lực lợi dụng đẩy lên thành xung đột. Trong khi đó, nhiệm vụ “xử lý các tình huống quốc phòng - an ninh trên biển” chưa được ghi nhận tại Pháp lệnh, chưa tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bảo đảm an ninh - quốc phòng trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam.

    Mặt khác, thực tiễn 19 năm thi hành Pháp lệnh cho thấy, biện pháp công tác của Cảnh sát biển có tính đặc thù, phân biệt với các biện pháp nghiệp vụ của các lực lượng chức năng khác. Những nội dung về biện pháp công tác Cảnh sát biển nếu chưa được quy phạm hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến tính thống nhất nhận thức và chỉ đạo, điều hành lực lượng thực hiện nhiệm vụ trên thực tế. Do vậy, cần thiết phải có quy định về biện pháp công tác Cảnh sát biển tại Luật, nhằm tạo lập cơ sở pháp lý để Cảnh sát biển Việt Nam - với vai trò là lực lượng bảo đảm thực thi pháp luật trên biển, thống nhất hình thức tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa lực lượng.

    Hai là, Pháp lệnh chưa quy định về sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát biển với các lực lượng chức năng khác làm nhiệm vụ trên biển [hải quân, hải quan, kiểm ngư, biên phòng, dân quân tự vệ biển, thanh tra hàng hải]. Trước các diễn biến khó lường, tính chất ngày càng phức tạp của tình hình an ninh, trật tự, an toàn trên biển, cần phải có quy định rõ hơn về sự phối hợp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng. Điều này một mặt nhằm tăng cường năng lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo, khẳng định vai trò trung tâm, chủ trì thực thi pháp luật trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam; mặt khác phối hợp để xử lý hiệu quả các vụ việc phức tạp xảy ra trên biển. 

    Ba là, Pháp lệnh chưa quy định về phạm vi hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam. Để đảm bảo an ninh, an toàn cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động ở vùng biển quốc tế, vùng biển nước ngoài; đáp ứng nhu cầu tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam với các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các quốc gia trong khu vực và thế giới, đấu tranh có hiệu quả với các vi phạm, tội phạm xuyên quốc gia, vi phạm an ninh phi truyền thống, việc quy định trong Luật về phạm vi hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ở vùng biển quốc tế, vùng biển nước ngoài là cần thiết và phù hợp với diễn biến thực tiễn trong tình hình hiện nay.

    Những năm gần đây, Biển Đông được đánh giá là một trong những vùng biển có nhiều tranh chấp phức tạp nhất thế giới, không chỉ liên quan đến lợi ích của nhiều nước ven Biển Đông, mà còn liên quan đến lợi ích chính trị của nhiều cường quốc hải dương trên thế giới. Tình hình vùng biển Việt Nam diễn biến ngày một khó lường, các tình huống liên quan tới quốc phòng - an ninh trên biển liên tiếp xảy ra, do chiến lược, tham vọng kiểm soát biển của các nước trong khu vực; các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia về ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại; vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn trên biển. Vì vậy, dẫn tới nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam ngày một nặng nề hơn. Trong khi đó, hiệu lực pháp lý của Pháp lệnh chưa cao, chưa tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam trong tình hình mới. 

    Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm, chủ trương về tăng cường năng lực quốc phòng, an ninh trên biển đồng thời giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09-2-2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25-10-2013 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, định hướng xây dựng quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Kết luận số 60-KL/TW ngày 16-4-2013 của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020…. Trong đó, đáng chú ý là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã khẳng định: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quốc phòng, an ninh nhằm xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân; thể chế hóa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố và xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thiện pháp luật về biên giới quốc gia, vùng biển, vùng trời; về tổ chức, hoạt động lực lượng vũ trang”.

    Mặt khác, Hiến pháp 2013 quy định “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Trong khi đó, Pháp lệnh đang quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện nhiều hoạt động liên quan tới hạn chế quyền con người, quyền công dân như: Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, huy động nhân lực, tàu thuyền, bắt giữ, truy đuổi, nổ súng. Cảnh sát biển Việt Nam đã sử dụng các quyền này để đấu tranh, ngăn chặn những hành vi xâm phạm vùng biển Việt Nam; khai thác thủy sản bất hợp pháp; nghiên cứu, thăm dò dầu khí, khoáng sản; buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép; trấn áp cướp biển, buôn lậu ma túy trên biển… vì vậy để bảo đảm tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013, việc luật hóa những thẩm quyền này phải thể hiện ở văn bản Luật.

    Ngoài ra, từ năm 2008 đến nay, nhiều văn bản mới về quản lý, bảo vệ biển, đảo đã được Quốc hội ban hành, tiêu biểu như Luật biển Việt Nam năm 2012, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật bảo vệ môi trường 2013, Luật hải quan 2014, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015… đã có nhiều quy định mới, liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển; do vậy, để đảm bảo tính thống nhất với các văn bản mới ban hành, cần xây dựng Luật Cảnh sát biển nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, bảo vệ vùng biển và triển khai hiệu quả quy định của các luật quản lý chuyên ngành.

    Bên cạnh đó, đa số các nước trên thế giới đều quy định về lực lượng Cảnh sát biển của mình bằng văn bản luật. Cảnh sát biển Việt Nam đang hoạt động trên cơ sở pháp lý của Pháp lệnh, là văn bản dưới luật, chưa đảm bảo tính tương đồng với thực tiễn lập pháp các nước trên thế giới. Do đó để đảm bảo cơ sở pháp lý viện dẫn và đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam, cần phải ban hành luật. Điều này cũng thể hiện tuyên bố mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta về quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển băng các biện pháp hòa bình, phù hợp pháp luật quốc tế.

    Với những lý do trên, việc xây dựng Luật Cảnh sát biển Việt Nam là cần thiết và phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Nguyễn Phương Thảo

[Ban Nội chính Trung ương]

;

Video liên quan

Chủ Đề