Vì sao nên đi bảo tàng

Nhiều bảo tàng ở nước ta không phát huy được hết giá trị lịch sử, văn hóa của quá khứ tới xã hội hiện nay - Ảnh minh họa

Bảo tàng là nơi được biết đến để kết nối những giá trị lịch sử, văn hóa của quá khứ tới con người, xã hội hiện tại. Ở nước ta, dù có nhiều bảo tàng quy mô song vẫn chưa phát huy hết hiệu quả, đồng thời thường rơi vào trầm lắng vì không có khách tham quan. Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống bảo tàng Việt Nam đã và đang được củng cố, nâng cấp và phát triển với tổng số 149 bảo tàng [gồm 124 bảo tàng công lập và 25 bảo tàng ngoài công lập], lưu giữ và trưng bày gần 3 triệu tài liệu hiện vật [trong đó có nhiều bảo vật quốc gia và sưu tập hiện vật quý hiếm.

Nhưng theo tìm hiểu, ở Hà Nội vốn chỉ có bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, bảo tàng Thiên nhiên, bảo tàng Dân tộc học là thu hút được khách. Nguyên do được xác định là bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã năng động tổ chức nhiều sự kiện, bảo tàng Dân tộc học đa dạng và sinh động các hiện vật, còn bảo tàng Thiên nhiên thu hút đối tượng trẻ em. Còn tại TP.HCM, việc không có đủ kinh phí để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, hiện đại hóa trưng bày, xây dựng các chương trình nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch là thực trạng của đa số các bảo tàng nơi đây.

Trao đổi với chương trình, một số du khách cho biết: “Những thiết bị mà người ta có thể tìm hiểu những thông tin của Google, kiểm tra ngay tại đó được thì bảo tàng của mình lại không có. Người ta đi vô bảo tàng cần có một người giải thích cũng không có tìm ra được. Bảo tàng cũng là nơi mang tính nghệ thuật rất là cao cho nên đầu tư vào thị giác phải được ưu tiên hàng đầu thì những bảo tàng hiện nay hoàn toàn không có yếu tố đó”.

“Tính giải trí hiện tại chưa có, không gian chưa được hấp dẫn lắm. Một số bảo tàng chưa cuốn hút người đi tham quan, các bảo tàng giờ cũng sơ sài lắm”.

Trong nhiều năm qua, mạng lưới bảo tàng nước ta vẫn ở tình trạng mất cân đối về loại hình. Hiện tại hầu hết bảo tàng ở Việt Nam là bảo tàng thuộc loại hình lịch sử xã hội, còn quá ít các bảo tàng lịch sử tự nhiên, bảo tàng chuyên ngành về khoa học kỹ thuật. Dù được chú ý đầu tư ở nhiều bảo tàng, hiện vật còn nghèo nàn, kinh phí hoạt động thiếu dẫn đến việc trang thiết bị ít ỏi, cũ kỹ.

Thêm vào đó, việc quản lý lỏng lẻo cũng góp phần dẫn đến tình trạng ế ẩm của các bảo tàng trong nước. Việc tổ chức hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ bảo tàng cũng chưa mang tính chuyên nghiệp, khả năng thực hành các mặt công tác nghiệp vụ cụ thể còn nhiều bất cập. Ngay cả công tác quảng bá để thu hút công chúng đến với bảo tàng cũng chưa được quan tâm và đầu tư thỏa đáng nên người ta không biết bảo tàng có gì hay. Sự phối hợp, mối quan hệ hợp tác giữa bảo tàng với các đơn vị lữ hành chưa chặt chẽ.

Trong bối cảnh có quá nhiều hoạt động giải trí như ti-vi, rạp chiếu phim, khu vui chơi,... để kéo khách đến với bảo tàng, nhất thiết phải đa dạng hóa loại hình hoạt động để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của công chúng. Bảo tàng nào không nỗ lực sáng tạo vì công chúng thì bảo tàng đó sẽ bị đào thải.

Đó là ý kiến của PGS. TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam:“Ở mỗi bảo tàng có một sự tương tác khác nhau. Theo tôi vấn đề quan trọng nhất là bảo tàng biết kể những câu chuyện như thế nào với người khách. Bởi những tài liệu của bảo tàng là vô giá như những cuốn nhật ký, công văn, hiện vật… Nó có câu chuyện, có chủ nhân, vấn đề là chúng ta phải biết kể câu chuyện gắn liền với chủ nhân của các hiện vật. Những người làm bảo tàng phải kết hợp các hiện vật với nhau thành một chuỗi các câu chuyện giống như nhà văn họ viết tiểu thuyết thì học sinh hay khách đến thăm sẽ thích. Hãy kể những câu chuyện bình dị dễ hiểu chứ đừng kể những câu chuyện bác học”.

Các bảo tàng cũng phải nhìn lại mình để có một sự thay đổi về cung cách phục vụ, về khả năng hiện có để nâng cao sức hút và tăng cường mối quan hệ hợp tác, liên kết; phát huy hơn nữa nguồn lực xã hội hóa chứ không chỉ trông chờ vào ngân sách Nhà nước và những điều kiện thuận lợi nhất.Còn theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, công việc của bảo tàng hiện nay gắn với xã hội một cách rất thân thiện, đa dạng chứ không chỉ là nơi lưu giữ, trưng bày, mọi người không động, không chạm đến hiện vật:

“Có những bảo tàng phải có một sự thay đổi cách mạng về tinh thần. Chức năng của bảo tàng có 2 cái, một là chức năng bảo tồn các giá trị di sản văn hóa. Thứ hai khi mà đã gìn giữ được rồi thì phải mang lại giá trị cho công chúng hưởng thụ và phát huy được giá trị ấy đến đâu. Rõ ràng đây là câu chuyện mà bây giờ các bảo tàng vẫn đang tiếp tục nhìn lại mình để vừa giữ gìn tốt vừa phát huy tốt để mang lại giá trị cho cộng đồng”. - Tiến sỹ Nguyễn Văn Cường cho biết.

Để bảo tàng trở thành điểm thu hút khách trong và ngoài nước, các đơn vị quản lý ngành văn hóa cần có những đầu tư nhiều hơn nữa cho bảo tàng. Về phần mình, các bảo tàng cần đặc biệt chú trọng đến đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên - những người thổi hồn cho bảo tàng. Bảo tàng sinh động, hấp dẫn hay tẻ nhạt, đơn điệu một phần quan trọng nhờ vào đội ngũ hướng dẫn viên. Bảo tàng nào cũng mong muốn có đông khách đến tham quan, tuy nhiên, nếu không sớm khắc phục những hạn chế nêu trên thì cảnh đìu hiu, vắng khách sẽ còn tiếp diễn.

Nguồn ảnh: Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia

Sẽ là thiếu sót lớn nếu bạn bỏ qua Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong lịch trình du hí Hà Nội. Cùng lắng nghe câu chuyện lịch sử dân tộc kéo dài hàng nghìn năm tại đây nhé.

Bảo tàng thường là nơi trưng bày, lưu trữ các cổ vật, tài liệu, kết hợp nghiên cứu, giáo dục về một lĩnh vực nào đó như lịch sử, văn hóa của một dân tộc, hoặc một giai đoạn trong quá khứ. Và sứ mệnh của Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng tương tự như thế. Không chỉ là một công trình kiến trúc đặc sắc, Bảo tàng Lịch sử quốc gia còn là nơi lưu trữ hiện vật lịch sử hàng đầu của Việt Nam, một cuốn sách khổng lồ kể lại các câu chuyện lịch sử đầy đủ, chi tiết, sống động nhất. 

Nếu bạn thuộc tuýp đam mê khám phá và tìm hiểu về lịch sử dân tộc, và muốn giới thiệu lịch sử nghìn năm của nước Việt đến cho mọi người, Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính là địa chỉ lý tưởng không thể bỏ qua khi đi du lịch Hà Nội.

Ưu Đãi Du Lịch Hà Nội Đến 50%

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là tên gọi sau khi đã sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – thành lập năm 1958, và Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam – thành lập năm 1959.

Tiền thân của công trình Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là Bảo tàng Louis Finot, một dự án thuộc trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học ở khu vực Đông Dương. Công trình này hoàn thành vào năm 1932, và đến năm 1958, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot, chuyển đổi từ bảo tàng lịch sử nghệ thuật thành bảo tàng lịch sử xã hội. Vì thế, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mang đậm phong cách kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội.

Về phần Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam, nơi đây nguyên là Sở Thương chính Đông Dương do người Pháp xây dựng năm 1917. Sau năm 1954, Hội đồng chính phủ quyết định xây dựng Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam, và đến năm 1959, viện bảo tàng mở cửa phục vụ công chúng, tái hiện lịch sử đấu tranh suốt trăm năm qua của nhân dân Việt Nam.

Từ năm 2011, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã được sáp nhập thành Bảo tàng Lịch sử quốc gia, kế thừa toàn bộ tài sản và kinh nghiệm hoạt động hơn nửa thế kỷ của cả hai bảo tàng. 

Khối di sản mà Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện lưu giữ là trên 20.000 tài liệu, hiện vật tái hiện toàn bộ dòng chảy lịch sử của dân tộc từ thời tiền sơ sử đến nay. Đặc biệt, bảo tàng có nhiều bảo vật quốc gia, bộ sưu tập cổ vật quý hiếm hơn so với các bảo tàng cùng chủ đề.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện là thành viên của Hội đồng Bảo tàng quốc tế [ICOM], đồng thời là thành viên sáng lập Hiệp hội các bảo tàng quốc gia châu Á [ANMA].

Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang duy trì 2 hệ thống trưng bày cố định tại 2 cơ sở: số 1 Tràng Tiền – trưng bày từ thời tiền sử đến hết triều Nguyễn [năm 1945]; và số 216 Trần Quang Khải – trưng bày từ giữa thế kỷ XX đến nay.

Ngoài ra, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng là bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ vào hoạt động giới thiệu trưng bày, giáo dục. Với công nghệ tương tác ảo 3D được giới thiệu trên trang web của bảo tàng, bạn có thể dễ dàng đi tham quan, và xem đầy đủ bộ sưu tập mà không cần phải đến tận nơi.

Hệ thống Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện có hai địa chỉ như sau:

  • Cơ sở 1: 1 Tràng Tiền, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Cơ sở 2: 216 Trần Quang Khải, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Bảo tàng Lịch sử quốc gia tọa lạc ở ngay sau Nhà hát lớn Hà Nội, cùng một địa chỉ số 1 Tràng Tiền, nên cách đi đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng chính xác là cách đi đến Nhà hát lớn Hà Nội.

#teamKlook có thể di chuyển đến đây bằng phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng, hoặc taxi.

  • Nếu bạn thích đi xe buýt, tham khảo các tuyến giao thông có đi qua Bảo tàng Lịch sử quốc gia là: 02, 34, 44, 49, 51.

  • Nếu bạn đi bằng ô tô hoặc xe máy, thì theo tuyến đường: Lê Thái Tổ đi về hướng Hàng Trống – Hàng Khay – Tràng Tiền qua vòng xoay Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, ngang Nhà hát lớn Hà Nội, đi thêm khoảng 200m nữa là đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Ngoài ra, bạn còn có thể thử đi xe buýt hai tầng Hanoi City Tour khởi hành từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đến Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám. Di chuyển bằng hình thức này không chỉ vui, an toàn, mà còn có thể nhìn ngắm phố phường Hà Nội một cách chậm rãi, thoải mái nhất.

Thuê Xe Hơi Riêng Ở Hà Nội Giá Tốt

Bảo tàng Lịch sử quốc gia mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày thứ Hai đầu tiên hàng tháng. Thời gian cụ thể:

Nếu các ngày lễ trong năm trùng vào ngày thứ Hai, bảo tàng vẫn mở cửa phục vụ khách tham quan. Vào dịp Tết âm lịch, Bảo tàng sẽ có thông báo riêng. #teamKlook nhớ lưu ý thời gian hoạt động của bảo tàng để sắp xếp lịch trình cho phù hợp nhé.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia quy định giá vé theo từng đối tượng khách tham quan như sau:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi và người khuyết tật đặc biệt nặng: Miễn phí

Giá vé trên áp dụng cho khu vực trưng bày thường xuyên ở tại hai cơ sở của bảo tàng. Giá vé tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn hãy cập nhật thông tin chính xác nhất ở tại điểm đến nhé. 

Với số lượng tài liệu, hiện vật “khủng”, và cả bảo vật quốc gia, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phải phân bổ bộ sưu tập và trưng bày ở hai cơ sở theo từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Thông qua các hiện vật, bạn có thể biết thêm về đặc điểm kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ, cũng như đặc điểm địa lý, bản sắc văn hóa của các vùng, miền khắp tổ quốc.

Cơ sở số 1 Tràng Tiền là nơi giới thiệu những dấu tích phản ánh sự xuất hiện của con người trên đất nước Việt Nam, đến thời kỳ dựng nước ban đầu, đấu tranh giành độc lập thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa, và từng bước gầy dựng nên một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả vật lẫn phi vật thể qua các triều đại phong kiến.

Các bộ sưu tập của di tích văn hóa Óc Eo – Phù Nam, nghệ thuật điêu khắc Champa, và các tác phẩm của sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương thời Pháp thuộc cũng được trưng bày đầy đủ, sinh động ở bên trong bảo tàng.

Cùng với hệ thống trưng bày thường xuyên, phần trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử quốc gia tạo nên điểm nhấn ấn tượng, khiến tổng thể không gian bảo tàng trở nên hấp dẫn, phong phú hơn. 

Khu vực trưng bày ngoài trời sẽ đưa bạn đến với văn hóa Champa thông qua bộ sưu tập hiện vật có minh văn và các tác phẩm điêu khắc. Ngoài ra, bạn còn được chiêm ngưỡng các vật thể khối lớn có niên đại từ thời Lý đến thời Nguyễn, với nhiều vật thể như: bia ký, tượng thờ, tháp thờ, v.v. mang đặc trưng nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa qua từng triều đại.

Tại đây, bạn được tiếp cận một giai đoạn lịch sử đầy gian khó nhưng hào hùng của dân tộc Việt Nam, từ khi Pháp nổ súng vào năm 1858, đến khi Mỹ can thiệp, và kết thúc chiến tranh vào năm 1975. Phần trưng bày thường xuyên này giới thiệu các hiện vật về cuộc sống chiến đấu, lao động, làm việc, xây dựng cơ sở vật chất trong thời chiến và chuẩn bị những điều kiện cho sự phát triển đất nước sau chiến tranh.

Ngoài ra, phần trưng bày thường xuyên còn giới thiệu hơn 100 hiện vật nguyên gốc là tặng phẩm của nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới gửi tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Bên cạnh đó, khu vực sân trước và sau tòa nhà còn là nơi trưng bày một số vật thể khối có kích thước lớn, mang giá trị lịch sử tiêu biểu, nổi bật nhất là chiếc xe ô tô đặc chủng do Đảng Cộng Sản Liên Xô tặng Đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 1954.

  • Để gia tăng chất lượng tham quan, Bảo tàng Lịch sử quốc gia có hướng dẫn viên theo đoàn. Nếu bạn có nhu cầu, hãy liên hệ trước với ban quản lý bảo tàng.

  • Đối với các bạn học sinh, Bảo tàng Lịch sử quốc gia có các chương trình giáo dục như: Câu lạc bộ Em yêu lịch sử, Giờ học lịch sử phù hợp với nhu cầu của ba mẹ và các bé.

  • Không chỉ dừng lại ở việc nhìn ngắm, bạn còn được tham gia hoạt động tương tác gắn với nội dung trưng bày, hoạt động của bảo tàng tại Phòng Khám phá.

  • Sau khi tham quan, đừng quên ghé vào Quầy lưu niệm trong Bảo tàng để lựa chọn những ấn phẩm đặc sắc, những món quà lưu niệm niệm ý nghĩa cho bản thân và bạn bè nhé.

Địa điểm gần với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nhất chính là Nhà hát lớn Hà Nội, cách nhau chỉ hơn 200m. Ngoài ra, bạn có thể dạo quanh Quần thể di tích văn hóa – lịch sử Hồ Hoàn Kiếm như: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, check-in tại Vườn hoa Chí Linh, mua sắm tại Chợ Đồng Xuân, hay tham gia các hoạt động ăn uống, giải trí tại Phố đi bộ Hà Nội.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, nơi sầm uất nhất nhì Hà Nội, nên không khó để bạn có thể tìm cho mình một nơi lưu trú lý tưởng.

  • Địa chỉ: 15 Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: 2.124.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 1 Lê Thánh Tông, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: 1.179.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 29 Tràng Tiền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: 2.225.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 1A Đặng Thái Thân, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: 726.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 40-42-44 Thọ Xương, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

  • Giá tham khảo: 1.814.000đ/đêm

Tiết Kiệm 50%++ Khi Đặt Phòng Trên Klook

Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính là nơi có thể kể cho bạn những câu chuyện lịch sử chân thật, sống động, đầy đủ nhất mà không hề khô khan, nhàm chán. Một hành trình dài của dân tộc Việt được thu lại qua không gian trưng bày ở cả hai cơ sở, giúp bạn cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp của đất nước, cũng như thêm tự hào về cội nguồn dân tộc. Nếu có dịp du lịch Hà Nội, #teamKlook hãy đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia cùng các bảo tàng hấp dẫn nhất Hà Nội để tham quan nhiều hơn né.

Điều thú vị nào đang chờ đón #teamKlook tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia? Cùng khám phá ngay hôm nay!

Video liên quan

Chủ Đề