Vì sao phụ nữ phải biết tự khám vú

Không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ, bầu ngực còn giúp phụ nữ thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng biết cách chăm sóc tốt bầu ngực và bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro sức khỏe như ung thư vú [UTV].

Tự kiểm tra vú thường xuyên là một cách quan trọng giúp phát hiện UTV sớm, khi có nhiều khả năng chữa trị thành công nhất, với khoảng 20% các ca UTV được tìm thấy theo cách này. Sau đây là các bước cơ bản để chị em tự kiểm tra ngực tại nhà:

BƯỚC 1

Nhìn hình ảnh vú trong gương, giữ vai thẳng và đặt tay bên hông.

Kiểm tra:

  • Vú có kích thước bình thường, hình dạng và màu sắc
  • Vú có hình dạng đều nhau mà không có sự méo mó hoặc sưng phồng

Nếu bạn thấy bất kỳ thay đổi nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ:

  • Nhòe, nhăn, hoặc vùng da ở vú phồng lên
  • Núm vú đã thay đổi vị trí hoặc núm vú ngược [bị đẩy vào trong thay vì nhô ra ngoài]
  • Đỏ, đau nhức, phát ban, hoặc sưng

BƯỚC 2-3

 

Nâng cánh tay và quan sát những dấu hiệu tương tự ở BƯỚC 1.

Động tác như ở BƯỚC 2, lần này hãy quan sát các dấu hiệu của chất dịch tiết ra từ một hoặc cả hai núm vú [đây có thể là dịch lỏng hoặc máu màu nước, sữa hoặc vàng].

BƯỚC 4

Tiếp theo, kiểm tra ngực khi nằm, sử dụng tay phải để cảm nhận ngực trái và tay trái của bạn để cảm nhận ngực phải. Chụm các ngón tay lại dùng phần phẳng của ngón tay để cảm nhận tổ chức tuyến vú. Chia vú thành 4 phần: bắt đầu khám từ ¼ trên ngoài. Ấn từ từ nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, day tròn bằng tay tìm kiếm khối u hoặc mảng dày hay bất thường nào khác, khám núm vú từ từ nhẹ nhàng lật đi lật lại kỹ quanh núm vú. Tương tự khám các vùng ¼ khác của vú. Che phủ toàn bộ vú từ trên xuống dưới, từ bên này sang bên kia - từ xương đòn đến đỉnh bụng, và từ nách của bạn đến sự phân cắt. Bạn có thể bắt đầu ở núm vú, di chuyển thành các vòng tròn lớn hơn cho đến khi đến viền ngoài của vú. Bạn cũng có thể di chuyển ngón tay lên và xuống theo chiều dọc, theo hàng ngang. Phương pháp tiếp cận lên và xuống có thể hiệu quả nhất với hầu hết phụ nữ. Hãy chắc chắn bạn cảm nhận thấy tất cả các mô từ phía trước đến sau của ngực: đối với vùng da và mô bên dưới, sử dụng áp lực nhẹ; sử dụng áp lực trung bình cho mô ở giữa ngực; sử dụng áp lực mạnh và chắc hơn cho các mô sâu ở lưng. Khi bạn đã đến mô sâu, bạn có thể cảm thấy được xương sườn.

BƯỚC 5

Cuối cùng, cảm nhận ngực khi đứng hoặc ngồi. Nhiều phụ nữ thấy rằng cách đơn giản nhất để cảm nhận ngực là khi da của họ ướt và trơn, vì vậy họ thích làm bước này trong khi tắm. Che phủ toàn bộ vú, sử dụng các cử động tương tự được mô tả trong BƯỚC 4.

Lưu ý

  • Hãy tập thói quen tự kiểm tra vú mỗi tháng một lần để quen với hình dạng và cảm giác vùng ngực của bạn. Bạn nên kiểm tra vài ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, khi ngực ít khả năng bị sưng và dị ứng. Nếu bạn đã mãn kinh, hãy chọn ngày dễ nhớ, chẳng hạn ngày đầu tiên hoặc ngày cuối cùng của tháng.
  • Đừng hoảng sợ nếu bạn nghĩ rằng bạn cảm thấy một khối u. 80% các khối u vú ở phụ nữ là u lành tính và không gây UTV.

Bên cạnh việc tự khám vú tại nhà, đừng quên:

Tập luyện thể dục thể thao

Không chỉ giúp bạn khỏe khoắn, trẻ trung và xinh đẹp hơn. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên có ít nhất 150 phút luyện tập ở cường độ vừa phải mỗi tuần [lý tưởng nhất là trải đều mỗi ngày và không nên dồn hết cùng một ngày]. Nếu thời gian của bạn bị hạn chế, tập luyện ở cường độ cao trong 75 phút một tuần sẽ có cùng lợi ích.

Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin D, calxi, axit folic vào khẩu phần ăn

  • Nấm: Nhiều loại nấm có thể tăng khả năng chống lại tế bào ung thư của cơ thể và hầu như không có tác dụng phụ, trừ khi bạn bị dị ứng với nấm.
  • Uống trà xanh: Các nghiên cứu về phụ nữ châu Á cho thấy những người uống trà xanh ít mắc nguy cơ UTV hơn bình thường.
  • Rau xanh: Đặc biệt là bông cải xanh, bắp cải Brussels và cải bắp. Các chất indol-3-carbinol trong rau cải có thể làm giảm tác dụng tiêu cực của estrogen trên vú.
  • Đậu nành dưới dạng thức ăn [như đậu hũ] cũng có thể giúp ngăn ngừa UTV với một cơ chế tương tự.

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Ung thư vú thường xảy ra ở nữ giới và đang dần trẻ hóa. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và thậm chí còn đe dọa tính mạng của người bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân gây ung thư vú mà phụ nữ không nên bỏ qua để phòng tránh bệnh hiệu quả.

1. Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới

Ung thư vú xảy ra khi tế bào tuyến vú phát triển một cách bất thường, tạo ra những khối u ác tính. Những khối u này có thể xâm lấn những cơ quan xung quanh và di căn xa.

Tỉ lệ nữ giới mắc ung thư vú cao hơn rất nhiều so với nam giới

Ở một cơ thể khỏe mạnh, những tế bào tuyến vú sẽ sinh ra và mất đi theo chu trình đã thiết lập sẵn. Với cơ chế này, những tế bào tuyến vú sinh ra sẽ cân bằng với những tế bào mất đi.

Nhưng khi xảy ra đột biến gen, hệ thống miễn dịch của cơ thể không còn làm việc trơn tru, số lượng tế bào tuyến vú có thể tăng mạnh và dần tạo thành khối u ung thư. Những khối u này dần dần có thể xâm lấn vào các mạch bạch huyết và những cơ quan khác trong cơ thể, gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, tỉ lệ nữ giới mắc ung thư cao hơn rất nhiều so với nam giới. Ước tính cứ 100 ca bệnh thì chỉ có 1 trường hợp là nam giới.

Ung thư vú cũng là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới. Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu ca bệnh ung thư vú và hàng trăm nghìn trường hợp đã tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.

Những thống kê của GLOBOCAN vào năm 2018 đã cho thấy, Việt Nam có khoảng 165.000 ca bệnh ung thư mới và trong đó số bệnh nhân ung thư vú là 15.000 người, chiếm tỷ lệ khá cao 9,2%. Cũng theo số liệu thống kê của tổ chức này vào năm 2018, nước ta ghi nhận khoảng 6.000 ca tử vong vì ung thư vú.

Những con số trên thực sự đáng báo động. Tuyên truyền cho chị em hiểu biết về bệnh để phòng tránh bệnh hiệu quả. Đi khám định kỳ để sàng lọc bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị cũng là việc làm vô cùng cần thiết.

2. Nguyên nhân gây ung thư vú bạn cần biết

Như đã nói ở phía trên, ung thư vú là tình trạng do những đột biến gen xảy ra và khiến cho những tế bào tuyến vú được sản sinh một cách mất kiểm soát. Tuy nhiên những đột biến gen trong cơ thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, khoảng 5 đến 7% là do di truyền và khoảng hơn 90% là do những yếu tố đến từ môi trường và lối sống của người bệnh. Cụ thể:

Di truyền: Ung thư vú do đột biến gen chiếm khoảng 5 - 7%. Trong đó, đột biến gen BRCA1/2 di truyền có thể xảy ra cả ở nữ giới và nam giới. Loại đột biến gen này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác. Đây là yếu tố di truyền và chúng ta không thể thay đổi nó. Bên cạnh đó, một số đột biến gen khác cũng có thể là Nguyên nhân gây ung thư vú.

Môi trường: Theo những nghiên cứu gần đây, môi trường có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Một số những yếu tố như khói bụi, hóa chất, vi sinh vật, tia X, tia tử ngoại,… chính là những yếu tố có liên quan đến các loại bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư vú. Môi trường không lành mạnh, không trong sạch này có thể chính là những yếu tố tác động vào gen khiến các gen bị đứt gãy trong quá trình sao chép và tạo ra những đột biến.

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú

Lối sống: Các chuyên gia cho rằng, bệnh ung thư vú có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì, thói quen hút thuốc và lười vận động. Sự hoạt động của tuyến vú phụ thuộc nhiều vào nội tiết tố estrogen và nếu tăng estrogen thì sẽ đồng nghĩa làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Những người thừa cân, béo phì hoặc uống nhiều rượu bia, hút thuốc,… lại có nguy cơ phơi nhiễm với estrogen nhiều hơn, từ đó kích thích tế bào tuyến vú sinh trưởng mạnh gây ung thư. Nếu đã từng mắc ung thư vú mà để tình trạng thừa cân, ít vận động thì có khả năng cao gây tái phát bệnh.

Khả năng miễn dịch của cơ thể: Hệ miễn dịch của cơ thế cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú. Bạn có thể hiểu đơn giản là nếu hệ miễn dịch khỏe mạnh thì nguy cơ ung thư sẽ thấp hơn. Ngược lại, khi hệ miễn dịch hoạt động kém thì những tế bào, những khối u ác tính sẽ vượt qua sự kiểm soát của chúng và hình thành bệnh, trong đó có bệnh ung thư vú.

Hướng dẫn bạn cách tự khám vú tại nhà

Trên đây chỉ là những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, rất khó để xác định được một nguyên nhân cụ thể. Nếu càng chịu nhiều tác động của các yếu tố nguy cơ nói trên, thì nguy cơ mắc ung thư vú sẽ càng cao hơn.

Vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên giữ một thói quen sống khoa học và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời có thể kịp thời phát hiện bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị.

Nếu có bất thường bạn nên đi khám sớm

Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện sau, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú:

Đau ở một bên vú trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đau kéo dài.

Thấy rõ sự thay đổi ở da vú và núm vú: Những núm vú sần sùi hoặc sưng căng hay tụt vào trong.

Thấy hiện tượng chảy dịch ở tuyến vú: Khi quan sát, chị em thấy đầu vú chảy dịch hoặc có thể kèm máu, có thể không đau và hiện tượng này càng nguy hiểm khi xuất hiện ở 1 bên vú.

Có khối u ở vú hay ở nách: Những khối u này có thể không đau, di động hoặc cổ định và có kích thước khác nhau.

Bạn còn thắc mắc về bệnh ung thư vú, nguyên nhân gây ung thư vú hoặc cách điều trị ung thư vú,... hay muốn đặt lịch khám sớm, có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số đường dây nóng 1900 56 56 56. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng và hoàn toàn yên tâm với chất lượng khám chữa bệnh của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề