Câu 4 ảnh chi có đồng tình với lời của Rùa Vàng Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó không tại sao

Đề 1:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…                                                  

[ Trích bài thơ Tâm sự- Tố Hữu]

Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau:

  1. Nêu những ý chính của văn bản.
  2. Các từ ngữ: lầm chỗ, vô ý đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi nhắc đến nhân vật Mỵ Châu?
  3. Từ văn bản trên, nêu ngắn gọn bài học rút ra qua nhân vật Mỵ Châu trong truyện “An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thuỷ”?
  4. Viết đoạn văn ngắn [ 5 đến 7 dòng] bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

 
Trả lời:
1.Ý chính của văn bản: Nhà thơ Tố Hữu đã nhắc lại chuyện Mỵ Châu đã cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần để cuối cùng hậu quả xảy ra là bi kịch nước mất nhà tan

  1. Các từ ngữ: lầm chỗ, vô ý có hiệu quả nghệ thuật: thấy được sai lầm lớn của Mỵ Châu là vì tình yêu với Trọng Thuỷ mà quên đi trách nhiệm công dân, mất cảnh giác để gây ra thảm kịch lịch sử cho nước Âu Lạc. Đồng thời thể hiện niềm cảm thông của đời sau với hành động của nàng.
  2. Bài học rút ra từ nhân vật Mỵ Châu là phải cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù; phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và lợi ích dân tộc.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: Thí sinh bày tỏ suy nghĩ : + Hiểu được tình hình đất nước hiện nay ; + Trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc + Phê phán và nêu hậu quả của một bộ phận giới trẻ thờ ơ, vô trách nhiệm với đất nước + Bài học nhận thức và hành động.   Đề 2-3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 8:

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng ” Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng ” Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù “. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.


[ Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006] 1/ Nêu ý chính của văn bản trên ?

2/ Vì sao Rùa Vàng lại nói: ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! “ ?

3/ Xác định câu ghép trong lời khấn của Mị Châu ? Câu ghép đó thể hiện mối quan hệ gì ? 4/ Lời khấn của Mị Châu có ứng nghiệm không ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ? 5/ Nêu ý nghĩa hình ảnh thanh kiếm của vua An Dương Vương trong văn bản ? 6/ Xác định chi tiết thần kì trong văn bản ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó. 7/Nêu thái độ, tình cảm của nhân dân đối với hai nhân vật An Dương Vương và Mị Châu. 8/ Viết đoạn văn ngắn[ 5 đến 7 dòng] bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.  

Trả lời:


1/ Ý chính của văn bản trên :
  • Bị truy đuổi cùng đường, An Dương Vương cầu cứu Rùa Vàng ;
  • Rùa Vàng hiện lên nói cho vua biết Mị Châu là giặc.
  • Vua tuốt kiếm chém Mị Châu. Trước khi chết, Mị Châu có lời khấn ;
  • Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

2/ Rùa Vàng nói: ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” vì chính Mị Châu đã rắc lông ngỗng để chỉ đường cho giặc đuổi theo. Trọng Thuỷ đã lần theo vết lông ngỗng để truy sát hai cha con An Dương Vương đến cùng.
3/ Câu ghép trong lời khấn của Mị Châu :

  • nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi.
  • Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù

Câu ghép đó thể hiện mối quan hệ điều kiện-kết quả. 4/ Lời khấn của Mị Châu có ứng nghiệm : Mị Châu chết, máu hoá thành ngọc trai, xác biến thành ngọc thạch. Qua đó, nàng đã được giải oan, thể hiện cái nhìn bao dung, vị tha của nhân dân với Mị Châu. 5/ Ý nghĩa hình ảnh thanh kiếm của vua An Dương Vương trong văn bản : Thanh kiếm của vua An Dương Vương chính là đại diện cho công lí. Thanh kiếm ấy một thời đã được vung lên trên chiến trường để giết giặc bảo vệ đất nước và bây giờ cũng chính thanh kiếm ấy đã hạ xuống chém đầu con gái duy nhất của ông. Còn gì đau xót, thương tâm hơn khi chính cha lại giết con. Nhưng kẻ có tội thì phải đền tội và chính hành động dứt khoát, quyết liệt ấy của An Dương Vương đã cho thấy được nét đẹp trong con người nhà vua, phân minh rạch ròi giữa công – tư, đã đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi gia đình. 6/ Chi tiết thần kì trong văn bản :

-Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu.


-Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển. Hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó : -Minh oan cho hành động vô ý để mất nước của Mị Châu ; -Tác giả dân gian đã bất tử hóa hình ảnh An Dương Vương. Trong tâm thức của nhân dân, ông vẫn là một ông vua yêu nước đã lập ra nhà nước Âu Lạc. Vì thế, ông vua ấy phải được sống mãi trong cõi đời này, cho dù là sống ở một kiếp khác, không phải trần gian. 7/Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với hai nhân vật An Dương Vương và Mị Châu. -Với Mị Châu, nhân dân vừa tỏ thái độ nghiêm khắc, vừa giàu lòng vị tha, bao dung, nhân ái ; – Với An Dương Vương, nhân dân rất thương tiếc, kính trọng, ngưỡng mộ . 8/ Viết đoạn văn ngắn[ 5 đến 7 dòng] bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: Từ nhân vật An Dương Vương và Mị Châu, thí sinh bày tỏ suy nghĩ của mình: Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù dù bất cứ lúc nào, giải quyết đúng đắn mối qua hệ riêng-chung, giữa tình cảm gia đình với nghĩa vụ, trách nhiệm với dân tộc, đất nước.

đề đọc hiểu, truyện an dương vương và mị châu trọng thủy

Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó ! Tiếng thét của rùa vàng là thái độ của ai ? Vang lên trong bối cảnh nào ?

Những câu hỏi liên quan

Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!

B. Lời cảnh tỉnh đối với thái độ cả tin, mất cảnh giác của An Dương Vương và Mị Châu trước vận mệnh của đất nước.

D. Cả A, B và C.

Những câu hỏi liên quan

Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!

B. Lời cảnh tỉnh đối với thái độ cả tin, mất cảnh giác của An Dương Vương và Mị Châu trước vận mệnh của đất nước.

D. Cả A, B và C.

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.

Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sông của nghĩa quân khá hơn. Thê chủ động tấn công ngày một cao, chảng mấy chôc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiên ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuât hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lận xuống nước.

Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.

Đọc bài sau, cho biết :

1.Truyện kể về nhân vật và sự kiện liên quan đến Lịch sử nào?

2.Lưỡi gươm có trong tay ai? Chuôi gươm có trong tay ai? Vì sao lại chia thanh kiếm thành 2 phần như thế?

Video liên quan

Chủ Đề