Chăn sui nghĩa là gì

Ý nghĩa của từ sui là gì:

sui nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 4 ý nghĩa của từ sui. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa sui mình


3

  2


Loài cây to cùng họ với dâu tằm, vỏ cây có thể đập rập và trải rộng ra làm chăn đắp. | : ''Bát cơm sẻ nửa, chăn '''sui''' đắp cùng [Tố Hữu]'' | Ngườ [..]


2

  1


1 dt Loài cây to cùng họ với dâu tằm, vỏ cây có thể đập rập và trải rộng ra làm chăn đắp: Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng [Tố-hữu]. 2 dt [cn. Thông gia] Người có con lấy con người khác: Làm sui một nhà, làm gia cả họ [tng].

Nguồn: informatik.uni-leipzig.de


2

  1


cây to ở rừng, thân tròn thẳng, có nhựa độc, gỗ nhẹ, vỏ cây có thể dùng làm chăn đắp chăn sui Danh từ [Phương ngữ] su [..]

Huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là cái nôi của nền văn nghệ kháng chiến. Tại đền Chu Hưng, huyện Hạ Hòa, nơi ra đời Đội vũ trang cách mạng Lào năm 1949, hiện còn một cây sui cổ thụ cành lá xum xuê. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của quân dân hai nước Việt - Lào chống kẻ thù chung, vỏ cây sui được dùng làm chăn. Và chăn sui đã đi vào thơ ca cách mạng “Thương nhau, chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, được nhiều thế hệ học trò hai nước Việt-Lào cùng đọc.

Chuyện một học sinh Lào

Joy Latdavong rất yêu thích môn văn sử. Joy mong một ngày được đến Phú Thọ, thăm nơi 68 năm trước, Chủ tịch Kaysone Phomvihane - Lãnh tụ kính yêu của nhân dân các dân tộc Lào - đã thành lập Đội vũ trang Latsavong, lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên, tiền thân của Quân đội nhân dân cách mạng Lào. Chỉ bằng con đường học tập, Joy mới mong thực hiện được ước muốn của mình. Bố mẹ ở tỉnh Bokeo xa xôi đã gửi Joy đến ở nhờ nhà người bác tại cố đô Luangprabang để học phổ thông. Đường từ Luangprabang đến Phú Thọ, thuận nhất là qua Điện Biên. Học xong phổ thông, Joy đăng ký vào học văn sử tại trường Cao đẳng Điện Biên, để có dịp tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, rồi từ Điện Biên có dịp về thăm Phú Thọ. Nhưng vì lý do nào đó, khóa học văn sử năm ấy không thành, Joy được bố trí vào học ngành sinh hóa tại trường Cao đẳng Điện Biên. Ra trường về nước, anh được bố trí làm việc tại Trung tâm Công nghệ thông tin của Sở giáo dục và Thể thao Luangprabang.

Đoàn công tác Phú Thọ tại Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Luangprabang.

Nhớ lại ngày đi học, Joy kể phải đi hai ngày từ Luangprabang qua Uodomxay lên Mường Khoa rồi mới đến Điện Biên. Suốt hành trình đứng trên xe khách, có lúc mỏi quá, nhấc chân lên, khi đặt xuống không còn chỗ nào bởi chân người khác đã ken dày phía dưới. Bây giờ, đường qua Uodomxay lên Điện Biên để về Phú Thọ đã rất thuận lợi, tiếng Việt của Joy lại khá tốt, trong khi niềm đam mê cũ vẫn luôn thôi thúc. Năm nay, anh quyết tâm trở lại Việt Nam, theo học đại học ngành Văn Sử tại Đại học Hùng Vương ở Phú Thọ.

Bắc nhịp cầu hữu nghị

Trong đoàn công tác tỉnh Phú Thọ thăm và làm việc tại các tỉnh Bắc Lào, tôi gặp nhiều câu chuyện vượt khó học tập như của Joy. Thầy giáo Somdi Sylathotd, Giám đốc Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Uodomxay vốn là lưu học sinh Lào của Trường T1 sơ tán tại Phú Thọ. Trong những ngôi nhà nền đất, mái lá cọ ngày ấy, ông đã được đồng bào trên mảnh đất cội nguồn của người Việt chia sẻ từng nhành rau, củ sắn. Bốn người con của ông sau này đều du học tại Việt Nam và hiện đang có công việc phù hợp tại Lào.

Tiếp đến là chuyện của Bunmi Silivong, công tác tại Sở Ngoại vụ tỉnh Uodomxay. Bố mẹ Bunmi  rất giỏi tiếng Việt, hiện về hưu ông bà vẫn tham gia tư vấn cho các doanh nghiệp hai nước sản xuất kinh doanh hiệu quả. Bố mẹ Bunmi khuyên anh tìm cơ hội sang học tập sau đại học ở Việt Nam. Còn tại tỉnh Luang Namtha, Giám đốc Sở Giáo dục và Thể thao Bunchan có thể giao tiếp được bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Phó phòng giáo dục chuyên nghiệp Khamkeo đã tốt nghiệp Đại học Hùng Vương và anh đang chuẩn bị trở lại Việt Nam học thạc sỹ.

Các tỉnh Bắc Lào có lợi thế về phát triển kinh tế đồi rừng và phát triển du lịch di sản, du lịch cộng đồng, trải nghiệm, khám phá thiên nhiên nên ngày càng thu hút du khách và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, tại các tỉnh, Sở Giáo dục và Thể thao thường xuyên phối hợp với Sở Ngoại vụ tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tìm cơ hội học tập ở nước ngoài.

Đồng chí Phethavon Philavan, Ủy viên BCH Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Namtha cho biết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại nước ngoài là hướng đi quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Thời gian qua, các thế hệ cán bộ, du học sinh Lào sau khi học tập tại Việt Nam nói chung và tại Đại học Hùng Vương trở về nước đã đóng góp tích cực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần thắt chặt quan hệ truyền thống hữu nghị đặc biệt giữa hai tỉnh kết nghĩa Phú Thọ-Luang Namtha nói riêng và nhân dân Việt Nam-Lào nói chung.

Trường học Hùng Vương nơi cố đô Luangprabang

Tình hữu nghị Việt-Lào còn được vun đắp bởi các thế hệ người Việt Nam sang lập nghiệp và sinh sống tại Lào. Ba anh em Nguyễn Như Tuệ, quê Thanh Hà, Phú Thọ, đưa nhau sang Luang Namtha mở quán cơm phở Việt đã được 10 năm. Công việc thuận lợi vì người Lào rất ưa thích các món ăn mang đậm nét văn hóa Việt. Có niềm tin,  những người trẻ như anh em Tuệ không chỉ vươn lên lập nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác làm ăn giữa các địa phương hai nước. Có người đã rất thành đạt như anh Xuân Mai [tên Lào là Somai], chủ khách sạn Friendship Mitapha - một trong những khách sạn lớn nhất khu vực Bắc Lào.

Tại Luangprabang, chị Thuận [tên Lào là Viphaphone] cho biết tính từ khi cụ cố rời quê hương Nam Định sang đây, đến nay nhà chị đã có bốn đời sinh cơ lập nghiệp tại Lào. Giống như hầu hết các gia đình người Việt hoặc người Lào gốc Việt, vị trí trang trọng trong nhà chị Thuận treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và các bằng khen, giấy chứng nhận thành tích đóng góp cho xây dựng đất nước Lào, các giấy khen kết quả học tập của con cháu. Tôi đoán chị là người gốc Việt ngay khi đọc đôi dòng tiếng Việt treo trên tường: “Cha mẹ chịu một đời bão tố/ Để cho con mãi mãi phồn vinh”. Trong ngôi nhà ấm cúng này, cha con, bà cháu đều nói với nhau bằng tiếng Việt. Chị Thuận cho biết ở Luangprabang có trên 100 gia đình gốc Việt, chưa kể những người Việt mới sang đây buôn bán, làm ăn. Hàng năm, Chính phủ Lào cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tại Trường Đại học Quốc gia Lào cũng như tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt thuận lợi trong xây dựng cuộc sống ấm no. Tại thành phố Luangprabang, tiếng Việt không chỉ được truyền dạy trong các gia đình Việt, học sinh còn được học tiếng Việt tại Trường tiểu học và mầm non Hùng Vương. Mọi người tự hào vì tại cố đô của đất nước Lào có một ngôi trường mang tên vua Hùng - tổ tiên của dân tộc Việt. Chị Thuận rất vui vì nhà mình có cháu gái học tập tại trường tiểu học mang tên Vua Hùng, có con trai giảng dạy tại trường đại học mang tên Hoàng thân Souphanouvong.

Cố đô Luangprabang, nơi hai dòng sông Nam Khan và Mekong hòa chung màu nước cũng là nơi an cư lạc nghiệp của những người mang trong mình hai dòng máu Việt-Lào. Chính họ đang góp phần thắt chặt tình hữu nghị thủy chung được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane đặt nền móng và được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước dày công vun đắp.

Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.Mình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay…

Mình đi, có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?Mình về, có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?Mình về, rừng núi nhớ aiTrám bùi để rụng, măng mai để già?Mình đi, có nhớ những nhàHắt hiu lau xám, đậm đà lòng son?Mình về, còn nhớ núi nonNhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh?Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Ta với mình, mình với taLòng ta sau trước mặn mà đinh ninhMình đi, mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…Nhớ gì như nhớ người yêuTrăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nươngNhớ từng bản khói cùng sươngSớm khuya bếp lửa người thương đi về.Nhớ từng rừng nứa bờ treNgòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầyTa đi, ta nhớ những ngàyMình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…Thương nhau, chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùngNhớ người mẹ nắng cháy lưngÐịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngôNhớ sao lớp học i tờÐồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoanNhớ sao ngày tháng cơ quanGian nan đời vẫn ca vang núi đèo.Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

Ta về, mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng ngườiRừng xanh hoa chuối đỏ tươiÐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giangVe kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Nhớ khi giặc đến giặc lùngRừng cây núi đá ta cùng đánh TâyNúi giăng thành lũy sắt dàyRừng che bộ đội rừng vây quân thùMênh mông bốn mặt sương mù

Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo GiàngNhớ sông Lô, nhớ phố RàngNhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà…Những đường Việt Bắc của taÐêm đêm rầm rập như là đất rungQuân đi điệp điệp trùng trùngÁnh sao đầu súng bạn cùng mũ nanDân công đỏ đuốc từng đoànBước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.Nghìn đêm thăm thẳm sương dàyÐèn pha bật sáng như ngày mai lên.Tin vui chiến thắng trăm miềmHòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui vềVui từ Ðồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Ai về ai có nhớ không?Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.Nắng trưa rực rỡ sao vàngTrung ương, Chính phủ luận bàn việc côngÐiều quân chiến dịch thu đôngNông thôn phát động, giao thông mở đườngGiữ đê, phòng hạn, thu lương

Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…

Ở đâu u ám quân thùNhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soiỞ đâu đau đớn giống nòiTrông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.Mười lăm năm ấy ai quênQuê hương cách mạng dựng nên Cộng hòaMình về mình lại nhớ ta

Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.

Nước trôi nước có về nguồnMây đi mây có cùng non trở về?Mình về, ta gửi về quêThuyền nâu trâu mộng với bè nứa maiNâu này nhuộm áo không phaiCho lòng thêm đậm cho ai nhớ mìnhTrâu về, xanh lại Thái Bình

Nứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi.

Nước trôi, lòng suối chẳng trôiMây đi mây vẫn nhớ hồi về nonÐá mòn nhưng dạ chẳng mònChàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhòa.Nứa mai mình gửi quê nhàNước non đâu cũng là ta với mìnhThái Bình đồng lại tươi xanh

Phên nhà lại ấm, mái đình lại vui…

Mình về thành thị xa xôiNhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?Phố đông, còn nhớ bản làngSáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?Mình đi, ta hỏi thăm chừng

Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?

Ðường về, đây đó gần thôi!Hôm nay rời bản về nơi thị thànhNhà cao chẳng khuất non xanhPhố đông, càng giục chân nhanh bước đường.Ngày mai về lại thôn hươngRừng xưa núi cũ yêu thương lại vềNgày mai rộn rã sơn khêNgược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng.Than Phấn Mễ, thiếc Cao BằngPhố phường như nấm như măng giữa trờiMái trường ngói mới đỏ tươi.Chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàngMuối Thái Bình ngược Hà GiangCày bừa Ðông Xuất, mía đường tỉnh ThanhAi về mua vại Hương CanhAi lên mình gửi cho anh với nàngChiếu Nga Sơn, gạch Bát TràngVải tơ Nam Ðịnh, lụa hàng Hà ÐôngÁo em thêu chỉ biếc hồngMùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươiCòn non, còn nước, còn trời

Bác Hồ thêm khỏe, cuộc đời càng vui!

Mình về với Bác đường xuôiThưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ NgườiNhớ ông Cụ mắt sáng ngờiÁo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!Nhớ Người những sáng tinh sươngUng dung yên ngựa trên đường suối reoNhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người…

Lòng ta ơn Ðảng đời đờiNgược xuôi đôi mặt một lời song song.Ngàn năm xưa nước non HồngCòn đây ơn Ðảng nối dòng dài lâuNgàn năm non nước mai sau

Ðời đời ơn Ðảng càng sâu càng nồng.

Cầm tay nhau hát vui chung
Hôm sau mình nhé, hát cùng Thủ đô.

Huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là cái nôi của nền văn nghệ kháng chiến. Tại đền Chu Hưng, huyện Hạ Hòa, nơi ra đời Đội vũ trang cách mạng Lào năm 1949, hiện còn một cây sui cổ thụ cành lá xum xuê. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của quân dân hai nước Việt - Lào chống kẻ thù chung, vỏ cây sui được dùng làm chăn. Và chăn sui đã đi vào thơ ca cách mạng “Thương nhau, chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, được nhiều thế hệ học trò hai nước Việt-Lào cùng đọc.

Chuyện một học sinh Lào

Joy Latdavong rất yêu thích môn văn sử. Joy mong một ngày được đến Phú Thọ, thăm nơi 68 năm trước, Chủ tịch Kaysone Phomvihane - Lãnh tụ kính yêu của nhân dân các dân tộc Lào - đã thành lập Đội vũ trang Latsavong, lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên, tiền thân của Quân đội nhân dân cách mạng Lào. Chỉ bằng con đường học tập, Joy mới mong thực hiện được ước muốn của mình. Bố mẹ ở tỉnh Bokeo xa xôi đã gửi Joy đến ở nhờ nhà người bác tại cố đô Luangprabang để học phổ thông. Đường từ Luangprabang đến Phú Thọ, thuận nhất là qua Điện Biên. Học xong phổ thông, Joy đăng ký vào học văn sử tại trường Cao đẳng Điện Biên, để có dịp tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, rồi từ Điện Biên có dịp về thăm Phú Thọ. Nhưng vì lý do nào đó, khóa học văn sử năm ấy không thành, Joy được bố trí vào học ngành sinh hóa tại trường Cao đẳng Điện Biên. Ra trường về nước, anh được bố trí làm việc tại Trung tâm Công nghệ thông tin của Sở giáo dục và Thể thao Luangprabang.

Đoàn công tác Phú Thọ tại Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Luangprabang.

Nhớ lại ngày đi học, Joy kể phải đi hai ngày từ Luangprabang qua Uodomxay lên Mường Khoa rồi mới đến Điện Biên. Suốt hành trình đứng trên xe khách, có lúc mỏi quá, nhấc chân lên, khi đặt xuống không còn chỗ nào bởi chân người khác đã ken dày phía dưới. Bây giờ, đường qua Uodomxay lên Điện Biên để về Phú Thọ đã rất thuận lợi, tiếng Việt của Joy lại khá tốt, trong khi niềm đam mê cũ vẫn luôn thôi thúc. Năm nay, anh quyết tâm trở lại Việt Nam, theo học đại học ngành Văn Sử tại Đại học Hùng Vương ở Phú Thọ.

Bắc nhịp cầu hữu nghị

Trong đoàn công tác tỉnh Phú Thọ thăm và làm việc tại các tỉnh Bắc Lào, tôi gặp nhiều câu chuyện vượt khó học tập như của Joy. Thầy giáo Somdi Sylathotd, Giám đốc Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Uodomxay vốn là lưu học sinh Lào của Trường T1 sơ tán tại Phú Thọ. Trong những ngôi nhà nền đất, mái lá cọ ngày ấy, ông đã được đồng bào trên mảnh đất cội nguồn của người Việt chia sẻ từng nhành rau, củ sắn. Bốn người con của ông sau này đều du học tại Việt Nam và hiện đang có công việc phù hợp tại Lào.

Tiếp đến là chuyện của Bunmi Silivong, công tác tại Sở Ngoại vụ tỉnh Uodomxay. Bố mẹ Bunmi  rất giỏi tiếng Việt, hiện về hưu ông bà vẫn tham gia tư vấn cho các doanh nghiệp hai nước sản xuất kinh doanh hiệu quả. Bố mẹ Bunmi khuyên anh tìm cơ hội sang học tập sau đại học ở Việt Nam. Còn tại tỉnh Luang Namtha, Giám đốc Sở Giáo dục và Thể thao Bunchan có thể giao tiếp được bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Phó phòng giáo dục chuyên nghiệp Khamkeo đã tốt nghiệp Đại học Hùng Vương và anh đang chuẩn bị trở lại Việt Nam học thạc sỹ.

Các tỉnh Bắc Lào có lợi thế về phát triển kinh tế đồi rừng và phát triển du lịch di sản, du lịch cộng đồng, trải nghiệm, khám phá thiên nhiên nên ngày càng thu hút du khách và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, tại các tỉnh, Sở Giáo dục và Thể thao thường xuyên phối hợp với Sở Ngoại vụ tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tìm cơ hội học tập ở nước ngoài.

Đồng chí Phethavon Philavan, Ủy viên BCH Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Namtha cho biết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại nước ngoài là hướng đi quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Thời gian qua, các thế hệ cán bộ, du học sinh Lào sau khi học tập tại Việt Nam nói chung và tại Đại học Hùng Vương trở về nước đã đóng góp tích cực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần thắt chặt quan hệ truyền thống hữu nghị đặc biệt giữa hai tỉnh kết nghĩa Phú Thọ-Luang Namtha nói riêng và nhân dân Việt Nam-Lào nói chung.

Trường học Hùng Vương nơi cố đô Luangprabang

Tình hữu nghị Việt-Lào còn được vun đắp bởi các thế hệ người Việt Nam sang lập nghiệp và sinh sống tại Lào. Ba anh em Nguyễn Như Tuệ, quê Thanh Hà, Phú Thọ, đưa nhau sang Luang Namtha mở quán cơm phở Việt đã được 10 năm. Công việc thuận lợi vì người Lào rất ưa thích các món ăn mang đậm nét văn hóa Việt. Có niềm tin,  những người trẻ như anh em Tuệ không chỉ vươn lên lập nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác làm ăn giữa các địa phương hai nước. Có người đã rất thành đạt như anh Xuân Mai [tên Lào là Somai], chủ khách sạn Friendship Mitapha - một trong những khách sạn lớn nhất khu vực Bắc Lào.

Tại Luangprabang, chị Thuận [tên Lào là Viphaphone] cho biết tính từ khi cụ cố rời quê hương Nam Định sang đây, đến nay nhà chị đã có bốn đời sinh cơ lập nghiệp tại Lào. Giống như hầu hết các gia đình người Việt hoặc người Lào gốc Việt, vị trí trang trọng trong nhà chị Thuận treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và các bằng khen, giấy chứng nhận thành tích đóng góp cho xây dựng đất nước Lào, các giấy khen kết quả học tập của con cháu. Tôi đoán chị là người gốc Việt ngay khi đọc đôi dòng tiếng Việt treo trên tường: “Cha mẹ chịu một đời bão tố/ Để cho con mãi mãi phồn vinh”. Trong ngôi nhà ấm cúng này, cha con, bà cháu đều nói với nhau bằng tiếng Việt. Chị Thuận cho biết ở Luangprabang có trên 100 gia đình gốc Việt, chưa kể những người Việt mới sang đây buôn bán, làm ăn. Hàng năm, Chính phủ Lào cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tại Trường Đại học Quốc gia Lào cũng như tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt thuận lợi trong xây dựng cuộc sống ấm no. Tại thành phố Luangprabang, tiếng Việt không chỉ được truyền dạy trong các gia đình Việt, học sinh còn được học tiếng Việt tại Trường tiểu học và mầm non Hùng Vương. Mọi người tự hào vì tại cố đô của đất nước Lào có một ngôi trường mang tên vua Hùng - tổ tiên của dân tộc Việt. Chị Thuận rất vui vì nhà mình có cháu gái học tập tại trường tiểu học mang tên Vua Hùng, có con trai giảng dạy tại trường đại học mang tên Hoàng thân Souphanouvong.

Cố đô Luangprabang, nơi hai dòng sông Nam Khan và Mekong hòa chung màu nước cũng là nơi an cư lạc nghiệp của những người mang trong mình hai dòng máu Việt-Lào. Chính họ đang góp phần thắt chặt tình hữu nghị thủy chung được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane đặt nền móng và được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước dày công vun đắp.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề