Cảnh sát giao thông giam xe tối đa bao lâu

Tại Việt Nam trong những năm gần đây số lượng những vụ tai nạn giao thông ngày càng nhiều và số lượng người chết do tai nạn giao thông mỗi năm ngày càng tăng. Do đó, khi có một tai nạn giao thông diễn ra thì công an luôn tạm giữ phương tiện giao thông để điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc. Vậy thời gian tạm giữ xe tối đa sau khi xảy ra tai nạn giao thông là bao lâu? Sau đây, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc trên của Quý vị qua bài viết sau.

Cần lưu ý: Bài viết chỉ chia sẻ giải quyết tai nạn giao thông dưới góc độ xử lý vi phạm hành chính, chưa xem xét dưới góc độ xử lý hình sự.

Trước khi tìm hiểu thời gian tạm giữ xe tối đa sau khi xảy ra tai nạn giao thông là bao lâu?, Quý vị cần nắm rõ một số thông tin cơ bản dưới đây.

Trường hợp nào bị tạm giữ xe?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm giao thông thì:

Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đối với những hành vi vi phạm sau:

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe và gây tai nạn;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị và gây tai nạn;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định và gây tai nạn,…..

 Như vậy, pháp luật quy định đối với hầu hết các hành vi vi phạm an toàn giao thông mà gây tai nạn, cơ quan có thẩm quyền có quyền tạm giữ xe trong thời hạn quy định.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định:

“ 2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”

Như vậy, ngoài mục đích ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, việc tạm giữ phương tiện còn được áp dụng trong trường hợp để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt hoặc để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt.

Lưu ý:

– Việc tạm giữ phương tiện gây tai nạn phải được lập thành biên bản và có quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền.

– Sau khi lập biên bản thì người ra quyết định tạm giữ và chủ sở hữu của phương tiện hoặc người đại diện của tổ chức có phương tiện vi phạm phải ký vào biên bản mới có giá trị hiệu lực.

Nếu người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc không chịu ký thì có thể thay thế bằng chữ ký của hai người làm chứng. Biên bản được lập thành 02 bản: 01 bản giao cho người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, 01 bản giao cho chủ thể vi phạm.

– Người ra quyết định tạm giữ phương tiện giao thông gây ra tai nạn phải có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện. Nếu phương tiện đó có bất kỳ mất mát hay hỏng hóc gì thì người ra quyết định tạm giữ sẽ phải tiến hành bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự và bị xử lý theo quy định pháp luật

Chủ thể nào có quyền tạm giữ xe sau khi xảy ra tai nạn giao thông?

Theo quy định tại khoản 05 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Như vậy, những chủ thể sau đây sẽ có thẩm quyền tạm giữ xe sau khi xảy ra tai nạn giao thông:

– Chủ tịch UBND các cấp;

– Trưởng công an cấp xã

– Cục trưởng Cục Cảnh sát về quản lý hành chính về trật tự xã hội,…..

Thẩm quyền từng chủ thể được quy định tại chương II Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định “Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông gây tại nạn không được vượt quá thời hạn đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ các trường hợp nhằm đảm bảo việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thời hạn tạm giữ tính từ thời điểm phương tiện bị tạm giữ trên thực tế và được xác định bằng việc ký xác nhận vào biên bản tạm giữ.

Như vậy, thời hạn tạm giữ xe tối đa là 30 ngày tính từ ngày tạm giữ phương tiện trên thực tế. Sau khi hết thời hạn trên, chủ phương tiện sẽ được trả lại phương tiện bị tạm giữ khi đáp ứng các điều kiện của pháp luật trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Mọi thắc mắc về bài viết Thời gian tạm giữ xe tối đa sau khi xảy ra tai nạn giao thông Quý độc giả có thể chia sẻ và được giải đáp khi liên hệ tới Tổng đài tư vấn 1900 6557, trân trọng!

Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn là bao nhiêu lâu? Thời gian tối đa được phép tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính theo quy định mới nhất?

Tại Việt Nam trong những năm gần đây số lượng những vụ tai nạn giao thông ngày càng nhiều và số lượng người chết do tai nạn giao thông mỗi năm thậm chí còn nhiều hơn so với số lượng người chết do chiến tranh tại một số nước trên thế giới. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông có thể do người điều khiển phương tiện say rượu, buồn ngủ, đi sai làn đường, đi quá tốc độ hoặc cũng có thể do chính phương tiện giao thông [xe máy, ô tô,…] không được bảo dưỡng dẫn đến gây nguy hại khi tham gia giao thông.

Vậy nên, khi có một cuộc tai nạn giao thông diễn ra thì công an luôn tạm giữ phương tiện giao thông để điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc. Liệu vụ việc tai nạn giao thông chỉ do yếu tố khách quan hay còn liên quan đến yếu tố hình sự. Tuy nhiên, nếu đã điều tra xong thì công an có cần thiết trả phương tiện lại ngay cho chủ sở hữu? Hay chủ sở hữu đến thời hạn nào thì được phép yêu cầu cơ quan chức năng trả lại phương tiện giao thông cho mình? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi “Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn là bao nhiêu lâu?”.

1. Quy định về việc tạm giữ phương tiện giao thông 

Khi một vụ việc tai nạn giao thông xảy ra, công an hoặc người có thẩm quyền theo quy định pháp luật có quyền tạm giữ các phương tiện giao thông có liên quan để phục vụ cho công tác khám nghiệm, góp phần vào quá trình điều tra giải quyết vụ việc. Quá trình tạm giữ phương tiện giao thông phải được tiến hành theo quy định của pháp luật. Dựa vào Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì việc tạm giữ phương tiện giao thông cần tuân thủ những điều kiện sau:

+ Chỉ những người có thẩm quyền đưa ra hình thức xử phạt hành chính hoặc xử phạt tịch thu tang vật theo pháp luật mới có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn.

+ Việc tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn chỉ được áp dụng khi nhận thấy thật sự cần thiết vì một trong những lý do sau đây:

  • Việc tạm giữ này giúp cho việc điều tra, xác minh những tình tiết còn chưa rõ ràng để từ đó mới có đầy đủ cơ sở để ra quyết định xử phạt.
  • Việc tạm giữ này nhằm mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính khác mà nếu như không tạm giữ thì để chủ sở hữu tiếp tục sử dụng hây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
  • Việc tạm giữ này như một biện pháp bảo đảm để người có lỗi phải thi hành quyết định xử phạt theo quy định pháp luật.
  • Nếu có cơ sở cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì phương tiện sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra xác minh vụ việc [thường những vụ việc này sẽ có yếu tố hình sự].

+ Công an hoặc người có thẩm quyền tiến hành tạm giữ phương tiện giao thông trong vụ việc tai nạn giao thông phải lập quyết định tạm giữ và biên bản tạm giữ. Biên bản tạm giữ [có mẫu do Chính phủ quy định] phải có những nội dung như: tên loại, số lượng và tình trạng phương tiện thực tại thời điểm tạm giữ.

Sau khi lập biên bản thì người ra quyết định tạm giữ và chủ sở hữu của phương tiện hoặc người đại diện của tổ chức có phương tiện vi phạm phải ký vào biên bản mới có giá trị hiệu lực. Nếu người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc không chịu ký thì có thể thay thế bằng chữ ký của hai người làm chứng. Biên bản được lập thành 02 bản: 01 bản giao cho người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, 01 bản giao cho chủ thể vi phạm.

+ Người ra quyết định tạm giữ phương tiện giao thông gây ra tai nạn phải có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện. Nếu phương tiện đó có bất kỳ mất mát hay hỏng hóc gì thì người ra quyết định tạm giữ sẽ phải tiến hành bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự và bị xử lý theo quy định pháp luật.

2. Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông

Việc tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn giúp phần xác minh chính xác lỗi trong vụ việc tai nạn giao thông từ đó cơ quan điều tra có thể đưa ra kết luận về trách nhiệm pháp lý, hậu quả pháp lý của các bên có liên quan. Do đó, thời hạn tạm giữ phương tiện phụ thuộc vào tính chất của vụ việc. Cụ thể như sau:

+ Trường hợp 1: 

Vụ việc tai nạn có dấu hiệu của tội phạm, tức có liên quan đến hình sự thì vụ việc sẽ được bên đơn vị cảnh sát giao thông chuyển cho đơn vị điều tra có thẩm quyền điều tra tội phạm về trật tự xã hội. Dẫn theo đó, phương tiện bị tạm giữ cùng với toàn bộ hồ sơ vụ án sẽ được bàn giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra giải quyết. Lúc này, phương tiện giao thông sẽ được coi là vật chứng của vụ án.

Trong tất cả các văn bản pháp luật chuyên ngành hình sự và tố tụng hình sự không hề quy định cụ thể về thời hạn tạm giữ vật chứng. Nên, khi được coi là vật chứng thì thời hạn tạm giữ phương tiện là không xác định thời hạn. Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông gây ra tai nạn sẽ phụ thuộc vào thời hạn điều tra giải quyết vụ án, không quá thời gian giải quyết vụ án. Trong quá trình giải quyết, nếu nhận thấy tạm giữ phương tiện không còn giúp ích cho vụ án thì cơ quan có thẩm quyền có thể ra quyết định trả lại phương tiện. Hoặc có thể việc trả lại phương tiện vi phạm sẽ chờ đến tận lúc đưa ra quyết định, bản án kèm theo quyết định xử lý phương tiện và khi thi hành quyết định, bản án thì sẽ thực hiện trả lại phương tiện.

+ Trường hợp 2:

Nếu vụ việc tai nạn không có dấu hiệu tội phạm mà người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính và bồi thường theo trách nhiệm dân sự thì thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn được áp dụng theo quy định của pháp luật hành chính. Dựa theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm được xác định như sau: 

Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn là 07 ngày, được tính kể từ ngày tạm giữ phương tiện. Nếu trong vòng 7 ngày mà vụ việc chưa được giải quyết, còn nhiều vấn đề vướng mắc cần xác minh, vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn tạm giữ được gia hạn thêm nhưng không kéo dài quá 30 ngày, tính từ ngày tạm giữ phương tiện. 

Nếu vụ việc tai nạn thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh và thuộc trường hợp phải giải trình thì thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa, tổng thời hạn không quá 60 ngày. Việc xin gia hạn này phải được lập bằng văn bản và có chữ ký của thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang tiến hành giải quyết vụ việc. 

Thời hạn tạm giữ bắt buộc phải tính từ thời điểm phương tiện bị tạm giữ trên thực tế, xác định bằng việc ký xác nhận vào biên bản tạm giữ. 

Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn không được phép vượt quá thời hạn người có thẩm quyền tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ các trường hợp nhằm đảm bảo việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 

Tóm lại, thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông thông thường là 7 ngày, trường hợp có tình tiết phức tạp sẽ là 30 ngày và trường hợp đặc biệt là 60 ngày, tính từ ngày tạm giữ phương tiện thực tế. 

Trong thời hạn luật định, phương tiện giao thông gây tai nạn bị tạm giữ được trả lại khi có những căn cứ sau: 

– Ngay sau khi xác định được những tình tiết làm căn cứ đầy đủ cho việc ra quyết định xử phạt hành chính hoặc đã đảm bảo ngăn chặn hành vi vi phạm không còn gây ra nguy hại cho xã hội hoặc quyết định xử phạt hành chính được thi hành thì việc tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn phải được chấm dứt. 

– Nếu việc tạm giữ phương tiện để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt mà người vi phạm được nộp tiền phạt nhiều lần thì sau khi nộp phạt lần đầu thì người vi phạm sẽ được trả lại phương tiện bị tạm giữ.

– Nếu việc tạm giữ phương tiện để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt mà chủ phương tiện có địa chỉ cụ thể, có điều kiện chỗ để phương tiện, có điều kiện để bảo quản phương tiện hoặc có tiền để bảo lãnh thì có thể làm đơn để xin được giữ phương tiện. Việc tự giữ phương tiện giao thông vi phạm vẫn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành giám sát, quản lý. 

TƯ VẤN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

3. Thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi cho bạn tôi mượn xe máy đi có việc. Bạn tôi vi phạm luật giao thông là đi vào đường một chiều và không đội mũ, bị tổ công tác 141 tạm giữ phương tiện đến nay đã được một tháng. Xe của tôi mua lại và đã rút hồ sơ gốc để chuyển vùng về quê nên chưa có biển số và đăng kí xe. Tôi đã làm các thủ tục với bên cảnh sát giao thông,như bàn giao hồ sơ gốc để chứng minh nguồn gốc của xe, viết giấy cam đoan không gây ra vi phạm trong quá trình sử dụng xe chưa có đăng kí. Phía CSGT nói chờ xác minh rồi sẽ liên lạc vào số điện thoại của tôi nhưng đến giờ đã hơn 1 tháng rồi vẫn chưa thấy họ hồi âm. Tôi lên đội CSGT nơi xử lý vấn đề này thì họ chỉ bảo chưa xác minh xong mà không hẹn cụ thể ngày nào. Vậy luật sư cho tôi hỏi, họ được phép giữ phương tiện trong bao lâu để xác minh ạ? Tôi cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về “Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính” như sau:

“…..

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568   

10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

=> Như vậy, trường hợp của bạn, bên cơ quan cảnh sát giao thông được phép giữ xe của bạn để xác minh, xử lý vi phạm hành chính không quá 60 ngày [và việc gia hạn thời hạn tạm giữ phải có văn bản].

4. Luật sư tư vấn thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi bị Công an giữ xe máy vì chưa đăng ký giấy tờ hải quan mang tên tôi và họ yêu cầu tạm giữ phương tiện để giám định. Vậy tôi hỏi thời gian giám định là bao lâu?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:

“1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a] Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b] Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c] Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

Như vậy trong trường hợp bạn bị thu giữ xe để giàm định xe về giấy tờ hải quan thì thời hạn tạm giữ xe là 07 ngày. Bên giám định có thể gia hạn tạm giữ xe nhưng thời hạn tạm giữ sẽ không quá 30 ngày.

5. Quy định về việc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính

Tóm tắt câu hỏi:

Lúc 20h30 tôi đi ăn tối về vì gần nên tôi không đội mũ và xe thì mới mua được 7 ngày nên chưa có biển và đăng ký. Tôi bị cảnh sát giao thông mặc thường phục kiểm tra mang xe về đồn nhưng không lập biên bản gì như thế có đúng không và tôi phải kiến nghị đi đâu mới được hỗ trợ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Khoản 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:

“9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, trong mọi trường hợp khi bị tạm giữ phương tiện thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện phải lập biên bản, nếu không tạm giữ xe mà không lập biên bản thì đang thực hiện không đúng về trình tự, thủ tục về xử phạt hành chính. Để đảm bảo quyền lợi, bạn có thể khiếu nại lên thủ trưởng cơ quan công an giao thông về các hành vi trên của chiến sĩ cảnh sát giao thông.

Đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm, theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt quy định: “phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với các hành vi: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường.”

Theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA, đối với xe mới mua thì trong thời hạn 30 ngày, bạn phải thực hiện thủ tục cấp biển số xe và đăng ký xe. Do đó, đối với việc xe bạn chưa có biển số xe và đăng ký xe thì không bị xử phạt hành chính về hành vi này.

6. Tạm giữ phương tiện bao lâu khi xảy ra tai nạn giao thông?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có cháu lái xe trong tình trạng say xỉn và đụng vào xe khách chết. Cơ quan điều tra kết luận là cháu tôi sai, khi mời chị tôi lên để thông báo không truy cứu trách nhiệm hình sự với chủ xe khách và buộc chị tôi nhận quyết định, nhưng chị tôi không đồng ý vì không có chủ xe khách. Cơ quan điều tra nói nếu như không ký cũng trả xe ra. Xin hỏi trường hợp trên có khiếu nại được không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:

“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Luật sư tư vấn thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm: 1900.6568

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

Theo như bạn trình bày, cháu bạn lái xe trong tình trạng say rượu và đụng vào xe khách chết, đã có kết luận của cơ quan công an điều tra là lỗi thuộc về phía cháu bạn. Như vậy, cháu bạn có hành vi vi phạm pháp luật giao thông, nên phương tiện bị tạm giữ.  Tuy nhiên do không khởi tố vụ án hình sự, nên thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính là không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt có thể gia hạn không quá 30 ngày.

Như vậy, sau khi đã điều tra vụ tai nạn giao thông và có kết luận, cơ quan công an trả phương tiện tạm giữ cho chị gái bạn, việc chị gái bạn không đồng ý ký vào biên bản thì cơ quan công an vẫn có thể tiến hành thủ tục trả xe cho chị bạn bởi đã hết thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.

Nếu chị gái bạn không đồng ý với kết luận của cơ quan điều tra thì chị gái bạn có quyền khiếu nại kết luận điều tra của cơ quan công an.

7. Tạm giữ phương tiện do vi phạm giao thông đường bộ

 Tóm tắt câu hỏi:

Em bị cảnh sát giao thông quận thổi phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm và không có giấy phép lái xe. Cảnh sát giao thông lập biên bản và tạm giữ xe em 7 ngày và có phải 7 ngày lấy được xe không hay là chỉ lên để giải quyết thôi rồi hẹn 30 ngày sau mới lấy được? Em xin cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, tại Khoản 1 Điều 58 thì người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại điều 60  và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Điều 8 cũng quy định nghiêm cấm khi điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định. Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định người ngồi trên xe, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy định. 

Với thông tin bạn đưa ra thì bạn không đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị phạt theo Điểm i Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng khi vi phạm hành vi này.

Còn đối với lỗi không có giấy phép lái xe thì theo quy định tại Điểm a, Khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì phạt tiền từ 800.000 đến 1200.000 đồng.

Do bạn không có giấy tờ nên cảnh sát giao thông lập biên bản và tạm giữ xe bạn 7 ngày. Việc tạm giữ phương tiện, tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề thực hiện theo Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

” Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a] Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b] Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c] Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ. […]

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. […]

Như vậy, theo quy định trên thì thời gian tạm giữ phương tiện để xác minh tình tiết vi phạm thì việc tạm giữ được chấm dứt ngay sau khi đã xác minh xong hành vi vi phạm, nếu để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ được chấm dứt ngay sau khi bạn chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thời hạn tạm giữ là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ, trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày. 

Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn vi phạm giao thông, và bị công an lập biên bản, tạm giữ phương tiện 7 ngày, như vậy, sau 7 ngày, bạn đến để công an ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ được trả lại xe theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có tình tiết cần xác minh thêm thì có thể gia hạn kéo dài tối đa không quá 30 ngày hoặc để bảo đảm việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ chấm dứt việc tạm giữ sau khi bạn chấp hành xong quyết định xử phạt. 

Video liên quan

Chủ Đề