Tại sao NaHCO3 được dùng làm bột nở

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Vì sao muối NaHCO3được dùng để chế thuốc đau dạ dày?

Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng:

NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

Cẩm Nang Thông Tin Cần Biết Về NaHCO3 – Bột Nở

Bài viết hôm nay công ty hóa chất Hanimex xin được chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin quan trọng về một loại hóa chất khá phổ biến trong ngành thực phẩm đó chính là bột nở , bột nổi hay tên hóa học chính là NaHCO3

Hanimex chem là nhà cung cấp , bán buôn bán lẻ hóa chất công nghiệp , hóa chất thực phẩm. Hiện tại chúng tôi đang là đơn vị phân phối hóa chất NaHCO3 – bột nở , bột nổi tiêu chuẩn thực phẩm cho nhiều nhà máy ,công ty lớn trên cả nước , ngoài ra chúng tôi còn phân phối NaHCO3 cho các đơn vị tư nhân làm bánh ngọt như bánh bông lan , bánh bao, bánh mì… Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua loại hóa chất này vui lòng liên hệ đến hotline cuối trang.

Tổng quan về bột nở – NaHCO3

Chất này thường ở dạng bột mịn, trắng, dễ hút ẩm nhưng tan ít trong nước, khi có sự hiện diện của ion H+ thì khí CO2 sẽ được tạo ra. Được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm, dược phẩm; là một phụ gia thực phẩm thuộc nhóm INS500 [gồm Natri cacbonat [i], Natri hidrocarbonat [ii], Natri sesquicacbonat[iii]] trong đó INS [International Numbering System] là hệ thống đánh chỉ số quốc tế do Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế Codex xác định cho mỗi chất phụ gia]. Chất này theo hệ thống “số E” của châu Âu được gọi là E500[ii].

Do được sử dụng rất rộng rãi trong thực phẩm nên nó còn có nhiều tên gọi khác: bread soda, cooking soda, bicarbonate of soda… Trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường, tên của nó được rút ngắn xuống còn natri bicarb, bicarb soda, hoặc chỉ đơn giản là bicarb. Trong ngành thực phẩm còn được biết đến với tên baking soda

Tính chất hóa học của NaHCO3 – bột nở

Natri bicacbonat là muối axit do có nguyên tử H linh động trong thành phần gốc axit, thể hiện tính axit yếu. Tuy nhiên vì NaHCO3 là muối của axit yếu [H2CO3] nên có thể tác dụng với axit mạnh hơn [ví dụ HCl…], giải phóng khí CO2, do đó NaHCO3 cũng thể hiện tính bazơ và tính chất này chiếm ưu thế hơn tính axit[4].

Trong dung dịch nước thì NaHCO3 bị thủy phân tạo môi trường bazơ yếu:

NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3

môi trường này có thể làm đổi màu quỳ tím nhưng không đủ mạnh để làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.

Tác dụng với axit mạnh tạo thành muối và nước, đồng thời giải phóng khí CO2:

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới:

NaHCO3 + Ca[OH]2 → CaCO3 + NaOH + H2O

hoặc tạo thành hai muối mới:

2NaHCO3 + Ca[OH]2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

Tác dụng với NaOH tạo thành muối trung hòa và nước:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Dưới tác dụng của nhiệt độ, NaHCO3 chuyển hóa qua lại với Na2CO3 theo phản ứng:

2NaHCO3 ←t°→ Na2CO3 + H2O + CO2

Các ứng dụng quan trọng của NaHCO3 – bột nở

Natri bicacbonat NaHCO3 với tên thường gặp trong đời sống là baking soda có tác dụng tạo xốp, giòn cho thức ăn và ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp cho bánh [bột nở].

Dùng để tạo bọt và tăng pH trong các loại thuốc sủi bọt [ví dụ thuốc nhức đầu, v.v…].

Baking soda được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và nhiều ứng dụng khác, nhưng cần chọn mua loại tinh khiết khi dùng với thực phẩm. Có thể mua ở hiệu thuốc, nơi bán những dụng cụ làm bánh với những hãng uy tín. Không nên mua ở cửa hàng hóa chất để sử dụng trong nấu nướng vì không an toàn [không tinh khiết, chứa nhiều tạp chất] và không rõ nguồn gốc.

Vì khi gặp nhiệt độ cao hay tác dụng với chất có tính axit, baking soda sẽ giải phóng ra khí CO2 [cacbon đioxit/khí cacbonic], do đó nó thường được dùng trong nấu ăn, tạo xốp cho nhiều loại bánh như cookies, muffin, biscuits, quẩy…, vào các loại nước giải khát, thêm vào sốt cà chua hay nước chanh để làm giảm nồng độ axit, hoặc cho vào nước ngâm đậu hay lúc nấu sẽ làm giảm thời gian chế biến, đậu mềm ngon và hạn chế tình trạng bị đầy hơi khi ăn các loại hạt đậu, đỗ.

Baking soda cũng rất hiệu quả khi được dùng để chế biến các món thịt hầm hay gân, cơ bắp động vật tương tự như nấu đậu, có được điều đó là do tính axit của khí cacbonic khi được giải phóng đã ngấm vào và làm mềm các loại thực phẩm.

Trong y tế, baking soda còn được gọi là thuốc muối, được dùng trung hòa axit, chữa đau dạ dày hay giải độc do axit; dùng làm nước súc miệng hoặc sử dụng trực tiếp: chà lên răng để loại bỏ mảng bám và làm trắng… Thành phần NaHCO3 còn giúp giảm lượng dầu trên da, da dầu là nguyên nhân chính của mụn trứng cá.

Ngoài sử dụng trực tiếp cho con người, NaHCO3 còn được dùng lau chùi dụng cụ nhà bếp, tẩy rửa các khu vực cần vệ sinh nhờ tính năng mài mòn, tác dụng với một số chất [đóng cặn], rắc vào các khu vực xung quanh nhà để chống một số loại côn trùng.

Ngoài ra NaHCO3 còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp da, cao su và chất chữa cháy.

Giải đáp thắc mắc về bột nở

* Bột không nở ở lần ủ thứ 1 hoặc thứ 2: khả năng lớn nhất là do men.

* Bột bị xẹp khi rạch bánh: do ủ quá lâu, nhiều hơn mức cần thiết. Cách khắc phục là tạo hình lại rồi ủ lại [lưu ý, cách này không áp dụng được với công thức sử dụng dấm, vitamin C hay cream of tartar].

* Bánh nướng xong không có mùi thơm: có thể do loại bột sử dụng hoặc do khối bột bị nóng trong khi trộn hay khi ủ .

* Bánh có mùi men:

  • do thời gian ủ quá ngắn, bánh chưa nở hết
  • do thời gian hoặc nhiệt độ nướng chưa phù hợp, bánh chưa chín hoàn toàn
  • do dùng nhiều men hơn cần thiết [lần làm tiếp theo có thể giảm 1/4 lượng men so với lần hiện tại]

* Bánh có mùi chua hoặc mùi rượu

Dùng nhiều dấm, vitamin C hoặc cream of tartar hơn mức cần thiết ủ bột quá lâu [ở lần 1, lần 2 hoặc cả 2 lần] và dùng quá nhiều men khối bột bị nóng khi trộn bột hoặc khi ủ bột [xem lại lưu ý trong mục [2] và [3] ]

* Ruột bánh không trắng:

  • Nhồi bột chưa đủ kĩ do chất lượng của loại bột sử dụng

* Ruột bánh không dai hoặc ruột đặc, kém xốp

  • Nhồi bột chưa đủ kĩdùng ít nước nhồi bột hoặc dùng quá nhiều bột áo khi nhồi bột và tạo hình dùng quá nhiều muối hoặc đường

* Bánh thành phẩm không nở nhiều hơn so với trước khi ủ [thường thì bánh thành phẩm sẽ to gấp khoảng 3 – 4 lần so với bánh khi vừa tạo hình xong]

  • Nhiệt độ trong lò chưa đủ nóng thời gian ủ lần 2 hơi quá ngắn

* Vỏ bánh sau khi nướng bị cứng

  • Nướng ở nhiệt độ thấp thiếu hơi ẩm khi nướng bánh

* Vỏ bánh không giòn: xem lại hướng dẫn cách nướng trong bài trước về cách làm bánh mì Việt Nam

Trên đây là một vài thông tin cần biết về Bột nở – NaHCO3 mà công ty hóa chất Hanimex muốn gửi đến quý bạn đọc tìm hiểu thêm kiến thức. Mọi nhu cầu đặt mua NaHCO3 vui lòng liên hệ đến

Công ty TNHH Hanimex

Hotline : 0966.694.823 Mr Đạt

Add: Số 01 – TT29 – Khu đô thị mới Văn Phú –  Phú La – Hà Đông – Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề