Căn cứ để xác định nhà đầu tư cá nhân là nhà đầu tư trong nước và là nhà đầu tư nước ngoài

Theo Khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 [sau đây gọi là Luật đầu tư 2020] quy định về khái niệm nhà đầu tư như sau:

“18. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”

Theo quy định trên thì nhà đầu tư bao gồm:

1. Nhà đầu tư trong nước

Theo Khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:

“20. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Nhà đầu tư trong nước là một trong những chủ thể được nhà nước khuyến khích tham gia hoạt động đầu tư. Cách xác định nhà đầu tư trong nước trong pháp luật của các quốc gia có nhiều điểm tương đồng.

Khoản 5 Điều 1 Luật đầu tư của Indonesia quy định:

"5. Nhà đầu tư trong nước là một cá nhân hoặc công dân Indonesia, doanh nghiệp Indonesia, Nhà nước cộng hòa Indonesia, hoặc khu vực thực hiện đầu tư vốn trên lãnh thổ của cộng hòa Indonesia".

Theo Khoản 4 Điều 3 Luật khuyến khích đầu tư Lào 2016:

"4. Nhà đầu tư trong nước đề cập đến người nào hợp người nước ngoài tự nhiên, pháp nhân Lào hoặc nước ngoài đã đăng ký hoạt động kinh doanh theo pháp luật của Lào"

Luật đầu tư năm 2020 của Việt Nam quy định nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam và tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Với cách xác định này thì hầu hết các quốc gia đều xác định nhà đầu tư trong nước căn cứ vào hệ thuộc luật quốc tịch của nhà đầu tư đó. Căn cứ trên cơ sở đó, nhà đầu tư trong nước chính là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ quốc gia nơi mình đang mang quốc tịch. Tại Việt Nam, Việt kiều cũng được coi là nhà đầu tư trong nước.

Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch số 24/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định:

“3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

Nhà đầu tư là các doanh nhân Việt kiều có tiềm lực kinh tế rất lớn đang có xu hướng chuyển nguồn vốn đầu tư về Việt Nam ngày càng cao nêu các chính sách kêu gọi đầu tư của nhà nước Việt Nam. Cùng với kiều hối, đây là một nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ thực tế hơn nữa đối với các nhà đầu tư là Việt kiều để có thể triển khai được các dự án tại Việt Nam.

Trường hợp các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân có hai quốc tịch thì xác định theo pháp luật của nước nơi nhà đầu tư có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ. Nếu nhà đầu tư có hai hay nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi mà nhà đầu tư có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó nhất. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà nhà đầu tư có quốc tịch nhưng nhà đầu tư đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.

2. Nhà đầu tư nước ngoài

Bên cạnh nhà đầu tư trong nước thì nhà đầu tư nước ngoài cũng là một trong những nhà đầu tư được chính phủ nước sở tại quan tâm và khuyến khích tham gia vào hoạt động đầu tư. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài được quy định khác nhau giữa các quốc gia. Chẳng hạn,

Khoản 6 Điều 1 Luật đầu tư Indonesia quy định:

"6. Nhà đầu tư nước ngoài là một công dân nước ngoài, một thực thể kinh doanh nước ngoài hoặc một chính phủ nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Indonesia".

Khoản 3 Điều 3 luật khuyến khích đầu tư nào 2016:

"3. Nhà đầu tư nước ngoài đề cập đến là cá nhân nước ngoài hoặc một pháp nhân đầu tư vào Lào".

Có thể nhận thấy I điểm chung của các quốc gia trên chính là cách xác định nhà đầu tư nước ngoài theo tiêu chí chính là quốc tịch, nhà đầu tư không có quốc tịch thái quốc gia nơi nhà đầu tư đó thành lập hoặc hoạt động.

Theo Khoản 19 Điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định:

“19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”

Từ định nghĩa này, có thể phân biệt nhà đầu tư nước ngoài thành: cá nhân có quốc tịch nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam; tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam. Quốc tịch nước ngoài được hiểu là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài [chỉ có hình thức là tổ chức, không có cá nhân], tổ chức này được thành lập theo pháp luật Việt Nam nhưng có thành viên hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Khoản 21 Điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định về tổ chức kinh tế:

“21. Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”

Có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hội cổ đông. Như vậy, theo quy định này thì tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài về bất kỳ tỷ lệ sở hữu nào trong vốn điều lệ của tổ chức đó. Có thể hiểu một cách đơn giản tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là "con lai" giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.

Luật Hoàng Anh.

Có thể dễ dàng nhận thấy, nhà đầu tư không phải từ ngữ xa lạ trong đời sống hiện nay, nhưng nhà đầu tư là gì, được phân loại ra sao và nhà đầu tư khác gì với chủ đầu tư thì không phải ai cũng nắm được.

Kế thừa quy định của Luật Đầu tư năm 2014, Luật Đầu tư năm 2020 cũng không liệt kê các chủ thể được coi là nhà đầu tư như Luật Đầu tư năm 2005.

Theo đó, khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 khái quát nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh gồm các nhóm cụ thể là:

1- Nhà đầu tư trong nước;

2- Nhà đầu tư nước ngoài;

3- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong đó,

Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên/cổ đông. Mà tổ chức kinh tế gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh [theo khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020].

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam [theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020].

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên/cổ đông [Công ty TNHH; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh] - theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020.

Nhà đầu tư là gì theo Luật Đầu tư năm 2020 [Ảnh minh họa]
 

Căn cứ theo Điều 21 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, có 05 hình thức đầu tư như sau:

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;

- Thực hiện dự án đầu tư;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới.
 

Phân biệt nhà đầu tư và chủ đầu tư

Như đã nêu ở trên, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh bao gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối chiếu với quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 thì chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn/tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Như vậy, có thể thấy, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Còn chủ đầu tư lại là tổ chức sở hữu vốn/được giao thay mặt cho chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Trên đây là định nghĩa nhà đầu tư là gì và một số vấn đề liên quan, nếu bạn đọc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

Mục lục bài viết

  • 1. Nhà đầu tư nước ngoài
  • 2. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
  • 3.Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
  • 4.Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
  • 5.Thực hiện dự án đầu tư và hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
  • 6. Điều kiện, nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần

Luật sư tư vấn:

1. Nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài ở đây được hiểu là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài.

Theo Luật đầu tư năm 2020: Nhà đầu tư nước ngoàilà cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

2. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Điều 22 Luật đầu tư 2020 quy định:

- Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

+ Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

+ Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật đầu tư.

Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

a] Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;

b] Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

a] Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

b] Hình thức đầu tư;

c] Phạm vi hoạt động đầu tư;

d] Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ] Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3.Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Điều 23 Luật đầu tư năm 2020 có quy định:

- Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

- Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định trên thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

4.Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

Điều 63Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định:

- Trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau:

+ Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

+Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư [trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư] hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư [trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư] và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

- Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

- Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

5.Thực hiện dự án đầu tư và hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Điều 64Nghị định 31/2021/NĐ-CP:

- Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới ngoài dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục sau:

+ Tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Nghị định này;

+ Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 72 của Luật Đầu tư. Nội dung báo cáo gồm: Tên dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện, nhu cầu về lao động, ưu đãi đầu tư [nếu có].

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quyền điều chỉnh nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư. Việc bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài [nếu có].

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư. Hồ sơ, trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

- Khi đầu tư, giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán về thủ tục đầu tư, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ.

6. Điều kiện, nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần

Điều 65Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định:

- Nhà đầu tư trong nước đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam thực hiện theo các điều kiện, thủ tục quy định tại Luật Doanh nghiệp và pháp luật tương ứng đối với từng loại hình tổ chức kinh tế.

- Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trên thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

- Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải tuân thủ điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan khi thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác.

- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, gồm:

+ Các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư và các Điều 15, 16 và 17 của Nghị định này;

+Điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh và điều kiện sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong trường hợp tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài nhận cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam thông qua hợp đồng trao đổi, tặng cho, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc thừa kế phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này và thực hiện thủ tục theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật doanh nghiệp và luật đầu tư nước ngoài vui lòng gọi: 1900.6162[nhấn máy lẻ phím 7 hoặc phím 8] để được đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp và luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoàiqua tổng đài điện thoại.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đầu tư- Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề