Cảm nhận vẻ đẹp người tráng sĩ thời Trần

Trong kho tàng văn học thời Trần, “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão là một bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ tinh thần của thời đại nhà Trần với “Hào khí Đông A”. Được sáng tác theo khuynh hướng yêu nước – sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tác phẩm đã khắc họa thành công bức chân dung người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ với vẻ đẹp lớn lao, kì vĩ toát lên từ lí tưởng đến tầm vóc, tư thế và hành động.

Trước hết, bài thơ đã khắc họa tư thế hiên ngang và tầm vóc kì vĩ của người anh hùng Phạm Ngũ Lão và vẻ đẹp của thời đại Đông A:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”

Dịch thơ:

“Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu”

Với ý nghĩa “cầm ngang ngọn giáo”, từ ngữ “hoành sóc” đã tái hiện thành công hình ảnh người anh hùng trấn giữ đất nước trong tư thế hiên ngang, mang tầm vóc vũ trụ và hào khí dường như bao trùm đất trời. Trong bản dịch của tác phẩm “Chinh phụ ngâm” cũng miêu tả hình ảnh người chinh phu với hành động “Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo”. Với hào khí đó, ắt hẳn người anh hùng đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thời đại nói riêng và của dân tộc nói chung: “Ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu”. Câu thơ đã tái hiện hình ảnh cụ thể của quân đội nhà Trần, đồng thời khái quát sức mạnh của dân tộc. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi nghệ thuật so sánh “Tam quân tì hổ” [Ba quân dũng mãnh như hổ báo] với khí thế “nuốt trôi trâu”, diễn đạt thành công tinh thần quyết chiến quyết thắng của “Hào khí Đông A”.

Không chỉ khắc họa vẻ đẹp về tầm vóc, tư thế, hành động; bài thơ còn vẽ nên bức chân dung về ý chí của người anh hùng:

“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”

“Công danh” vốn là một phạm trù quen thuộc khi người anh hùng bày tỏ ý chí của mình mang màu sắc của tinh thần, tư tưởng Nho giáo với ý nghĩa: để lại sự nghiệp và để lại tiếng thơm. Xuyên suốt thời đại phong kiến, đây là quan niệm lí tưởng của các bậc anh hùng. Tác giả Nguyễn Công Trứ cũng đã từng dõng dạc tuyên bố rằng:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”

Như vậy, chúng ta có thể thấy được lí tưởng mà tác giả hướng đến hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực, thể hiện rõ ý chí quyết tâm đối với sự nghiệp cứu nước, cứu đời. Mặc dù là một vị tướng có nhiều công lao to lớn đối với công cuộc đánh đuổi ngoại xâm và bảo vệ đất nước nhưng Phạm Ngũ Lão vẫn cho rằng mình vẫn còn “vương nợ” công danh. Bởi vậy, ông mang trong mình nỗi thẹn khi “tai nghe chuyện Vũ hầu”. Đó là nỗi “thẹn” khi chưa có tài thao lược lớn như Gia Cát Lượng. Qua đó, chúng ta có thể thấy được nhân cách cao đẹp của tác giả.

Như vậy, bài thơ “Tỏ lòng” đã thể hiện rõ bức chân dung về người anh hùng Phạm Ngũ Lão với tầm vóc, tư thế lớn lao mang tầm vóc vũ trụ cùng ý chí của tác giả. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện rõ khí thế ba quân và hào khí cũng như sự lớn mạnh của thời đại nhà Trần.

Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là tiêu biểu cho hào khí Đông A thời Trần, tìm hiểu về tình yêu nước, ý thức trách nhiệm của người tráng sĩ trong bài thơ, bên cạnh bài Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng, các bạn có thể tìm đọc: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng, Cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng, Phân tích bài Tỏ lòng để làm sáng tỏ nhận định: Tỏ lòng khắc hoạ vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng, Qua bài Thuật hoài, suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.

Phạm Ngũ Lão được biết đến là một con người văn võ toàn tài. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là bài thơ “Tỏ lòng”. Qua bài thơ này, tác giả đã khắc họa được vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần:

“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”

Trước hết, hình ảnh người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông hiện lên thật đẹp. Khi giặc Nguyên tràn vào xâm lược, chúng đã gây ra bao nhiêu tội ác dã man, tàn bạo. Đối phó với kẻ thù như vậy cần phải có một bản lĩnh phi thường. Cụm từ “hoành sóc” gợi ra hình ảnh người tráng sĩ tay cầm ngọn giáo với tư thế chủ động, tự tin và không hề nhỏ bé. Nhưng trong bản dịch thơ của Trần Trọng Kim lại dịch là “múa giáo” - cách dịch mang tính hoa mỹ, tuy phù hợp với nhịp thơ nhưng không nói lên được được sức mạnh nội lực bên trong. Kết hợp với đó, tầm vóc của người anh hùng còn được thể hiện qua không gian “giang sơn” - đất nước, thể hiện tầm vóc vĩ đại và thời gian “kháp kỉ thu” - mang tính ước lệ, ý chỉ khoảng thời gian kéo dài vô tận. Từ đó, tác giả khẳng định tầm vóc kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng thời đại nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt. Không chỉ vậy, câu thơ tiếp theo, Phạm Ngũ Lão còn cho thấy tiềm lực mạnh mẽ của quân đội nhà Trần. “Tam quân” có nghĩa là ba quân [được biết bao gồm tiền quân, trung quân, hậu quân]. Một quân đội tinh nhuệ, đông đảo về số lượng và mạnh mẽ về chất lượng. Quân đội đó còn có một khí thế vững vàng. Hình ảnh so sánh rất độc đáo “tam quân” với “tỳ hổ”. Loài hổ được coi là chúa tể rừng xanh, có uy lực và sức mạnh. Với hình ảnh này, tác giả đã nhấn mạnh sự dũng mãnh của quân đội nhà Trần đã trở thành nỗi khiếp đảm của quân thù. Không chỉ vậy, Phạm Ngũ Lão còn làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu”. Đây là hình ảnh gợi ra hai cách hiểu. Khí thế của ba quân hùng mạnh đến nỗi nuốt trôi trâu, hay khí thế hào hùng ngút trời của quân đội nhà Trần đã làm lu mờ ánh sáng của sao Ngưu trên bầu trời. Dù hiểu theo cách nào, ta cũng đều thấy được khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần trước kẻ thù xâm lược. Một quân đội như vậy đủ sức để đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Như vậy, qua phân tích, với bài thơ Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão đã giúp người đọc thêm hiểu hơn về vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần, cũng như “hào khí Đông A” vang dội một thời.

     Qua bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ta đã đi qua những cuộc chiến gian khổ, giành những chiến thắng hào hùng. Để có được những chiến công vang dội ấy, tinh thần chiến đấu và trách nhiệm của con người, đặc biệt là của các trang nam nhi rất quan trọng. Viết về tinh thần chiến đấu, chí của kẻ làm trai, chúng ta không thể không kể đến tác phẩm "Thuật hoài" [Tỏ lòng] của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ đã tái hiện chí làm trai dưới thời Trần, hùng dũng với lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm, ý chí hơn người.

Hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ tỏ lòng

     Nam nhi dưới thời Trần trước tiên được tác giả kể đến với tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm:

                                        "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"

                                        “[Múa giáo non sông trải mấy thu]”

     Với tư thế hiên ngang và hành động kỳ vĩ, vẻ đẹp của họ sánh vai cùng vũ trụ. Trong nguyên văn, người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo chứ không phải "múa giáo" như ở bản dịch. "Giang sơn" gợi tả không gian mang tầm vóc của vũ trụ nhưng cũng chỉ cụ thể đất nước. Giang sơn còn có ý nghĩa "thiên, địa, nhân", tức không chỉ có trời và đất, con người cũng vô cùng quan trọng.

     Ngọn giáo cầm ngang trên tay là biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của nam nhi thời nhà Trần. Nó được đo bằng chiều rộng của non sông, chiều cao của bầu trời, như một lời khẳng định chủ quyền dân tộc. Cầm ngang ngọn giáo trên tay, sánh tầm với vũ trụ, trang nam nhi chủ động trong tư thế và tầm nhìn rộng lớn, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước.

     Đó là trách nhiệm và sứ mệnh cao cả mà người tráng sĩ trong bài thơ cố gắng thực hiện. Bất chấp thời gian trôi đi, sứ mệnh ấy đã trải qua mấy thu. Chẳng màng đến nguy hiểm hay gian nan, khát vọng bảo vệ giang sơn vẫn không hề nguôi. Với một câu thơ ngắn gọn, Phạm Ngũ Lão đã tái hiện thành công lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với non sông đất nước của nam nhi thời Trần.

Xem thêm:

Phân tích bài thơ Tỏ lòng

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng     Không những thế, hình ảnh người tráng sĩ thời Trần còn hiện lên tuyệt đẹp với ý chí chiến đấu và sức mạnh phi thường:

                                        "Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu"

                                        “[Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu]”

     Lịch sử ghi quân đội triều đại nhà Trần chia ra thành ba bộ phận: Tiền quân, Trung quân, Hậu quân. Mỗi bộ phận đảm nhận nhiệm vụ và trách nhiệm riêng. Song tất cả đều mang khí phách hơn người, được huấn luyện rất nghiêm khắc. Những đấng nam nhi mang trong mình sức mạnh cường tráng. Sức mạnh ấy thậm chí được miêu tả là có thể dễ dàng nuốt trôi một con trâu lớn. Phạm Ngũ Lão đã sử dụng hình ảnh vừa so sánh vừa cường điệu hóa, khắc họa và làm nổi bật vẻ đẹp sức mạnh của người tráng sĩ thời Trần.

     Không chỉ mạnh mẽ về mặt thể chất mà còn sở hữu ý chí chiến đấu kiên cường hơn người. Với những yếu tố đó, đội quân trở nên hết sức mạnh mẽ. Họ đã giành chiến thắng, với 3 lần đánh tan giặc Nguyên Mông xâm lược. Họ mang những phẩm chất anh hùng, viết lên bảng vàng lịch sử hào khí Đông A chói lọi của thời đại.

Phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ tỏ lòng

     Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể thấy hoài bão và lý tưởng của trang nam nhi thời Trần:

                                        "Nam nhi vị liễu công danh trái"

                                        “[Công danh nam tử còn vương nợ]”

                                        Như cụ Nguyễn Công Trứ đã từng nói:

                                        "Đã mang tiếng ở trong trời đất

                                        Phải có danh gì với núi sông"

     Công danh vốn là thứ tất yếu trong cuộc đời đấng nam tử. "Nợ công danh" là món nợ ai cũng phải mang, nam nhi thời Trần không ngoại lệ. Với những người tráng sĩ "bình Nguyên" ấy, thời điểm đất nước đang bị giặc ngoại xâm lăm le thì "nợ công danh" mà họ phải trả lại trở nên lớn lao hơn bao giờ hết. Đó là sự cống hiến thân mình, để bảo vệ độc lập chủ quyền, để nhân dân ấm no, yên ổn.

     Có thể nói, quan điểm về công danh của Phạm Ngũ Lão trong bài thơ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó cổ vũ con người, đặc biệt là đấng nam nhi từ bỏ lối sống tầm thường, vị kỷ, đánh thức trách nhiệm với Tổ quốc.

Phân tích về hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng

     Với quan niệm ấy, mặc dù đã cống hiến và hy sinh hết mình, người nam nhi thời Trần vẫn cảm thấy chưa đủ và cảm thấy “thẹn”:

                                        "Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"

                                        “[Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu]”

     Tác giả lấy điển cố về Gia Cát Lượng, Phạm Ngũ Lão thể hiện sự hổ thẹn của mình. Là một trong ba danh tướng tài ba tài ba bậc nhất thời Trần, Phạm Ngũ Lão không hề làm điều thẹn với dân, với nước, với chính mình. Nói “thẹn” thể hiện sự khiêm nhường của tác giả. Đó là niềm khao khát vươn tới những thứ lớn lao, vĩ đại hơn. Nỗi hổ thẹn ở đây không khiến hình ảnh người tráng sĩ trở nên nhỏ bé mà giúp chúng ta thấy được tầm vóc lớn lao hơn, ý chí mãnh liệt hơn của họ.

     Chỉ với bốn câu thơ nhưng đanh thép, hào hùng cùng những hình ảnh thơ lớn lao, kì vĩ. Nhịp thơ linh hoạt, lúc nhanh, khi chậm. "Thuật hoài" đã vẽ nên bức tranh đẹp về hình ảnh trang nam nhi thời Trần với vẻ đẹp của người anh hùng vệ quốc hiên ngang, có lý tưởng, có ý chí và sức mạnh hơn người. 

     Hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng cùng những bài thơ như "Hịch tướng sĩ" "Bạch Đằng giang phú"... đã dựng lên những bức tượng đài bất tử về người anh hùng dân tộc trong lòng chúng ta. Để rồi sau rất nhiều năm qua đi, nhân dân đất Việt vẫn nghe mãi âm vang của một thời "hào khí Đông A" oanh liệt.

Video liên quan

Chủ Đề