Cách xem hạn sử dụng bath and body works

Đúng là cái gì cũng có hạn sử dụng cả. Mỹ phẩm. Đồ hộp. Phụ nữ. Nhưng với những người phụ nữ hiện đại, hạn sử dụng ngắn hay dài là do mình quyết định!

Tôi rất ưa chuộng body lotion và thường sưu tập rất nhiều loại mùi khác nhau. Nếu như The body shop chuyên mùi hoa quả như dừa, xoài... thì L'Occitane lại có toàn thảo dược như oải hương, bạc hà... Hãng Origin có cả mùi hạt coca thơm phức. Chanel có một loại lotion tên là Coco có mùi rất mê hoặc. Victoria's Secret thì luôn làm người bạn ngát hương như một vườn hoa.

Một lần tắm xong, khi đang hăm hở xức lotion lên người, tôi thấy có mùi là lạ, hắc hơn bình thường lại thoang thoảng mùi... cồn. Loay hoay một hồi, săm soi ký hiệu dưới đáy và phát hiện ra loại lotion mình dùng hình như đã hết hạn sử dụng, vì sau khi mở ra, chỉ có thể dùng thêm 6 hoặc 12 tháng nữa mà thôi.

Có từng ấy loại lotion, làm sao dùng hết một mạch trong 6 tháng? Không phải là một sự phát hiện quá lạ lùng, nhưng hoá ra thứ gì cũng có hạn sử dụng hết. Mà hết hạn thì những thứ thơm nhất cũng... chẳng ra gì nữa.

Còn chưa kể đến đồ hộp, thức ăn, quá hạn sử dụng mà ăn phải còn nguy hiểm đến cả tính mạng. Như vậy, nên dùng hết, dùng triệt để trước khi cái gì hết hạn vì đã quá hạn là chỉ còn nước... vứt đi!!! Đến cả phụ nữ, cũng không cứu chữa được nếu "hết hạn sử dụng"– điều này đúng hay sai?

Tuỳ vào đồ hộp hay mỹ phẩm, hạn sử dụng không giống nhau. Rồi hạn sử dụng nói chung và hạn sử dụng khi đã được... khui nắp, cũng khác biệt. Ông bà có câu "Con gái có thì", cũng là để ám chỉ cái hạn sử dụng vô hình này. Bây giờ, ở những năm sau 2000, 23 đến 27 là lứa tuổi được cho là hợp lý để lập gia đình đối với con gái, 25 đến 30 là "biên độ giao động" cho phái nam. Điều này đồng nghĩa với 5 năm liên tục cả gái lẫn trai ở xã hội ta chịu một thứ áp lực có tên: "Trong hạn sử dụng, dùng nhanh kẻo... hỏng".

Tôi đang 25 tuổi, chuẩn bị bước sang 26 và sống riêng. Một lần có đám giỗ nên về nhà thăm mẹ. Buổi sáng đang ngủ, tôi bị đánh thức bởi tiếng chào của dì – em thứ ba của mẹ – oang oang: "Minh ơi, bao giờ lấy chồng?". Vẫn còn ngái ngủ, chẳng nói chẳng rằng, tôi xuống dưới nhà đánh răng, gặp bà ngoại đang ngồi ở phòng khách, cất giọng móm mém vui vẻ: "Minh ơi bao giờ lấy chồng hả cháu?". Cũng vừa lúc mẹ tôi đi làm về, vừa tắt máy xe vừa nói vọng vào: "Mấy cô chỗ mẹ đang hỏi: Bao giờ con lấy chồng đấy...". Dì thứ hai của tôi cùng lúc ùa vào nhà, thử đoán xem câu đầu tiên dì chào tôi là gì??? Tất nhiên không gì khác: "Minh ơi, bao giờ lấy chồng đấyyyyy?".

Nhưng không bằng những người bạn gái xung quanh tôi, sống cùng bố mẹ mỗi ngày, cứ sợ run lên mỗi lần lễ tết, họ hàng đông đủ. Chị bạn tôi năm nay 28 tuổi, có đứa em gái 22 tuổi đã lấy chồng "vượt mặt" chị, được coi là tấm gương sáng cho cả chị soi vào, và là lý do để ai nấy luôn xì xào: "Nhà này chỉ còn mỗi nó nữa thôi!".

Tuỳ vào đồ hộp hay mỹ phẩm, hạn sử dụng không giống nhau. Rồi hạn sử dụng nói chung và hạn sử dụng khi đã được... khui nắp, cũng khác biệt. Ông bà có câu "Con gái có thì", cũng là để ám chỉ cái hạn sử dụng vô hình này...

Đồ ăn thức uống đóng hộp được dán hạn sử dụng bởi nhà máy sản xuất và cơ quan có chức năng kiểm định an toàn thực phẩm. Mỹ phẩm được dán hạn sử dụng bởi những nguyên tắc về phản ứng hoá học và không khí, cũng do phòng thí nghiệm và nơi sản xuất quản lý. Phụ nữ và cái hạn kết hôn cũng được dán nhãn bởi một loại cơ quan sản xuất – chính là những thế hệ phụ nữ trước đó.

Mấy khi có con gái nào bị giục giã lấy chồng bởi những ông bố? Chính là những bà, những mẹ, những dì [xem lại đoạn ví dụ trên] – một cách ẩn dụ – là những cơ quan tự phong cho mình chức năng kiểm định sản phẩm và đưa ra chắc nịch một hạn sử dụng nào đó.

Mẹ tôi trong chuyến đi Thái Lan với tôi và em gái, có công bố một sự thật làm choáng váng cả hai, đó là: “Thực ra mẹ không yêu bố. Nhưng lúc đó học xong sáu năm trường Y đã 27 tuổi, sợ ế nên bố ngỏ lời là đồng ý luôn!”. [???]

Cái áp lực phải lấy chồng trước năm 27 tuổi, nếu không sẽ ế ấy – đã tồn tại rất lâu và cứ được tiếp tục duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cũng chắng khác gì chuyện ăn tống ăn tháo cho hết đống đồ trong tủ lạnh cho khỏi hết hạn hay bôi trát lên mình lotion các mùi để cho khỏi phí – chuyện kết hôn đôi khi được diễn ra nhanh chóng, được coi là “cho xong một chuyện phải làm trong đời”, để sau đó gần 30 năm, lại giống như mẹ tôi, thở dài nói về chuyện cũ và không quên quay sang giục giã: “Bao giờ con mới lấy chồng đây?”.

Series truyền hình Sex and the city lên ngôi ở Mỹ những năm 2000 vì đưa ra được quan điểm độc lập của những người phụ nữ độc thân New York – những người không bao giờ lo là mình “hết hạn sử dụng”.

Những Carrie, Chardlotte, Samantha, Miranda ở đều 35 tuổi trở lên, tức là hoàn toàn quá hạn sử dụng đến từ 5 đến 8 năm trời, mỗi người một công việc, một tính cách, cùng độc thân và ở cuối phim, họ đều tìm được hạnh phúc của riêng mình ở thời điểm mà không ai còn quan tâm là họ bao nhiêu tuổi nữa.

Cũng giống như ở Việt Nam, tôi gặp rất nhiều những người phụ nữ thành đạt, làm ở những công ty quảng cáo của nước ngoài, không ngừng thăng tiến, lương tháng không dưới vài nghìn USD, tự mua nhà, mua xe, đi du lịch định kỳ. Ngoài ra, họ cũng không quên đi xem bói định kỳ xem khi nào gặp được người chồng ưng ý, háo hức với những cuộc hẹn “blind-date” và tính chuyện trở thành “single-mom” một sớm một chiều nào đó... Hình như với họ, hạn sử dụng chính là cuộc sống, và họ sống làm sao để đến khi “hết hạn” thì không còn gì để nuối tiếc.

Đúng là cái gì cũng có hạn sử dụng cả. Mỹ phẩm. Đồ hộp. Phụ nữ. Nhưng với những người phụ nữ hiện đại, hạn sử dụng ngắn hay dài là do mình quyết định!

Thùy Minh

SGTT

Kinh nghiệm đọc batch code để biết hạn sử dụng của Mỹ phẩm ​

Rất nhiều khách hàng đến mua hàng của mình và hỏi ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng của sản phẩm, hôm nay mình tranh thủ viết cách đọc mã Bath code của mỹ phẩm cho các bạn tham khảo.

I. Trường hợp thứ nhất:

Những sản phẩm có hạn sản xuất kể từ khi mở nắp [PAO -Period After Opening] và hạn sử dụng này cũng được ghi trên bao bì sản phẩm,

Ví dụ:

Dưỡng thể Victoria secret 12m – tức là 12 tháng sau khi mở nắp

Biểu tượng:

M = Month [Tháng]. 12M tương đương với 12 tháng

II. Trường hợp thứ 2:

Với những loại mỹ phẩm có hạn sử dụng dưới 30 tháng, những loại mỹ phẩm trong trường hợp này thường phải ghi rõ hạn sử dụng trên bao bì, các bạn sẽ thấy ‘ Exp [ Expiration date]’, hoặc ‘ Best by’, ‘Use by”, với những sản phẩm có ghi hạn như vậy các bạn cứ căn cứ vào đó mà sử dụng

Cả trên hộp và trên bao bì sản phẩm kem chống nắng neutrogena dành cho mặt đều có ghi hạn sử dụng rõ rangd và cụ thể

III. Trường hợp thứ 3:

Những sản phẩm có hạn sử dụng trên 30 tháng sẽ không phải ghi hạn sử dụng trên bao bì, tuy nhiên chúng ta có thể đọc hạn sử dụng của nó dựa vào mã Batch code, batch code là mã mà các công ty sử dụng để quản lý lô hàng, nơi sản xuất, số lô hàng sản xuất, năm sản xuất

Đây là trường hợp các bạn quan tâm nhiều nhất, mình xin chia sẽ với các bạn một số thông tin mà mình biết:

Batch code của những thương hiệu thuộc Tập đoàn Estee Lauder như Mac, Estee Lauder, Clinque, Origins hoặc La Mer thường có ký hiệu:

Batch code: 1 chữ cái + 1 chữ số [hoặc chữ cái] + 1 chữ số

– Chữ cái đầu tiên cho biết địa điểm sản xuất

– Chữ số [hoặc chữ cái] thứ 2 tương ứng với các tháng, từ tháng 1 đến tháng12, thể hiện bằng số hoặc bằng chữ cái đầu tiên của tháng trong tiếng anh, Tháng 1 = January họ sẽ đễ chữ ‘ J’ , tháng 2 = February họ sẽ để chữ ‘F’ ….

– Số cuối cùng: thể hiện năm sản xuất, con số cuối cũng của năm ‘4’ – 2014

Mã batch code của son Mac là A14, tức là sản xuất tháng 1/2014

Bath code của những thương hiệu thuộc Tập đoàn L’oreal như L’oreal, Lancome, Biotherm, Helen Rubinstein, Kiehl hay The Body Shop thường có Bath code ABXXX hoặc AABXX

Trong đó:

A và AA: là nơi sản xuất, ký hiệu, mã khu vực sản xuất [có thể là chữ hoặc số, tùy theo hãng]

B: Năm sản xuất [Năm được tính từ chữ cái A trong bảng chử cái ứng với năm 2004, nghĩa là tới năm 2010 là chữ G, chữ Z được bỏ vì trong giống số 2.]

M: Là tháng sản xuất

XXX: Là ngày sản xuất trong năm

XX: là đợt sản xuất trong tháng

Ví dụ:

Bathcode 20K302

20: mã khu vực sản xuất

K: là năm tính theo chữ cái, Chữa A là năm 2004 tiếp theo cữ B là 2005, C2006, D năm 2007….. đến chữ K là 2014

3 :Tháng sản xuất

02: – Đợt sản xuất thứ 2 trong tháng

L’Occitane sử dụng 3 chữ số, 2 chữ số đầu tiên thể hiện số tuần, chữ số cuối thể hiện năm

Christian Dior sử dụng một sự kết hợp của các con số và chữ cái, nhưng chỉ có hai ký tự quan trọng đó là chữ số đầu tiên chỉ năm sản xuất, tiếp theo là chữ cái biểu thị tháng sản xuất, Tháng sản xuất được ký hiệu bắt đầu từ chữ A cho tháng Một cho đến chữ M cho tháng 12, [chữ I được bỏ qua có thể họ sợ gây nhầm lẫn với số 1].

Mặt khác, Clarins sử dụng một số để biểu thị năm, tiếp theo là hai con số trong tháng và ba số khác để xác định lô hàng cụ thể.

Hy vọng Quý khách hàng của shop sẽ không thắc mắc về hạn sử dụng của sản phẩm nữa nhé.

Cảm ơn các bạn

Mifa Shop

Video liên quan

Chủ Đề