Cách trị ngứa da đầu và rụng tóc tại nhà

Gàu là “thủ phạm” phổ biến gây ra những cơn ngứa da đầu vô cùng khó chịu. Nhưng nó không là duy nhất. Ngoài gàu, còn có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa da đầu khác. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này và cách khắc phục tình trạng ngứa da đầu hiệu quả và an toàn.

1. Những nguyên nhân gây ngứa da đầu

Tình trạng ngứa da đầu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do buộc tóc quá chặt, do dùng dầu gội chưa hợp lý, nhưng cũng có thể do các loại bệnh lý gây ra. Cụ thể như sau:

1.1. Ngứa da đầu do bạn buộc tóc quá chặt

Lý do rất đơn giản nhưng cũng không ít chị em mắc phải sai lầm này. Thói quen buộc tóc quá chặt, tết tóc quá chặt,… trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ làm tổn thương những nang tóc, tác động đến những dây thần kinh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa da đầu và kèm theo tình trạng rụng tóc.

1.2. Ngứa da đầu do gàu

Gần như tất cả chúng ta đều từng bị ngứa da đầu do gàu. Loại nấm Melissa thường phát triển tốt trong điều kiện da đầu tiết nhiều dầu kèm theo nhiều bụi bẩn. Đây chính là “thủ phạm” gây ra gàu khiến cho da đầu chúng ta ngứa ngáy, khó chịu. Gàu có thể làm bít tắc lỗ chân lông, giảm mọc tóc. Hơn nữa, thói quen gãi ngứa khi da đầu có gàu cũng sẽ khiến tóc bạn bị rụng nhiều hơn.

Ngứa da đầu do gàu

1.3. Da đầu phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là vào những thời điểm nắng nóng sẽ chính là nguyên nhân khiến da đầu tiết nhiều bã nhờn và tạo điều kiện cho nấm khuẩn phát triển gây ra những cơn ngứa da đầu khó chịu.

1.4. Ngứa da đầu do viêm nang lông

Viêm nang lông xảy ra do vi khuẩn, nấm khiến các nang lông bị nhiễm trùng. Tình trạng viêm nang lông có thể xuất hiện ở khắp các vùng có lông và tóc trên cơ thể, trong đó có da đầu. Không chỉ gây ngứa, viêm nang lông còn có thể gây rụng tóc.

1.5. Da đầu bị ngứa do chấy

Đây là nguyên nhân gây ngứa da đầu rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 11 tuổi. Tình trạng này cũng có thể gặp ở người lớn, nhưng rất ít.

1.6. Ngứa da đầu do các bệnh về da

Không chỉ đơn giản là do thói quen buộc tóc, cách chăm sóc tóc chưa hiệu quả mà tình trạng ngứa da đầu còn có thể do các bệnh lý về da, gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của chúng ta. Một số bệnh lý về da gây ngứa da đầu có thể kể đến là bệnh vảy nến, bệnh mề đay, tình trạng ung thư da,… Trong đó:

Ngứa da đầu do bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nến: Trên da đầu của người bệnh xuất hiện những vảy màu trắng khiến họ cảm thấy ngứa nhiều, thậm chí nhức da đầu, đặc biệt là vùng đỉnh đầu và sau gáy, kèm theo đó là tình trạng rụng tóc.

Bệnh nổi mề đay: Căn bệnh này dễ xảy ra vào mùa hè, khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh là tình trạng ngứa ngáy, sưng da, nổi mẩn đỏ,…

Bệnh ung thư da: Đây là nguyên nhân gây ngứa da đầu rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì da đầu có chứa rất nhiều dây thần kinh quan trọng. Nhiều nguyên nhân có thế gây ra tình trạng ung thư da chẳng hạn như tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại dưới ánh nắng mặt trời, lạm dụng thuốc nhuộm tóc, hoặc cũng có thể là do di truyền.

1.7. Một số bệnh về dây thần kinh

Bệnh tiểu đường: Căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến lượng máu nuôi dưỡng da và gây rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi ở da, vì thế khiến người bệnh có cảm giác ngứa da đầu.

Bệnh Zona thần kinh: Khiến xuất hiện mụn nước ở nửa thân trên và cả ở phần da đầu khiến người bệnh không chỉ ngứa mà còn đau nhức, rất khó chịu.

2. Hướng dẫn cách phòng ngừa tình trạng ngứa da đầu

Những cơn ngứa da đầu không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu nguyên nhân gây ngứa xuất phát từ một số bệnh lý. Để điều trị bệnh ngứa da đầu, các bác sĩ sẽ cần phải tìm nguyên nhân gây ngứa da đầu và điều trị theo nguyên nhân. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cũng cần có thói quen chăm sóc da đầu thật khoa học và hợp lý để phòng ngừa tình trạng ngứa da đầu. Cụ thể như sau:

Không nên buộc tóc, tết tóc quá chặt. Tốt nhất nên thả lỏng tóc hoặc buộc lỏng tóc để không gây tổn thương cho tóc.

Lựa chọn loại dầu gội phù hợp để giảm ngứa da đầu

Nên cân nhắc lựa chọn loại dầu gội và dầu xả phù hợp với bạn.

Nên gội đầu khoảng 2 đến 3 lần/tuần để đảm bảo da đầu luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu trường hợp bị dính mưa hoặc nắng nóng, lao động cường độ cao khiến da đầu tiết nhiều mồ hôi thì bạn cũng nên gội đầu để làm sạch da đầu.

Nên thường xuyên vệ sinh mũ bảo hiểm.

Không nên lạm dụng thuốc nhuộm tóc, thay đổi màu tóc thường xuyên.

Nên tự mát xa da đầu mỗi ngày bằng cách lấy một ít dầu dưỡng xoa lên lòng bàn tay và bóp nhẹ lên tóc, da đầu. Mục đích là giúp cân bằng độ ẩm cho da đầu và giúp tóc bạn luôn chắc khỏe, hạn chế tình trạng ngứa da đầu.

Nên đội mũ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Nếu bạn phải ra ngoài dưới trời nắng, cần phải dùng mũ để che tóc, hạn chế để da dầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Nên để tóc khô trước khi đi ngủ. Nếu bạn đi ngủ khi tóc còn ướt sẽ rất dễ mắc phải bệnh nấm da đầu.

Đối với trẻ em, cần phải quan sát xem tình trạng ngứa da đầu của bé có phải do chấy không. Nếu phải, mẹ có thể dùng thuốc trị chấy, chải tóc với lược bí để loại bỏ chấy, hoặc có thể đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn chi tiết hơn.

Nếu da đầu không chỉ ngứa mà còn bị đau nhức, xuất hiện tình trạng có vảy trên da đầu hoặc những cơn ngứa quá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, thì bạn nên đến khám bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tiếp nhận, thăm khám và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân có tình trạng ngứa da đầu và nhiều bệnh lý về da khác. Tại đây, các bác sĩ không chỉ có chuyên môn cao mà còn rất tâm huyết với người bệnh. Bạn chắc chắn sẽ hài lòng về chất lượng dịch vụ của MEDLATEC, mọi chi tiết vui lòng liên hệ 1900 56 56 56.

Ngứa ngáy, nhiều gàu, rụng tóc… là những điều đáng ghét gặp phải khi bị nấm da đầu. Nếu không kịp thời điều trị, nấm có thể khiến da đầu bong ra từng mảng, tóc rụng nhiều và thậm chí gây hói vĩnh viễn. Đứng trước nguy cơ đó, việc tìm ra cách chữa nấm da đầu tại nhà đã trở thành mong muốn cấp thiết của nhiều người. 

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là những mảng ngứa trên da đầu. Tóc bị đứt, gãy sát phần chân tóc, để lại những vùng da đỏ có vảy hoặc đốm hói. Khi quan sát kỹ, bạn có thể thấy những đốm đen nhỏ li ti của chân tóc còn thừa. 

Ngoài ra, nấm da đầu còn đặc trưng bởi những biểu hiện: 

  • Tóc giòn, dễ gãy, rụng khi chải, gội đầu hay nằm ngủ. 
  • Xuất hiện các nốt màu trắng hoặc nâu/đen mọc dọc theo chân tóc. 
  • Đau da đầu dù không buộc tóc quá chặt hay có tác động lôi kéo chân tóc. 
  • Xuất hiện mảng mủ ướt kèm theo các ổ áp xe
  • Nổi hạch bạch huyết bất thường 
  • Sốt nhẹ, mệt mỏi.

Nấm da đầu không gây nguy hại đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ. Khi không được điều trị kịp thời, đúng cách, các tổn thương có mủ sẽ khô se, hình thành sẹo cứng và ngăn trở tóc mọc lên. Đây là nguyên nhân gây hói vĩnh viễn – biến chứng nặng nề nhất của nấm da đầu. 

Nguyên nhân chính dẫn đến nấm da đầu là nấm sợi dermatophyte. Tại Việt Nam, hai chủng gây bệnh thường gặp là Microsporum và Trichophyton. Do ưa thích nhiệt độ cao và độ ẩm, các loài nấm này thường phát triển mạnh ở da đầu – khu vực ấm áp và dễ đổ mồ hôi. Mùa hè, khu vực đông dân cư và điều kiện vệ sinh kém là những yếu tố thuận lợi cho nấm da đầu phát triển. Các chủng gây bệnh này đều có chung đặc điểm là có cấu trúc vỏ đặc biệt, khó tiêu diệt. Vì vậy, các loại dầu gội thông thường khó có hiệu quả diệt nấm. Ngay cả khi dùng sản phẩm kháng nấm, người bệnh cũng cần duy trì trong tối thiểu 1-2 tháng và phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ. 

Nấm da đầu có khả năng lây lan mạnh mẽ, dễ dàng phát tán rộng chỉ từ một nguồn lây ban đầu. Ba con đường lây bệnh đã được nghiên cứu chi tiết:

  • Từ người qua người: Thông qua tiếp xúc, va chạm thông thường.
  • Từ đồ vật sang người : Mầm bệnh nấm có thể trú ngụ trong khăn tắm, quần áo, khăn trải giường, lược… của người bệnh. Nếu dùng chung những đồ vật này, bệnh sẽ nhanh chóng lây sang người lành. 
  • Từ động vật sang người: Chó và mèo, đặc biệt là ở tầm tuổi nhỏ thường mang theo mầm bệnh nấm trong người. Khi ôm ấp, vuốt ve hay ở chung với chúng, nấm có thể di chuyển sang người và dễ dàng gây bệnh. 

Từ các nguồn lây này, chúng ta rút ra được các biện pháp để phòng ngừa lây nhiễm nấm: 

  • Hạn chế tiếp xúc với người bị nấm da đầu.
  • Không dùng chung đồ dùng, dụng cụ với người bị nấm. 
  • Thường xuyên tắm rửa cho chó mèo; vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi ôm ấp thú cưng. 

Nấm da đầu là căn bệnh không dễ chữa trị. Do cấu trúc nấm bền vững và khó tác động, các sản phẩm trị nấm cần tốn nhiều thời gian để xâm nhập vào tổ chức gây bệnh. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì ít nhất 1 – 2 tháng để nhìn ra cải thiện trên da đầu. 

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, chữa nấm da đầu tại nhà được tiến hành theo các bước: 

Nấm gây viêm da đầu, làm suy yếu chân tóc và gây tình trạng tóc rụng không kiểm soát. Nếu mái tóc dài và dày, lực co kéo lên chân tóc càng mạnh và khiến tóc rụng nhiều hơn. Không chỉ vậy, tóc còn làm tăng tiết mồ hôi trên da đầu và là nơi trú ẩn và hàng trăm ngàn vi sinh vật. Trên nền da đầu ướt mủ viêm do nấm tác động, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bội nhiễm. 

Nấm da đầu sau khi được xử lý đúng cách [*]

Bởi những lý do trên, người bị nấm da đầu nên cắt tóc ngắn trong thời gian điều trị. Mái tóc ngắn sẽ dễ dàng được làm sạch và tạo điều kiện để sản phẩm tác động tốt hơn. Với những vùng da đầu bị thương tổn nhiều, nên nhổ sạch tóc trước khi chữa trị bằng sản phẩm kháng nấm. 

Diệt nấm dermatophyte là mục tiêu quan trọng nhất trong liệu trình xử lý nấm da đầu. Với trường hợp nấm nhẹ, sử dụng sản phẩm bôi/ ủ tại chỗ có tác dụng diệt nấm là lựa chọn phù hợp. Nhờ tác động trực tiếp lên da đầu, hiệu quả diệt nấm sẽ đạt được nhanh hơn.

Do nấm da đầu là căn bệnh khó xử lý, cần nhiều thời gian nên sản phẩm kháng nấm cần đảm bảo an toàn. Sau quá trình sử dụng dài ngày, nó không được gây tổn hại lên phần da đầu, giữ nguyên sự suôn mượt cho mái tóc. Bởi tiêu chí đó, dung dịch kháng khuẩn thường được ưu tiên hơn các dầu gội đầu chứa sản phẩm kháng nấm. Các dung dịch kháng khuẩn không gây tác dụng phụ, còn sản phẩm kháng nấm sẽ ít nhiều để lại hậu quả nếu dùng liên tục dài ngày. 

Hiện nay, dung dịch kháng khuẩn có tác dụng diệt nấm mạnh nhất là các dung dịch kháng khuẩn ion. Cơ chế diệt nấm tương tự miễn dịch tự nhiên nên sẽ cho hiệu quả diệt nấm an toàn. Khả năng diệt nấm nhanh và mạnh, lên tới 100% trong vòng 30 giây và đã được Bộ Khoa học Công nghệ kiểm chứng. Vì vậy, dung dịch kháng khuẩn ion ngày càng được dùng nhiều tại các bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc. Hiện nay, Dizigone là sản phẩm kháng khuẩn ion xử lý nấm da đầu duy nhất tại Việt Nam. 

  • Xịt dung dịch kháng khuẩn Dizigone để làm ướt đẫm toàn bộ phần da đầu và chân tóc.
  • Quấn khăn bông quanh đầu hoặc dùng mũ ủ tóc để ủ trong 2-3 phút
  • Sau khi ủ, gội đầu lại như bình thường, sử dụng dầu gội dịu nhẹ, không tẩy rửa mạnh và gây khô da đầu.
  • Thực hiện 1-2 lần/ngày, kiên trì tối thiểu 2 tháng.

Nếu da đầu rất khô và gây ngứa nhiều, nên dùng phối hợp dung dịch kháng khuẩn Dizigone cùng kem Dizigone Nano Bạc. Với thành phần chính là các dưỡng chất tự nhiên từ lô hội, tràm trà, cúc la mã, kem Dizigone Nano Bạc giúp làm dịu da đầu, giảm khô ngứa, bứt rứt. Bên cạnh đó, các tinh thể nano bạc kháng khuẩn mạnh cũng giúp duy trì hiệu lực diệt nấm kéo dài, góp phần cải thiện nhanh tình trạng bệnh.

Phản hồi của người dùng sau thời gian xử lý nấm da đầu bằng Dizigone [*]

Khi tình trạng nấm da đầu quá nặng, có nhiều mảng nấm và gây rụng tóc, người bệnh nên đi khám để được tư vấn dùng thuốc kháng nấm. Bác sĩ sẽ kê các thuốc kháng nấm theo đường toàn thân để phối hợp điều trị. Thuốc kháng nấm được dùng trong khoảng 6-8 tuần theo đường uống. 

>>> Xem bài viết: Review 7 dầu gội trị nấm da đầu hiệu quả – thông dụng nhất 

Dù được chữa khỏi nhưng nấm da đầu rất dễ tái lại, đặc biệt khi chăm sóc không đúng cách. Vì vậy, người bệnh đã từng bị nấm da đầu cẩn rất cẩn trọng trong sinh hoạt hàng ngày. Những biện pháp ngừa tái nhiễm nấm nên được áp dụng: 

  • Vệ sinh tóc thường xuyên: Dùng dung dịch kháng khuẩn có tác dụng diệt nấm để ủ đầu và làm sạch da đầu. 
  • Hạn chế gội đầu vào ban đêm: Để tránh mang mái tóc ẩm ướt đi ngủ, tạo điều kiện cho nấm phát triển. 
  • Giữ khô tóc: Tránh ra mồ hôi nhiều, lau và sấy tóc kỹ càng sau mỗi lần gội.
  • Tránh tiếp xúc với người bị nấm. 
  • Hạn chế ôm ấp thú cưng, sau khi sờ thì cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ. 
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa, thay giặt chăn màn, ga gối. 

———————————————————–

Bộ sản phẩm Dizigone - hiệu quả trên nấm ngứa da dầu nhờ khả năng

  • Loại bỏ nấm sợi nguyên nhân gây nấm ngứa da đầu là Microsporum và Trichophyton. 
  • Dịu nhẹ với da đầu, không gây khô xơ tóc như các hoạt chất kháng nấm khác
  • An toàn, không gây đề kháng 
  • Hỗ trợ ngăn ngừa tái phát
  • Được kiểm chứng chất lượng và được cấp phép lưu hành.

Chứng nhận chất lượng của Dizigone 

Xem thêm phản hồi của khách hàng trên shopee và đặt mua sản phẩm Dizigone:

Nấm da đầu vốn là bệnh dai dẳng, nhưng hoàn toàn có thể xử lý tại nhà. Trong hành trình xử lý nấm da đầu, Dizigone sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh, gọi ngay Dược sĩ Dizigone HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482

Tham khảo: Healthline.com

[*] Lưu ý: tác dụng của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo tình trạng thể chất mỗi người

Dược sĩ lâm sàng – Đại học Dược Hà Nội.

Dược sĩ Ngọc Minh có hơn 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về da liễu, bệnh ngoài da, chăm sóc và phục hồi tổn thương da tại chỗ.

Hiện tại, Dược sĩ Ngọc Minh là chuyên gia tư vấn tại Dizigone.

Video liên quan

Chủ Đề