Cách nâng cao chân bàn

Những thông tin bạn có thể tham khảo tại bài viết:

1. Chân tăng chỉnh chiều cao là gì?

Chân tăng chỉnh là bộ phận ốc vít giúp bàn hoặc ghế có thể kéo dài hoặc rút ngắn kích thước, tùy thuộc vào mục đích sử dụng hay điều kiện sử dụng. Chân tăng chỉnh có thể đặt ở phần chân tiếp đất hoặc chân nối giữa bề mặt và khung phía dưới của bàn hoặc ghế.

Thiết kế chân tăng chỉnh không chỉ dành cho ghế ngồi văn phòng mà còn được ứng dụng với bàn làm việc văn phòng để công việc được xử lý tiện dụng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, Các dòng bàn giám đốc Hòa Phát, bàn làm việc Fami, 190, bàn ghế học sinh hay tủ tài liệu văn phòng.... tại Đức Khang hầu hết đều dùng chân tăng chỉnh. 

Xem thêm Đồ nội thất có những chi tiết, phụ kiện nào.

Bàn làm việc có chân tăng chỉnh

2. Tác dụng của chân tăng chỉnh trong bàn ghế văn phòng

Chân tăng chỉnh có ba tác dụng cơ bản mà khi sử dụng sau đây:

- Phù hợp với kích thước cơ thể khi ngồi: Nếu chiếc bàn/ghế quá cao hay quá thấp sẽ khiến cho cơ thể khó thích ứng. Bạn dễ cảm thấy đau nhức mỗi khi ngồi lâu. Kích thước bàn/ ghế không đạt tiêu chuẩn chiều cao cơ thể dễ ảnh hưởng đến cột sống. Chân tăng chỉnh chính là giải pháp tốt đem lại cảm giác thoải mái nhất khi làm việc. Với bàn ghế học sinh, các bé rất mau lớn nên việc sử dụng bàn ghế học sinh có chân tăng chỉnh sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho cha mẹ khi không phải thường xuyên thay mới đồ dùng cho bé. 

- Giúp sản phẩm bền đẹp: Bàn làm việc văn phòng hiện nay chủ yếu được dùng chất liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp. Khi gỗ tiếp xúc trực tiếp với sàn, bụi bẩn, ẩm mốc dễ xâm nhập và ăn mòn, bàn nhanh xuống cấp. Dùng chân tăng chỉnh là cách để bảo vệ bàn làm việc bằng gỗ luôn bền vững.

- Tăng tính thẩm mỹ: Dù là bàn hay ghế, khi dùng chân tăng chỉnh, bạn sẽ thấy có một khoảng cách giữa bề mặt sàn và bề mặt gỗ. Điều đó sẽ tăng thẩm mỹ của sản phẩm hơn, đặc biệt cảm giác thông thoáng khiến không gian làm việc luôn hiệu quả.

Bàn ghế học sinh Hòa Phát có chân tăng chỉnh

3. Chất liệu, cấu tạo của chân tăng chỉnh trong nội thất văn phòng

Chân tăng chỉnh được thiết kế rất đơn giản với hai bộ phận:

-Vít tăng chỉnh: Được làm theo đường xoáy ốc giống như một chiếc đinh vít, dễ dàng xoáy mở. Chất liệu của vít tăng chỉnh là thép hoặc inox cao cấp. Chất liệu này có khả năng chống lại mối mọt, ăn mòn của khí hậu nóng ẩm ở nước ta. Với những vít tăng chỉnh dùng thép hay inox khi đặt dưới chân bàn sẽ tạo khả năng nâng đỡ khung tốt hơn, sản phẩm chắc chắn hơn khi sử dụng.

Bàn họp có chân tăng chỉnh chiều cao

- Bọc vít:Phần bọc vít giống như một chiếc áo bao bên ngoài vít tăng chỉnh, vừa giúp bảo vệ chiệc vít này, lại tránh được những tác động mạnh xuống sàn, bảo vệ nền nhà tốt hơn. Bọc vít chủ yếu được chọn chất liệu nhựa cứng, không lo bể vỡ hay xuống cấp sau một thời gian sử dụng. Với những chiếc bàn, ghế thường xuyên thay đổi vị trí, thì bọc chân bằng nhựa lại vô cùng dễ dàng khi di chuyển. Bạn có thể lôi, kéo chiếc bàn nặng dễ dàng và nhẹ hơn rất nhiều.

Tủ tài liệu văn phòng có chân tăng chỉnh chiều cao

Không khó để điều chỉnh chiếc chân tăng chỉnh này. Bạn nên nhớ, với bàn làm việc, khả năng điều chỉnh kích thước tối đa là 20mm. Nên căn cứ vào chiều cao cơ thể để tăng chỉnh kích thước, tạo cảm giác thoải mái nhất khi làm việc hay học tập. 

Chỉ cần vặn nhẹ ở nút bảo vệ, theo chiều ngược kim đồng hồ, chếc vít sẽ nới dần khoảng cách của vít đang ẩn phía trong chân bàn. Khi nào độ nới hợp lý thì dừng lại. Nên cân đối kích thước kéo dài giữa các chân để bàn/ ghế được cân bằng.

Nếu bạn muốn hạ thấp chiều cao xuống, chỉ cần vặn ngược lại [theo chiều kim đồng hồ] khoảng cách của vít được xoáy chặt vào trong chân bàn, chỉ chừa núm vặn bên ngoài. Lúc này, kích thước sẽ được thu ngắn như mong muốn.

Việc ngồi xuống thư giãn và nâng cao bàn chân tạo cảm giác tuyệt vời, đặc biệt là khi chân bị sưng. Dù chân sưng do mang thai hay đi lại quá nhiều thì việc nâng cao bàn chân lên cũng giúp bạn thấy thoải mái hơn. Bằng cách nâng cao chân và để chân nghỉ ngơi, giảm sưng và duy trì sức khỏe đôi chân, bạn có thể chuẩn bị cho đôi chân sẵn sàng cho mọi hoạt động yêu thích.

  1. 1

    Cởi giày. Cởi giày và tất trước khi nâng cao chân. Giày khiến máu dồn về chân và sưng lên. Tất cũng gây tác động tương tự, đặc biệt khi nó bó chặt cổ chân. Bạn nên nhúc nhích ngón chân để tăng tuần hoàn máu.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Nằm trên ghế dài hoặc giường thoải mái. Duỗi thẳng người trên ghế dài hoặc giường, nằm ngửa. Đảm bảo ghế dài và giường có đủ không gian để bạn không lăn xuống đất. Nâng cao lưng và cổ bằng 1-2 chiếc gối nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn khi làm vậy.[2] X Nguồn tin đáng tin cậy Cleveland Clinic Đi tới nguồn

    • Tránh nằm ngửa nếu bạn đang mang thai và đã qua ba tháng đầu thai kỳ. Tử cung có thể gây áp lực quá lớn lên động mạch trung tâm, từ đó cản trở tuần hoàn máu - điều mà bạn không muốn. Đặt vài chiếc gối sau lưng để có thể dựng người tạo góc 45 độ.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Dùng gối để nâng chân cao bằng tim. Đặt vài chiếc gối bên dưới để nâng cao bàn chân và cổ chân. Dùng nhiều chiếc gối sao cho đủ để nâng chân cao bằng tim. Cách này có thể giảm bớt lượng máu bị ứ lại ở chân và giúp tim dễ tăng cường tuần hoàn máu.[4] X Nguồn tin đáng tin cậy American Academy of Family Physicians Đi tới nguồn

    • Có thể bạn sẽ thấy thoải mái nhất khi đặt thêm 1-2 chiếc gối dưới cẳng chân để đỡ bàn chân cao lên.

  4. 4

    Nâng cao bàn chân từng đợt 20 phút trong suốt cả ngày. Việc nâng cao chân từng đợt 20 phút đều đặn có thể giúp giảm sưng.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bạn có thể tận dụng thời gian này để kiểm tra thư điện tử, xem một bộ phim hoặc hoàn thành các nhiệm vụ khác không cần phải đứng.

    • Nếu bị chấn thương, ví dụ như bong gân mắt cá chân, bạn nên nâng cao chân thường xuyên hơn. Cố gắng nâng cao bàn chân tổng cộng 2-3 tiếng mỗi ngày.[6] X Nguồn tin đáng tin cậy American Academy of Family Physicians Đi tới nguồn
    • Nếu thấy chân không giảm sưng khi áp dụng thói quen này trong vài ngày, bạn nên đến bác sĩ khám.

  5. 5

    Đặt chân lên ghế gác chân khi ngồi. Chỉ cần nâng cao chân một chút, bạn cũng có thể giúp giảm sưng chân mỗi ngày. Mỗi khi ngồi, bạn nên dùng ghế đôn hoặc ghế gác chân để nâng cao chân khỏi mặt đất. Điều này sẽ giúp tăng tuần hoàn máu.[7] X Nguồn tin đáng tin cậy Cleveland Clinic Đi tới nguồn

    • Có thể mua ghế gác chân rồi đặt dưới bàn nếu bạn dành nhiều thời gian ngồi ở bàn làm việc.

  6. 6

    Chườm đá viên nếu thấy dễ chịu. Nâng cao chân, dùng túi đá viên quấn trong khăn lau bát rồi chườm lên chân tối đa 10 phút một lần. Mỗi lần chườm đá cách nhau một tiếng.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Cách này có thể giúp giảm sưng tốt hơn và xoa dịu cảm giác khó chịu. Luôn tạo lớp ngăn cách giữa đá viên và da trần.[9] X Nguồn tin đáng tin cậy Cleveland Clinic Đi tới nguồn

    • Nếu cảm thấy cần chườm đá viên lên chân thường xuyên hơn do đau và sưng, bạn nên đến bác sĩ khám.

  1. 1

    Tránh ngồi quá lâu. Đứng dậy mỗi tiếng một lần và đi lại khoảng 1-2 phút để tăng cường tuần hoàn máu. Thời gian ngồi lâu có thể khiến máu dồn xuống chân gây sưng thêm. Nếu phải ngồi lâu, bạn nên dùng ghế gác chân để giúp cải thiện tuần hoàn.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Mang tất y khoa. Mang tất y khoa dài để tăng tuần hoàn máu và giảm sưng ở bàn chân. Cách này sẽ hiệu quả nhất nếu bạn mang cả ngày, đặc biệt là nếu phải đứng nhiều. Tránh mang tất áp lực vì loại tất này có thể thắt chặt vào phần trên mắt cá và khiến bàn chân sưng thêm.[11] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Bạn có thể mua tất y khoa tại các cửa hàng bán sản phẩm chăm sóc sức khỏe trực tuyến như Lazada.

  3. 3

    Mỗi ngày uống 6-8 cốc nước, mỗi cốc 240 ml. Việc uống đủ nước có thể giúp đào thải lượng muối thừa ra khỏi cơ thể và giảm sưng bàn chân. Một số người trưởng thành cần uống nhiều hoặc ít nước hơn, tùy vào việc có đang mang thai hay mắc các vấn đề sức khỏe khác không. Tuy nhiên, hầu hết mọi người nên uống ít nhất 1,4 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng sưng phù.[12] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Mặc dù thỉnh thoảng có thể uống soda hoặc cà phê, nhưng bạn không nên uống các thức uống này hàng ngày. Các thức uống này có tác dụng lợi tiểu.[13] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
    • Đừng ép bản thân uống nhiều hơn nếu không thể.

  4. 4

    Tập thể dục thường xuyên. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 4-5 ngày mỗi tuần để tăng cường tuần hoàn máu. Thậm chí việc đi bộ bình thường cũng giúp tăng nhịp tim và ngăn máu tích tụ ở bàn chân. Nếu đang có lối sống thụ động, bạn nên từ từ tập luyện 4 ngày mỗi tuần bằng cách bắt đầu tập 15 phút mỗi ngày.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu việc vận động của bạn phải hạn chế do mang thai hoặc chấn thương, bạn nên hỏi bác sĩ về các bài tập giúp cải thiện tình trạng sưng.
    • Tập thể dục với bạn bè là một cách tuyệt vời để duy trì thói quen tập luyện mới.
    • Một số tư thế yoga, ví dụ như nằm trên sàn, chân chống lên tường, cũng có thể giúp giảm sưng.[15] X Nguồn tin đáng tin cậy Cleveland Clinic Đi tới nguồn

  5. 5

    Tránh mang giày quá chật. Mang giày vừa chân và đảm bảo phần trước lòng bàn chân vừa với phần rộng nhất của giày một cách dễ dàng.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Việc mang giày quá chật làm giảm tuần hoàn, gây đau hoặc thậm chí là chấn thương.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Mang giày hỗ trợ để tập thể dục. Giày thể thao đế dày có thể tăng thêm độ đệm cho chân khi bạn chạy nhảy lúc tập luyện. Bạn có thể mua miếng lót giày có gel để tăng thêm độ đệm. Nếu hoạt động nhiều, bạn nên luôn mang giày có kết cấu tốt và chắc chắn.[18] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Mua giày vào cuối ngày khi chân sưng to nhất. Giày phải vừa với chân ngay cả khi chân sưng to nhất.

  2. 2

    Giảm cân. Cố gắng duy trì cân nặng lành mạnh phù hợp với chiều cao thông qua chế độ ăn và tập luyện. Cân nặng dư thừa có thể tạo áp lực lên bàn chân và gây căng mạch máu, đặc biệt là nếu bạn hoạt động nhiều. Thậm chí việc giảm 0,5-1 kg cũng giúp chân bớt sưng mỗi ngày.[19] X Nguồn tin đáng tin cậy Cleveland Clinic Đi tới nguồn

    • Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn mức cân nặng phù hợp.

  3. 3

    Tránh mang giày cao gót mỗi ngày. Chọn giày cao gót thấp hơn 5 cm và cố gắng không mang thường xuyên. Giày cao gót có thể chèn ép bàn chân và tạo nhiều áp lực lên phần trước lòng bàn chân. Việc đặt quá nhiều trọng lượng lên một khu vực nhỏ có thể gây sưng, đau và thậm chí trật xương.[20] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Nếu muốn mang giày cao gót, bạn nên chọn giày đế vuông thay cho giày đế nhọn để dễ đứng vững hơn.

  4. 4

    Không hút thuốc. Hút thuốc có hại cho tim và khiến máu khó tuần hoàn hơn. Đặc biệt là vì ở vị trí quá xa tim nên chân có thể bị sưng và căng bóng. Da chân thậm chí có thể mỏng dần. Cân nhắc việc tập bỏ thuốc để cải thiện sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe đôi chân.[21] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Mát-xa chân để giảm đau và cải thiện tuần hoàn khi cần. Dùng cây lăn để lăn dưới lòng bàn chân nhằm kích thích tuần hoàn máu. Bạn cũng có thể nhờ người khác xoa lòng bàn chân để giúp cải thiện sự tuần hoàn và giải phóng máu tích tụ. Dùng ngón tay để mát-xa mọi vị trí căng thẳng hoặc khó chịu.[22] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

  6. 6

    Uống thuốc kháng viêm không kê đơn để kiểm soát cơn đau nhẹ. Nếu bác sĩ đã loại trừ các vấn đề nghiêm trọng hơn, bạn có thể uống thuốc kháng viêm không kê đơn để kiểm soát tình trạng chân sưng một cách an toàn. Uống 200-400 mg Ibuprofen cách 4-6 tiếng một lần khi cần để giảm sưng và giảm cảm giác khó chịu.[23] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào. Một số thuốc và bệnh lý có thể tương tác với thuốc kháng viêm không steroid [NSAID], ví dụ như Ibuprofen.

  • Nếu tình trạng chân sưng không thuyên giảm sau khi đã nâng cao bàn chân thường xuyên trong vài ngày, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.
  • Một số vấn đề nghiêm trọng như bệnh thận và bệnh tim có thể khiến chân sưng, do đó bạn không được chủ quan khi thấy chân sưng dai dẳng.[24] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
  • Đến bác sĩ khám ngay nếu cảm thấy đau, đỏ hoặc ấm hoặc có vết thương hở ở vùng chân sưng.
  • Đến bác sĩ khám ngay nếu có biểu hiện thở gấp hoặc sưng chỉ một bên chân.
  • Bảo vệ các vị trí sưng khỏi áp lực hoặc chấn thương vì các vị trí này cũng khó lành.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Catherine Cheung, DPM. Catherine Cheung là bác sĩ chữa bệnh chân sống tại San Francisco, California. Cheung chuyên điều trị tất cả các bệnh về bàn chân và mắt cá chân, bao gồm tạo hình phức tạp. Bác sĩ Cheung liên kết với Brown & Toland Physicians và Sutter Medical Network. Cô có bằng bác sĩ bộ khoa của Đại học Y học Bộ khoa California, hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Encino Tarzana và nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Y tế Kaiser Permanente San Francisco. Cô được chứng nhận bởi Ủy ban Phẫu thuật Chân Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 1.564 lần.

Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan

Trang này đã được đọc 1.564 lần.

Video liên quan

Chủ Đề