Cách tìm ý của đoạn văn

Để có thể tìm được main idea một cách nhanh nhất và tìm ra cách học IELTS hiệu quả, bạn bắt buộc phải nắm rất rõ cách thức cấu tạo nên một đoạn paragraph trong IELTS READING. Bản chất, cấu tạo của một Paragraph trong IELTS READING, nó cũng giống như cấu tạo của đoạn văn ngắn trong IELTS WRITING mà thôi!

Main idea thường là 1 câu, từ hoặc cụm từ mang ý chính toàn đoạn văn.

+ Trong đoạn văn, ý chính thường nằm ở ngay câu đầu tiên. Tuy nhiên, đôi khi ý chính còn nằm trong giữa hay cuối đoạn.

+ Trong bài văn, ý chính là chủ đề và thường là ý chính của đoạn văn đầu tiên hoặc là ý tổng hợp của các đoạn văn trong bài văn.

+ Chủ đề phải là ý bao quát toàn bài đọc

+ Chủ đề ko thể là ý phụ hoặc ý chính của bất kỳ 1 đoạn văn nào trong bài văn.

  1. Các kỹ năng đọc tìm ý chính

Đọc lướt và chủ yếu đọc các câu đầu tiên/ câu cuối cùng của các đoạn văn

Dựa vào ý chính mỗi đoạn để rút ra chủ đề toàn bài.

Không cần chú trọng quá nhiều vào từ vựng cũng như cấu trúc câu

Luôn trả lời các câu hỏi tìm ý chính sau cùng. Vì khi trả lời các câu hỏi chi tiết, người đọc có thể nắm được ý chính của bài học mà ko cần mất thời gian đọc lại.

  1. Hai cách thức thông dụng cấu tạo nên một paragraph trong IELTS READING

Hai cách thức phổ biến nhất và dễ áp dụng nhất để viết thành một đoạn Paragraph là cách thức ‘Diễn dịch’ và ‘Song hành’.

Đoạn văn có nhiều ý liên quan đến chủ đề thể hiện ở topic sentence và các câu supporting sentences triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào.

Topic sentence trong đoạn văn này đóng vai trò gợi mở và đoạn văn sẽ mang tính liệt kê, nên các transitional words là First, second, third, finally, besides, in addition,…

Trong đoạn văn song hành, câu MAIN IDEA có khả năng sẽ đứng ở đầu câu, hoặc cuối câu, đi kèm với main idea sẽ là những supporting ideas độc lập không phụ thuộc vào nhau, mang ý nghĩa bổ sung và explain ý cho main idea.

Là đoạn văn có duy nhất một ý được thể hiện ở topic sentence và các supporting sentences được dùng để giải thích, chứng minh, phân tích nội dung ở topic sentence.

Trong đoạn văn sẽ có các transitional words để clarify thông tin [furthermore, moreover, indeed, in fact, particularly, in addition…] hay để đưa ra hệ quả [As a result, consequently,…].

Trong đoạn văn diễn dịch, câu MAIN IDEA có khả năng sẽ đứng ở đầu câu, hoặc cuối câu, đi kèm với main idea sẽ là những supporting ideas mang tính chất explain, giải thích rõ cho câu MAIN IDEAS, có khi kèm cả ví dụ để chứng minh cho MAIN IDEAS!

Trên đây là bí quyết cải thiện kỹ năng làm bài IELTS READING nói riêng và cách học IELTS hiệu quả nói chung. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm thông tin để chuẩn bị và luyện tập một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra nếu đang gặp khó khăn trong việc học ngoại ngữ, bạn có thể tham khảo các khóa học tại GLN English Center để có lộ trình học Tiếng Anh một cách hiệu quả nhất nhé. 

5 ưu việt của khóa luyện thi IELTS tại GLN:

  • Cung cấp chiến thuật và lượng kiến thức khổng lồ, tạo điều kiện tốt nhất cho việc có thể tự ôn tập tại nhà sau những giờ học trên lớp.
  • Rèn luyện cả 4 kĩ năng với tần suất cao, để học viên làm quen với việc tư duy bằng Anh ngữ.
  • Xây dựng nền tảng tiếng Anh vững chắc, củng cố và hoàn thiện 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, đảm bảo tăng điểm IELTS sau khoá học.
  • Cung cấp những thông tin mới nhất về kỳ thi IELTS,
  • Rèn luyện sự tập trung và giải quyết các vấn đề trong thời gian ngắn khi làm bài thi.

 Để biết thêm thông tin về các khóa học cũng như chương trình ưu đãi, vui lòng liên hệ hotline tư vấn: 0989 310 113 – 0948 666 358 để được giải đáp cụ thể và miễn phí.

Để làm được một bài văn nghị luận hoàn hảo và đạt được điểm số tuyệt đối thì điều quan trọng nhất là các bạn cần biết cách phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận cụ thể và chi tiết. Hãy cùng thuvienhoidap tìm hiểu chi tiết cách lập dàn ý phân tích trong văn nghị luận nha.

Video hướng dẫn các bước lập dàn ý

Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận là gì?

a – Khái niệm dàn ý phân tích

Dàn ý bài văn nghị luận là một hệ thống các luận điểm, luận cứ được sắp xếp theo một trình tự logic. Muốn lập dàn ý cho bài văn nghị luận cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp chúng theo trình tự hợp lý, có trọng tâm.

Lập dàn ý phân tích và Dàn ý bài văn nghị luận gồm có 3 phần:

  • Mở bài: giới thiệu định hướng và triển khai vấn đề.
  • Thân bài: Tìm hiểu đề và lập dàn ý ,Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ.
  • Kết bài: Nhấn mạnh và mở rộng vấn đề.

b – Tác dụng của việc lập dàn ý văn nghị luận

Dưới đây là tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn và giải thích tại sao phải lập dàn ý ?

  • Giúp bao quát những nội dung trọng yếu, những luận điểm, luận cứ cần được triển khai, xác định được phạm vi, nội dung, vấn đề, phương pháp cần được nghị luận.
  • Giúp tránh tình trạng lạc đề, bỏ sót các ý quan trọng, triển khai các ý không cân xứng, không theo trình tự cụ thể.
  • Giúp phân phối thời gian hợp lý nhất.

c – Tác hại việc không lập dàn ý trước khi viết bài

  • Bạn sẽ không thể phân phối thời gian một cách hợp lý nhất cho từng phần trong bài văn nghị luận.Ví dụ như phần đầu sẽ dài hơn phần cuối.
  • Không nhấn mạnh được những nội dung chủ yếu.
  • Bài viết không tổng hợp đủ các ý chính và ý phụ.

Chúng ta đẫ thấy sự khác nhau giữa việc lập dàn ý và không lập dàn ý khi trình bày vấn đề chưa !

Xem thêm: Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

1 – Tìm hiểu đề và tìm ý và phân tích đề là gì ?

  • Xác định chính xác luận đề, vấn đề trung tâm cần bàn luận.
  • Xác định chính xác luận điểm: gồm các ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng đó.
  • Tìm các luận cứ: gồm các lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm chính và luận điểm phụ.

2 – Lập dàn bài 

Bất kỳ một dàn ý bài văn nghị luận nào các bạn cần thực hiện theo 5 bước sau gồm:

Bước 1: Xác định luận đề chính

Có thể đặt ra các câu hỏi như:

  • Bài văn, đoạn thơ trên cần làm sáng tỏ vấn đề gì?
  • Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó như thế nào?

Bước 2: Tìm và xác định luận điểm

Có thể có 1 luận điểm chính hoặc nhiều luận điểm chính, tùy từng đề bài mà chúng ta nên đọc kỹ để tìm chính xác nhất các luận điểm đó.

Bước 3: Tìm các luận cứ cho các luận điểm ở bước 2

Có thể dựa vào các luận cứ có trong đề bài hoặc dẫn chứng từ các bài văn, bài thơ đã học, các câu tục ngữ, thành ngữ hay các mẫu chuyện liên quan đến đề bài. Lưu ý các loại số liệu cần phải chính xác hoặc dựa vào các tài liệu khoa học uy tín.

Bước 4: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo trình tự hợp lý

Đây là bước quan trọng, khi đã tìm đầy đủ luận cứ, luận điểm thì chúng ta nên sắp xếp các ý này theo trình tự thật logic để phát huy hết tác dụng của nó.

Bước 5: Triển khai các luận điểm, luận cứ

Tham khảo thêm: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Bài tập cách lập dàn ý văn nghị luận

Câu hỏi bài tập 1 SGK trang 91 – ngữ văn 9

Trong một lần nói chuyện với học sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” 

Theo anh/chị nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?

Đáp án bài tập 1

1 – Tìm những ý chính 

  • Giải thích khái niệm về tài và đức.
  • Có tài mà không có đức là người vô dụng.
  • Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
  • Mối quan hệ giữa đức và tài.
  • Cần thường xuyên rèn luyện và phấn đấu để có cả tài đức vẹn toàn.

2  – Cách lập dàn ý

a – phần mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận là: Mối quan hệ giữa tài và đức.

b – Phần thân bài

Triển khai các luận điểm, luận cứ gồm:

Luận điểm 1: giải thích khái niệm tài và đức.

Các luận cứ về luận điểm 1:

  • Tài là tài năng, sự hiểu biết về những lĩnh vực mà mình biết.
  • Đức là đạo đức, là đức độ ở mỗi con người.

Luận điểm 2: Mối quan hệ giữa tài và đức.

Các luận cứ về luận điểm 2:

  • Có tài mà không có đức là người vô dụng.
  • Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Luận điểm 3: Vận dụng lời dạy của Bác.

Các luận cứ về luận điểm 3:

  • Ý thức vai trò quan trọng của tài và đức.
  • Cần thường xuyên rèn luyện để có đủ cả tài và đức.

c – Phần kết bài

Tổng hợp các ý chính thành 1 hoặc 2 câu và mở rộng vấn đề ra ngoài xã hội.

Câu hỏi bài tập 2 SKG ngữ văn 9

Em hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Cảm nhận 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “ Trao duyên”  trích trong tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn Du

Đáp án bài tập 2

a – Phần mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: 12 câu thơ đầu Kiều thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên.

b – Thân bài: triển khai các luận điểm, luận cứ gồm:

Luận điểm 1: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

Các luận cứ 1: 

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
  • Giới thiệu khái quát về đoạn trích.

Luận điểm 2: Phân tích nội dung và nghệ thuật

Các luận cứ 2:

  • Nội dung: Hoàn cảnh trao duyên, nói lời trao duyên, lời thuyết phục của Thúy Kiều.
  • Nghệ thuật: Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, sử dụng ngôn từ tinh tế.

Luận điểm 3: Đánh giá chung về giá trị tư tưởng và nghệ thuật

Các luận cứ 3:

  • Giá trị tư tưởng: Vẻ đẹp của Thúy Kiều, cái nhìn nhân đạo của Nguyễn Du.
  • Giá trị nghệ thuật: Sáng tạo về ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật Thúy Kiều qua miêu tả tâm lý.

Kết luận: Đây là toàn bộ kiến thức mà các bạn cần nắm vững để biết cách phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận chi tiết và đầy đủ nhất.

Từ kháo tìm kiếm : hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý,phân tích bài văn nghị luận,cách lập dàn ý bài văn nghị luận nhanh và chi tiết nhất,dàn ý phân tích bài văn,cách tìm ý trong bài văn nghị luận,lập dàn ý gồm mấy bước,khi tìm hiểu đề ta cần xác định những vấn đề gì,tìm hiểu đề có mấy bước,cách xác định yêu cầu đề bài,dàn ý nghị luận xã hội,lập dàn ý trước khi viết bài văn để làm gì,thế nào là lập dàn ý

Video liên quan

Chủ Đề