Cách chữa mèo bị đi ngoài ra máu

Bạn nên làm gì khi mèo đi ngoài ra máu?

Vì có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo đi ngoài ra máu nên tốt nhất bạn nên đưa mèo đi khám bác sĩ nếu bé rơi vào trường hợp này [Ảnh: Nom Nom]

Đưa mèo đến bác sĩ thú y để xác định nguyên nhân và được hướng dẫn

Chắc chắn là bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y càng sớm càng tốt nếu nhu động ruột không bình thường trong vài ngày, kể cả khi trong phân mèo chưa xuất hiện máu. Bác sĩ thú y sẽ giúp bạn kiểm tra nguyên nhân và hướng dẫn xử lý kèm kê đơn nếu cần thiết. Sẽ rất khó để xác định nguyên nhân khiến mèo đi ngoài ra máu tại nhà. 

Theo dõi chặt chẽ khi thấy mèo bị tiêu chảy hay táo bón

Nếu phân mèo đã bình thường nhưng vẫn có 1 chút máu trong một lần, hãy tiếp tục theo dõi mèo trong vòng 1 - 2 ngày tiếp theo. Nếu mèo cưng tiếp tục đi ngoài ra máu trong ngày hôm sau, đã đến lúc đưa boss đến phòng khám rồi đây.

Nếu mèo bị tiêu chảy trong 1- 2 ngày, hãy gặp bác sĩ thú y và xác định nguyên nhân gây bệnh và giải quyết nó. Tương tự như táo bón, không cần đợi đến khi có máu mới đi khám. Điều trị sớm thì bạn sẽ không thấy máu trong phân mèo.

Cẩn thận khi thấy mèo bị căng thẳng lúc đi đại tiện

Khi mèo cưng không đi đại tiện trong một vài ngày hoặc mèo bị căng thẳng khi đi đại tiện, đó có thể là dấu hiệu của táo bón. Bác sĩ thú y có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và hướng dẫn bạn xử lý. Thêm một muỗng cà phê bí đỏ vào thức ăn của mèo sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón nhẹ ở mèo. Nhưng nếu mèo căng thẳng và kèm máu trong phân thì sự chăm sóc từ bác sĩ là rất cần thiết với em ấy.

Việc điều trị cho mèo đi ngoài ra máu thường phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân. Thông thường, bác sĩ thú y sẽ kê cho mèo một vài loại thuốc hỗ trợ hệ tiêu hóa và những chất bổ sung mà họ cho là cần thiết nếu không phải cấp tính. Có thể boss sẽ cần được bổ sung men vi sinh trong thời gian dài. Ngoài ra, bác sĩ thú y sẽ đề nghị một chế độ ăn mới cho mèo nếu thấy cần.

Mèo bị đi ngoài ra máu là một trong những vấn đề thường gặp. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị nhé!

Mèo bị đi ngoài ra máu có thể do những nguyên nhân sau:

- Do các bạn cho mèo ăn quá nhiều thịt, ăn nhiều đồ linh tinh không tốt cho đường ruột làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

- Do các vi khuẩn trong thức ăn gây nên làm đường ruột bị nhiễm khuẩn do vi trùng và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể làm cho đường ruột bị nhiễm cầu trùng.

- Mèo bị tiêu chảy bị ngộ độc do ăn phải những động vật gây độc.

- Do mèo chưa được tiêm phòng 7 bệnh và 4 bệnh theo đúng định kỳ

- Một số nguyên nhân khác khiến mèo bị đi ngoài ra máu như: Thay đổi thức ăn đột ngột, ăn nhiều thức ăn thừa, mèo bị stress

- Một số bệnh có thể khiến mèo bị đi ngoài ra máu, tiêu chảy, nôn, bỏ ăn: Nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm Toxoplasma, viêm ruột dạ dày –  xuất huyết dạ dày [Bệnh gây tiêu chảy ra máu], nhiễm cầu trùng, viêm ruột, bệnh Care [Bệnh gây tiêu chảy ra máu], bệnh Giảm bạch cầu…

Lưu ý: Các chú mèo bị tiêu chảy ra máu thường đi ngoài nhiều hơn 3 lần trên 1 ngày đi phân dạng lỏng và ra máu. Để phòng trừ các bệnh trên cho mèo các bạn nên tiêm phòng 7 bệnh ở mèo 2 – 3 lần đối với mèo con và tiêm phòng định kỳ hằng năm đối với mèo trưởng thành.

Cách điều trị bệnh đi ngoài ra máu, nôn, bỏ ăn… của mèo tại nhà:

Bệnh “Giảm bạch cầu” trên mèo, Dấu hiệu: Nôn bột trắng, bỏ ăn, đi phân nát, bị nặng thì tiêu chảy ra máu. Nếu không chữa thì trên 90% mèo sẽ chết trong 5 ngày. Nếu chữa thì khả năng thành công sẽ tăng cao hơn nhiều.

Hình thức điều trị:

Kháng sinh:  T5000 của thú y 1cc cho 4kg, ngày tiêm 1 lần vào dưới da. Không có thì mua 1 ống penicillin 1trUI của người tiêm cho 30kg, tiêm ngày 2 lần.

Vitamin K, vitamin C, vitamin Bcomlex và sắt Fe bổ máu. Mỗi loại tiêm 1cc cho 5kg. Ngày tiêm 1 lần. Hút mỗi loại thuốc ra một xilanh, sau đó tiêm dưới da ở các vị trí khác nhau.

Tiêm thuốc thay ăn uống: [Cần mua xilanh 5cc, tự tin tiêm thì mua cái 50cc + 1 chai gluco 5%. Tất cả dễ mua ngoài hiệu thuốc người, đâu cũng có].

Chế độ chăm sóc sau khi mèo bị đi ngoài ra máu:

Mèo sau khi đi ngoài ra máu được chữa khỏi cần có 3 – 5 ngày để mèo quay trở lại ăn uống bình thường và các bạn cần chia nhỏ bữa ăn của mèo ra 3 – 5 lần/ngày để mèo dễ dàng tiêu hóa lượng thức ăn và không để mèo ăn no khiến dạ dày phải hoạt động mạnh. Sau 5 ngày bạn có thể tăng dần lượng thức ăn mỗi bữa ăn lên và giảm lượng chia nhỏ bữa ăn xuống. Chú ý đến sức khỏe và phân của mèo có còn bị tiêu chảy hay không.

Trên đây là những điều cần biết về cách điều trị bệnh đi ngoài ra máu ở mèo. Hy vọng các bạn đã có thêm những kinh nghiệm cần thiết khi chăm sóc mèo. Nếu bạn muốn tìm một nơi vừa có thể thưởng thức đồ uống vừa được vuốt ve chơi đùa với những bé mèo tinh nghịch, hãy ghé thăm quán cà phê mèo Sài Gòn CATFE nhé!

Phân mèo có lẫn máu thường gây hoang mang cho chủ nhân, bởi nó thường là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe không mấy tích cực. Nếu bạn là người hàng ngày dọn khay vệ sinh của mèo chắc hẳn bạn sẽ quen với hình dạng và màu sắc phân bình thường của mèo cưng của mình. Tuy nhiên, nếu một ngày bạn nhìn thấy vết đỏ tươi [hoặc đen sẫm màu] của máu lẫn trong phân mèo, đó là dấu hiệu của sự bất bình thường đang xảy ra bên trong hệ tiêu hóa của mèo, mà chúng ta cần phải theo dõi để xác định đúng phương pháp điều trị.

PHÂN CỦA MÈO KHỎE MẠNH CÓ HÌNH DẠNG VÀ MÀU SẮC NHƯ THẾ NÀO?

Mèo là loài động vật đặc biệt, với hệ tiêu hóa cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi về mặt sức khỏe của cơ thể. Bằng cách theo dõi phân mèo hàng ngày, chủ nhân hoàn toàn có thể dự đoán được phần nào tình trạng hiện tại của chúng. Mèo trưởng thành khỏe mạnh thường sẽ đại tiện một lần mỗi ngày và nếu đó là phân rắn bình thường thì mùi sẽ không đến mức quá khó chịu. Phân mèo khỏe mạnh sẽ có màu hơi nâu đến nâu đậm, rắn và dài từ 5 – 7cm.

Bảng đánh giá 9 cấp độ phân mèo MÁU TRONG PHÂN ĐƯỢC PHÁT HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Mèo đại tiện ra máu có thể khó xác định đối với những người mới bắt đầu nuôi mèo, cát trong khay vệ sinh đôi khi có thể làm thay đổi màu sắc và che đi phần bề mặt của phân. Vậy nên, hãy chú ý đến phân mèo nhiều hơn, nếu bạn là người mới.

Nếu máu bắt nguồn từ đường ruột dưới, đặc biệt là đại tràng [ruột già] hoặc vùng trực tràng, thì phân sẽ dính máu đỏ tươi. Những giọt dài, vết bẩn màu đỏ [hoặc hồng] thường sẽ được phát hiện ở thành khay vệ sinh và trên bề mặt phân hoặc lẫn vào cát vệ sinh.

Máu từ phần cao hơn trong đường ruột, đặc biệt là ruột non, sẽ có màu đen hoặc nâu. Sự thay đổi màu sắc này là do máu đã được tiêu hóa một phần bởi các enzym tiết ra trong ruột non. Máu này thường xuất hiện dưới dạng đốm đen, đốm than hoặc nhìn như bã cà phê.

NGUYÊN NHÂN CỦA PHÂN MÈO CÓ MÁU

Theo tuổi tác, có vô số tác nhân khiến mèo nhà bạn đi ngoài ra máu. Sau đây là một số nguyên nhân thường thấy nhất.

Tiêu chảy có thể gây kích ứng niêm mạc của đường tiêu hóa dưới, dẫn đến xuất huyết. Nếu mèo của bạn bị tiêu chảy hoặc phân mềm liên tục, chúng có thể bắt đầu xuất hiện máu sau vài ngày.

Táo bón thường khiến mèo phải “rặn” mạnh mỗi lần đi đại tiện. Điều này đôi khi dẫn đến vỡ các mạch máu ở đường tiêu hóa dưới. Phân thường cứng, nhỏ và có thể có máu ở bề mặt.

Cả tiêu chảytáo bón đều có thể do căng thẳng, thay đổi chế độ ăn uống hoặc kết quả của quá trình không thể dung nạp chất nào đó trong khẩu phần, ký sinh trùng, ăn phải dị vật, nhiễm trùng, tiếp xúc với chất độc, bệnh viêm ruột và nhiều bệnh khác mà đôi khi cần phải xác định thông qua nhiều xét nghiệm chuyên biệt.

Mất nước cũng có thể gây táo bón ở mèo. Tình hình càng tệ hơn khi tiêu chảy ngược lại sẽ làm mèo càng mất nước. Nếu tình trạng này kéo dài lâu, táo bón mãn tính có thể dẫn đến một tình trạng gọi là “megacolon”, nghĩa là bệnh lý ruột phình to.

Ngoài ra, nếu đó là 1 chú mèo đã lớn tuổi, sự phát triển không bình thường của polyp, u nangcác khối u khác đều có thể gây ra máu trong phân.

LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN PHÂN MÈO CÓ MÁU?

Nếu phân có màu sẫm trông giống như nhựa đường hoặc bã cà phê, bạn hoàn toàn có thể nghi ngờ mèo đang bị xuất huyết nội. Phân bị sẫm màu là bởi máu lẫn trong nó đã được tiêu hóa một phần. Sự hiện diện của máu sẫm trong phân có nghĩa là có chảy máu ở đâu đó trong đường tiêu hóa, như ruột non hoặc dạ dày.

Nếu bạn nhìn thấy những giọt máu tươi trong hoặc trên thành khay vệ sinh, đừng vội cho rằng đó chỉ là từ phân. Máu cũng có thể có trong nước tiểu, đặc biệt nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Theo dõi sát quá trình đi vệ sinh của mèo có thể giúp ích rất nhiều trong quá trình chẩn đoán nguyên nhân gây máu trong phân

Nếu phân của mèo vẫn bình thường và bạn thấy một ít máu một lần, hãy theo dõi mèo thật kỹ trong một hoặc hai ngày tiếp theo. Tuy nhiên, việc xác định xuất huyết đang xảy ra ở vị trí nào trong hệ tiêu hóa, người nuôi mèo cũng rất khó xác định được phương pháp điều trị thích hợp và chính xác. Sau khi loại bỏ các nguyên nhân cơ bản như: chế độ ăn, lịch sổ giun, tình trạng sức khỏe hiện tại… Chủ nhân nên theo dõi sát tình trạng tiểu tiện hàng ngày của mèo và cân nhắc tìm đến tư vấn của bác sỹ thú y.

Đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức trong các trường hợp sau:

◊ Không thể xác định máu trong khay vệ sinh đến từ đâu

◊ Có bất kỳ dấu hiệu của bệnh và mệt mỏi hoặc mèo đi ngoài ra máu liên tục 3 ngày

◊ Mèo tiêu chảy liên tục 2 ngày, bất kể có máu hay không

◊ Mèo không đại tiện trong vài ngày

Mèo “rặn” lâu khi đi đại tiện là dấu hiệu của bệnh táo bón. Bác sĩ thú y có thể giúp mèo bớt khó chịu và có thể xác định nguyên nhân. Thêm một thìa cà phê bí ngô vào thức ăn có thể giúp ngăn ngừa táo bón và có thể làm giảm chứng táo bón nhẹ ở mèo. Tuy nhiên, một khi bạn nhận thấy căng cơ và máu, đó là lúc mèo cần phải được chăm sóc bởi 1 bệnh viện thú y.

CHẨN ĐOÁN VÀ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ

Đảm bảo rằng bạn làm theo lời khuyên của bác sĩ thú y để kiểm tra ký sinh trùng định kỳ. Điều này thường được khuyến nghị khoảng 1 năm 1 lần nhưng nên thực hiện thường xuyên hơn nếu mèo của bạn có phân bất thường. Điều này đặc biệt quan trọng nếu mèo của bạn được nuôi không kín [thả rông].

Để xác định chính xác nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ở mèo, bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể mèo. Sau đó, có thể cần lấy mẫu phân để kiểm tra ký sinh trùng và sự có mặt của vi khuẩn. Ngoài ra, bác sĩ thú y có thể đề nghị các xét nghiệm chuyên biệt để tìm các chỉ số bất thường của tế bào máu, chức năng cơ quan và đường tiết niệu. X-quang bụng cũng có thể cần thiết để tìm dị vật, khối u hoặc các bất thường về cấu trúc. Siêu âm cũng có thể được khuyến nghị để nhìn rõ hơn vùng bụng.

Việc điều trị phân có máu chỉ thực sự hiệu quả chỉ khi tác nhân thực sự gây xuất huyết được tìm ra. Trong suốt thời gian phân tích bệnh phẩm, các loại thuốc hỗ trợ cầm máu, chất dinh dưỡng bổ sung, men vi sinh cho mèo có thể sẽ được chỉ định. Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể là cần thiết để giảm tải cho hệ tiêu hóa mèo.

  • Thesprucepets.com
  • Waltham Petcare Science Institute

Video liên quan

Chủ Đề