Cách thức giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản

Câu 7: Công thức chung và mâu thuẫn của công thức chung?

a, Công thức chung:

-Với tư cách là tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn, tiền vận động theo công thức: H-T-H

-Còn với tư cách là tư bản, tiền vận động theo công thức chung của tư bản: T-H-T

- So sánh sự vận động trong hai trường hợp:

*Giống nhau:

Đều gồm 2 nhân tố tiền và hàng, đều có sự kết hợp của hai hành động đối lập, nối tiếp nhau, thể hiện mối quan hệ giữa những người trao đổi

* Khác nhau:

- Trình tự các hành vi khác nhau: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng bán và kết thúc bằng mua, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng mua và kết thúc bằng bán.

- Điểm xuất phát và kết thúc: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng bán và kết thúc bằng mua trong khi công thức chung của tư bản bắt đầu bằng mua và kết thúc bằng bán.

- Điểm xuất phát và kết thúc: Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hàng và kết thúc bằng hàng còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng tiền và kết thúc cũng bằng tiền.

- Động cơ, mục đích của sự vận động: lưu thông hàng hóa giản đơn mục đích là giá trị sử dụng còn công thức chung của tư bản mục đích là giá trị và giá trị lớn hơn. Tư bản vận động theo công thức: T-H-T’ trong đó T’=T+t ; t là số tiền trội hơn gọi là giá trị thặng dư kí hiệu là m.

- Giới hạn của sự vận động: công thức lưu thông hàng hóa giản đơn có giới hạn còn công thức chung của tư bản không có giới hạn. Công thức này được viết là: T-H-T’-H-T’’...

b, Mâu thuẫn của công thức chung:

- Giá tị thặng dư được tạo ra ở đâu: Từ công thức T-H-T’ nhiều người lầm tưởng cả sản xuất và lưu thông đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư nhưng trong mọi trường hợp tiền và lưu thông đều không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nhưng giá trị thặng dư vẫn lớn lên đồng thời với lưu thông nên nảy sinh những mâu thuẫn.

- Trong lưu thông có thể xảy ra hai trường hợp:

+ Trao đổi ngang giá: hai bên trao đổi không được lợi về giá trị, chỉ được lợi về giá trị sử dụng

+ Trao đổi không ngang giá: gồm 3 trường hợp

Trường hợp 1: Bán cao hơn giá trị, khi đó được lợi khi bán nhưng mua bị thiệt vì người bán cũng đồng thời là người mua

Trường hợp 2: Mua thấp hơn giá trị, khi đó được lợi khi là người bán và bị thiệt khi là người mua.

Trường hợp 3: Mua rẻ bán đắt. Tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người này được là số giá trị mà người khác bị mất

- Vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

Kết luận:

- Phải lấy quy luật nội tại của lưu thông tư bản để giải thích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, tức là lấy việc trao đổi ngang giá làm điểm xuất phát.

- Sự chuyển hóa của người có tiền thành nhà tư bản phải tiến hành trong phạm vi lưu thông và đồng thời lại không phải trong lưu thông.

Vậy tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải lưu thông”. Đó là mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.

BỘ MÔN MÁC LÊ-NINMÔN HỌC NGUYÊN LÝ 2CÔNG THỨC CHUNG TƯ BẢN & CHÌA KHOÁ GIẢI QUYẾT MÂU THUẨN CÔNG THỨC CHUNG TƯ BẢN – HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNGGIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TRẦN THỊ GIANG THANHNHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 1 LỚP C2K48Tóm tắt nội dungI. Công thức chung tư bản và mâu thuẫn của nóCông thức chung tư bảnMâu thuẫn của công thức chung tư bảnIII. Chìa khóa giải quyết mâu thuẫn công thức chung tư bản – hàng hóa sức lao độngKhái niệm hàng hóaĐiều kiện để biến sức lao động thành hàng hóaHai thuộc tính của hàng hóa sức lao độngI. Công thức chung tư bản và mâu thuẫn của nó1. Công thức chungHTH’Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, tiền vận động theo công thức:I. Công thức chung tư bản và mâu thuẫn của nó1. Công thức chungT HT’=T+ Tiền là tư bản vận động theo công thức:So sánh sự vận động của 2 công thức trên:Giống nhau:So sánh sự vận động của 2 công thức trên:Giống nhau:BÁNMUAMục ĐíchKhác NhauT - H – T’H - T – H’Hành ViTiền tư bảnTiền thông thườngTiềnKẾT LUẬNKhái niệm tư bản là tiền lớn lên hay giá trị sinh ra từ giá trị thặng dư.2. Mâu thuẫn của công thức chungTrong lưu thông có thể xảy ra 2 trường hợp:=Lưu ThôngTrao đổi không ngang giáTrao đổi ngang giá-Bán cao hơn giá trị-Mua thấp hơn giá trị-Mua rẻ bán đắt2. Mâu thuẫn của công thức chungNgoài lưu thông:Hàng hoá đi vào tiêu dùngCho sản xuấtGiá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm2. Mâu thuẫn của công thức chungNgoài lưu thông:Hàng hoá đi vào tiêu dùngCho cá nhânGiá trị mất dần đi “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” - C.Mác2. Mâu thuẫn của công thức chungTHH’ T’Giá TrịGiá TrịLưu Thông Lưu ThôngNgoài Lưu ThôngHàng Hoá Sức Lao ĐộngT’ = T + Bí Mật Công Thức Chung Tư BảnII. Chìa khóa giải quyết mâu thuẫn công thức chung tư bản – hàng hóa sức lao độngKhái niệm sức lao động: là toàn bộ những năng lực, thể lực và trí lực tồn tại trong 1 con người và được người đó vận dụng vào sản xuất hàng hóaII. Chìa khóa giải quyết mâu thuẫn công thức chung tư bản – hàng hóa sức lao độngNgười lao động là người tự do, có khả năng chi phối sức lao độngNgười lao động không có TLSX cần thiết để kết hợp với sức lao động của mìnhĐiều kiện để biến sức lao động thành hàng hóaFREE3. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao độngGiá trịGiá trị của hàng hoá sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất & tái sản xuất sức lao động.SẢN XUẤTTÁI SẢN XUẤT SỨC LAO ĐỘNG3. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao độngThể Hiện Ra Khi Tiêu DùngGiá Trị Sử Dụng Hang Hoá Sức Lao ĐộngTạo Ra Một Hàng Hoá Nào ĐóGTSD của HH SLĐ có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra GT và giá trị thặng dư.Đó là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA CÔ & CÁC BẠN

Tư bản vận động theo công thức T-H-T trong đó T = T + t. Vậy t được sinh ra như thế nào? Như vậy chỉ có 2 trường hợp: trong lưu thông và ngoài lưu thông.

a. Trong lưu thông [Trao đổi, mua bán]: Dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị mới và do đó không tạo ra giá trị thặng dư – Trường hợp trao đổi ngang giá [mua bán đúng giá trị ] chỉ là sự chuyển hoá hình thái giá trị từ H – T và ngược lại . Do đó, tiền không lớn lên, giá trị không tăng thêm. – Trao đổi không ngang giá: Mua rẻ [thấp hơn giá trị] thì có lợi trong khi mua. Nhưng khi bán, bán thấp hơn giá trị thì chịu thiệt thòi. Bán đắt [cao hơn giá trị]: cái được lợi khi là người bán thì sẽ chịu thiệt khi là người mua. Mua rẻ, bán đắt: điều này chỉ giải thích sự làm giàu của những thương nhân cá biệt chứ không giải thích sự làm giàu của tư bản nói chung

Như vậy trao đổi không ngang giá thì giá trị không tăng thêm

b. Ngoài lưu thông [xét hai nhân tố] không có sự tiếp xúc hàng tiền:

Nhân tố [T] tiền: “tiền” tự nó không lớn lên. Xét nhân tố [H] hàng: Hàng ngoài lưu thông tức là vào tiêu dùng: + Tiêu dùng vào sản xuất, tức là tư liệu sản xuất. Vậy giá trị của nó chuyển dịch dần vào sản phẩm – không tăng lên. + Tư liệu tiêu dùng, tiêu dùng cho cá nhân – cả giá trị và giá trị sử dụng đều mất đi. Như vậy cả trong lẫn ngoài lưu thông xét tất cả các nhân tố thì T không tăng thêm. Nhưng nhà tư bản không thể vận động ngoài lưu thông, có nghĩa là nhà tư bản phải tìm thấy trên thị trường mua được một thứ hàng hoá [trong lưu thông ] nhưng nhà tư bản không bán hàng hoá đó, vì nếu bán cũng không thu được gì. Nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá đó [ngoài lưu thông] tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó – hàng hoá đó là sức lao động. Như vậy công thức đầy đủ có thể viết: Sức lao động T – H sản xuất hàng hoá …H – T TLSX

Như vậy thì mâu thuẫn của công thức chung là tư bản vận động vừa trong lưu thông nhưng đồng thời vừa không trong lưu thông.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • công thức chung của công thức tư bản chủ nghĩa
  • mâu thuẫn chung của công thức tư bản
  • mâu thuẫn công thức chung của tư bản
  • mâu thuẫn công thức chung tư bản
  • mau thuan kinh te tu nhan
  • tại sao công thức chung của tư bản có mâu thuẫn
  • ,

    anh [ chị ] hãy trình bày mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. theo anh[chị] mâu thuẫn đó được giải quyết khi nào?vì sao?

    Môn này học qua lâu rồi, để anh mở lại giáo trình vậy?

    Bài này cần làm rõ 3 ý: - Công thức chung trong tư bản là gì? [Trình bày sơ qua, tóm tắt] - Trình bày mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản?

    - Cách giải quyết mâu thuẫn? Vì sao?

    anh làm xong rồi đây

    1. Công thức chung của tư bản Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa TBCN - Phải tập trung số lớn tiền của vào trong tay một số ít người để có thể lập ra các xí nghiệp TBCN - Đại đa số quần chúng lao động bị tướt đoạt hết TLSX phải bán sức lao động Tiền tệ là sản phẩm cuối cùng của lưu thông hàng hóa và là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản, trên thị trường tư bản biểu hiện trước hết bằng một số tiền nhất định, mặt dù không phải lúc nào tiền cũng là tư bản. Bản thân tiền không phải là tư bản, tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định khi chúng được sử dụng để bóc lột người khác. + Trong lưu thông hàng hoá giản đơn, tiền vận động theo công thức; H-T-H. + Trong lưu thông của tư bản ; tiền vận động theo công thức T-H-T/

    * So sánh hai công thức lưu thông. - Giống nhau về hình thức: + Gồm hai giai đoạn mua bán hợp thành. + Gồm hai nhân tố vật chất hàng - tiền * Khác nhau:

    H-T-HT-H-T/
    - Điểm mở đầu bằng hành vi bán[ H-T] kết thúc bằng hành vi mua[T-H]- Bắt đầu bằng hành vi mua[ T-H] kết thúc bằng hành vi bán[H-T]
    - Tiền đóng vai trò trung gian- Tiền vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc
    - Mục đích: giá trị sử dụng sự vận động kết thúc ở giai đoạn thứ hai[ sự vận động có giới hạn]- Mục đích: giá trị- giá trị tăng thêm T/ = T +m [ m: giá trị thặng dư], vận động không có giới hạn. Vì điểm cuối của mỗi vòng chu chuyển tạo 1 khởi điểm cho vòng chu chuyển mới


    [nếu bài luận văn của em ngắn thì bỏ qua ý màu đen này cũng được]​


    Tóm lại: T-H-T/ gọi là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản dù mang hình thức cụ thể nào cũng đều là giá trị mang lại giá trị thặng dư: T – H – T’ với T’ = T + m

    2. Trình bày mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Lý luận giá trị đã chứng minh rằng: Giá trị của hàng hóa do lao động của những người sản xuất hàng hóa tạo ra trong sản xuất. Nhưng nhìn vào công thức T-H-T’ người ta dễ lầm tưởng rằng tiền tệ cũng tạo ra giá trị khi vận động trong lưu thông. Thực chất thì bản thân tiền, dù ở ngoài hay ở trong lưu thông, cũng không tự lớn lên được. Tiền không thể sinh ra tiền là điều hiển nhiên. Còn lưu thông thuần túy, dù diễn ra ở bất cứ hình thức nào, kể cả việc mua rẻ bán đắt, cũng không làm tăng thêm giá trị, không tạo ra giá trị thặng dư; ở đây chỉ có sự phân phối lại lượng giá trị có sẵn trong xã hội mà thôi bởi nếu mua rẻ thứ này thì sẽ lại phải mua đắt thứ kia; bán đắt thứ này thì lại phải bán rẻ thứ khác, vì tổng khối lượng hàng và tiền trong toàn xã hội ở một thời gian nhất định là một số lượng không đổi. Tuy vậy, không có lưu thông cũng không tạo ra được giá trị thặng dư. Do đó, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư không do lưu thông đẻ ra nhưng lại được tạo ra thông qua lưu thông. Sở dĩ như vậy vì nhà tư bản tìm được trên thị trường một loại hàng hóa đặc biệt có khả năng tạo ra giá trị thặng dư cho mình. Đó là hàng hóa sức lao động.

    2. Cách giải quyết mâu thuẫn của công thức chung tư bản. Vì sao? Các Mác là người đầu tiên phân tích & giải quyết mâu thuẫn trong công thức của tư bản = lý luận về hàng hóa sức lao động. Nhà tư bản khi đưa tiền vào lưu thông đã dùng tiền mua đuơc hàng hóa đặc biệt là hàng hóa sức lao động, để sử dụng nó [không phải bán nó], sẽ tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Hàng hóa đặc biệt này có đặc điểm về giá trị sử dụng là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản. Sử dụng hàng hóa sức lao động tức là quá trình người công nhận tiến hành lao động, là sự kết hợp sức lao động của công nhân với tư liệu sản xuất; trong quá trình lao động = lao động trừu tượng - = sự hao phí thể lực , trí lực mới sẽ tạo giá trị mới cho hàng hóa, lượng giá trị mới này lớn hơn giá trị của bản thân nó. Để giải quyết mâu thuẫn chung của công thức tư bản cần tìm cho thị trường 1 loại hàng hóa mà việc sử dụng nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, hàng hóa đó là sức lao động. Sức lao động là cái có trước hàng hóa, còn lao động chính là quá trình sử dụng sức lao động đó. Giống với các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng. Hàng hóa sức lao động là sự tổng hợp về thể lực và trí lực của con người có thể sử dụng trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất. Giá trị sử dụng sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng [sử dụng] sức lao đông, tức là quá trình lao động để sản xuất ra 1 loại hàng hóa ,1 dịch vụ nào đó. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra 1 lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị mới đó du ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. => Đó là điểm khác biệt với hàng hóa thông thường vì sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị hay giá trị sử dụng đều biến mất theo thời gian. => Đó là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn cho công thức của tư bản.

    đúng mai thi môn này

    Bạn hãy cho đi những điều tốt đẹp

    Bạn sẽ nhận được những cái tốt đẹp hơn




    thanks a lot!

    Video liên quan

    Chủ Đề