Cách ly y tế tiếng anh là gì

Những thay đổi đối với giáo dục trong thời kỳ siêu vi corona [COVID-19] và hỗ trợ cho cha mẹ và người giám hộ.

Nếu bạn cần thêm trợ giúp bằng ngôn ngữ của mình, bạn có thể gọi cho TIS National qua số điện thoại: 131 450 và yêu cầu thông dịch viên, sau đó yêu cầu được kết nối với đường dây nóng Coronavirus [COVID-19] theo số 1800 338 663.

Trở lại trường học vào Học kỳ 1, 2022

Trong Học kỳ 1, 2022 học sinh quay trở lại học trực tiếp tại trường, và các em nhỏ trở lại cơ sở giáo dục mầm non và giữ trẻ.

Những điều này sẽ giữ cho trẻ em, học sinh và nhân viên được an toàn nhất có thể.

Xét nghiệm kháng nguyên nhanh miễn phí [RAT]

  • Hơn 39 triệu RAT sẽ được chuyển đến các trường học và các dịch vụ giữ trẻ và giáo dục mầm non
  • Các xét nghiệm kháng nguyên nhanh sẽ miễn phí và tự nguyện
  • Trường học hoặc dịch vụ mầm non sẽ cung cấp cho bạn RAT miễn phí từ đầu Học kỳ 1
  • Thực hiện RAT tại nhà
  • Nếu kết quả xét nghiệm của con bạn là dương tính, bạn phải thông báo cho trường học hoặc dịch vụ mầm non của con mình và Bộ Y tế. Để biết thêm thông tin về cách báo cáo kết quả dương tính, hãy truy cập //www.coronavirus.vic.gov.au/vietnamese-health-advice-restrictions

Trẻ em từ 3 tuổi trở lên trong các dịch vụ mầm non, học sinh tiểu học và trung học và nhân viên

  • Chúng tôi khuyến nghị bạn nên làm xét nghiệm hai lần một tuần trong Học kỳ 1

Học sinh và nhân viên trường chuyên

  • Chúng tôi khuyến nghị bạn nên làm xét nghiệm năm ngày một tuần

Để biết thêm thông tin về RAT, hãy truy cập //www.coronavirus.vic.gov.au/vietnamese-health-advice-restrictions

Thông gió

  • Hệ thống thông gió tốt là một trong những cách tốt nhất để giữ an toàn cho trường học và các dịch vụ mầm non
  • 51.000 máy lọc không khí đã được chuyển đến các trường học trước ngày 31 tháng 1 năm 2022, trong khi các trường mẫu giáo có thể nhận tài trợ để cải thiện hệ thống thông gió.

Chích ngừa

  • Giáo viên và nhân viên giáo dục mầm non phải được tiêm ba liều vắc-xin hoặc có lý do y tế hợp lệ.
  • Hơn 90% trẻ em từ 12 tuổi trở lên hiện đã được chích ngừa
  • Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi có thể được chích ngừa thông qua các trung tâm tiêm chủng của tiểu bang và các phòng tiêm chủng của trường học
  • Để biết thêm thông tin về cách đặt lịch hẹn chích ngừa: //www.coronavirus.vic.gov.au/covid-19-vaccine-vietnamese

Nhân viên và học sinh từ 18 tuổi trở lên đã tiêm liều vắc-xin COVID-19 thứ hai cách đây ba tháng hoặc hơn, đủ điều kiện cho liều thứ ba của họ ngay bây giờ.

Tất cả nhân viên và học sinh đủ điều kiện được khuyến khích tiêm liều thứ ba càng sớm càng tốt.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập //www.coronavirus.vic.gov.au/covid-19-vaccine-vietnamese

Tăng cường hỗ trợ để giữ cho trường học mở cửa và an toàn

  • Nhân viên bổ sung sẵn sàng làm việc nếu nhân viên trường học không thể làm việc
  • Các quy trình cập nhật hiện đã được áp dụng cho các trường học để thông báo cho trường học và các cộng đồng dịch vụ mầm non khi có các trường hợp nhiễm COVID-19
  • Lập kế hoạch bổ sung và hỗ trợ cho các hiệu trưởng và nhân viên
  • Giữ cho trường học và các dịch vụ mầm non mở cửa và an toàn nhất có thể

Học từ xa

  • Học từ xa sẽ chỉ được coi là phương án cuối cùng được địa phương hóa, ngắn hạn.

Thông điệp của bộ trưởng

Con bạn, giống như con của tôi, sẽ có nhiều câu hỏi về Coronavirus và nó có nghĩa gì đối với chúng - và đối với những người chúng yêu thương.

Tôi biết việc trả lời những câu hỏi đó có thể gây khó khăn cho cha mẹ và người chăm sóc. Đó là lý do tại sao, với sự tham vấn chặt chẽ của nhóm chuyên gia tâm lý trẻ em, chúng tôi đã phát triển một tài liệu để giúp hướng dẫn bạn qua những cuộc trò chuyện này.

Con của mỗi người là khác nhau và một số người sẽ muốn nói nhiều hơn những người khác. Điều quan trọng nhất là bạn luôn sẵn lòng khi các con sẵn sàng trò chuyện.

Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang đối mặt với một thách thức to lớn.

Nhưng tôi muốn bạn biết rằng với tư cách là cha mẹ, người chăm sóc và người dân Victoria, chúng ta sẽ cùng ở bên nhau trong hoàn cảnh này.

Ngài James Merlino, Nghị sĩ
Phó Thủ hiến, Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Hướng dẫn này sẽ giúp bạn nói chuyện với con mình về coronavirus [COVID-19]. Hướng dẫn bao gồm các lời khuyên về cách có một cuộc trò chuyện an toàn và yên tâm và các đường dẫn đến các nguồn tài liệu để giúp bạn và gia đình bạn.

Các hành động thiết yếu

  • Đừng ngại thảo luận về coronavirus [COVID-19] với con bạn
  • Hãy để con bạn dẫn dắt
  • Hãy tuân theo một nề nếp
  • Kết thúc các cuộc trò chuyện một cách cẩn thận
  • Hãy nhớ chăm sóc bản thân
  • Hầu hết trẻ con đều đã nghe nói về coronavirus và cha mẹ và người chăm sóc nên dành cơ hội để nói chuyện với các con về tình hình hiện tại.
  • Giao tiếp trung thực và thường xuyên là rất quan trọng. Không nói về điều gì đó có thể khiến trẻ lo lắng nhiều hơn.
  • Trẻ em thường dựa vào bạn bè và mạng xã hội để biết tin tức. Cha mẹ và người chăm sóc có thể trợ giúp bằng cách thể hiện mình là nguồn thông tin đáng tin cậy và là người có thể giúp các con giải đáp thắc mắc.

Điều chỉnh thông tin tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn

  • Cố gắng giữ bình tĩnh và tích cực khi nói chuyện với con.
  • Hãy nghĩ về tuổi của con bạn. Cung cấp thông tin bằng cách sử dụng ngôn ngữ và ví dụ mà các con sẽ hiểu.
  • Sẽ không sao nếu bạn không thể trả lời mọi thứ - và nói rằng bạn không chắc chắn. Hãy coi đây là cơ hội để cùng nhau tìm hiểu thông tin. Hãy luôn dành thời gian cho con bạn là điều quan trọng.
  • Hãy cẩn thận không chia sẻ quá nhiều thông tin cùng một lúc, vì điều này có thể quá tải.
  • Tránh nói theo cách có thể khiến con bạn cảm thấy lo lắng hơn.

Hãy để con bạn dẫn dắt

  • Yêu cầu con bạn cho bạn biết bất cứ điều gì chúng có thể đã nghe về coronavirus [COVID-19] và cảm nhận của chúng về tình huống này.
  • Kiểm tra với con bạn thường xuyên. Cho con cơ hội đặt câu hỏi cho bạn trong những tuần và tháng tới.
  • Một số trẻ sẽ lo lắng về những người khác hơn là cho chính bản thân chúng. Tìm cách để con kết nối với gia đình và bạn bè nhiều nhất có thể bằng cách sử dụng công nghệ.
  • Hãy khiến con bạn yên tâm. Nói với con rằng những thay đổi trong cuộc sống của chúng đã được đề nghị để làm cho tất cả chúng ta an toàn hơn. Nói với con, rằng cuối cùng, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
  • Lưu ý về ngôn ngữ mà bạn sử dụng với con mình khi ở cạnh chúng. Hãy nhớ rằng trẻ con sẽ nghe những cuộc trò chuyện của người lớn nhiều hơn bình thường.
  • Đừng gạt bỏ nỗi sợ hãi của con bạn. Trẻ con lo lắng cũng là điều dễ hiểu vì có lẽ chúng chưa từng trải qua điều gì như thế này trước đây.
  • Nói với con bạn rằng các bác sĩ và nhà khoa học trên toàn thế giới đang làm việc rất chăm chỉ để tìm hiểu thêm về coronavirus [COVID-19] và để giữ an toàn cho chúng ta.

Hãy tập trung vào những gì bạn đang làm để giữ an toàn

  • Cho các con một số quyền kiểm soát những gì đang xảy ra. Dạy cho con về tầm quan trọng của việc giản cách vật lý, rửa tay và cách thực hiện những việc này đúng cách. Nhắc nhở con về trách nhiệm bảo vệ người khác từ việc ho và hắt hơi.
  • Hãy nhắc con gọi 000 nếu con hoặc gia đình con không an toàn.

Hãy tuân theo một nề nếp

  • Trong những ngày nghỉ học, sắp đặt về giờ ăn và giờ ngủ bình thường trong những ngày này vẫn là một phần quan trọng để giữ cho trẻ em vui vẻ và khỏe mạnh.
  • Khi có thể, hãy tạo một nề nếp hàng ngày. Tạo một thời gian biểu chung cho gia đình của bạn và dán nó lên tủ lạnh nơi mọi người có thể nhìn thấy.
  • Nếu có thể, hãy dành thời gian mỗi ngày để nói về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh tốt và dạy con những điều thiết yếu khi thực hành giãn cách vật lý.
  • Bao gồm những thứ như thời gian bên ngoài, thời gian chơi, thời gian rảnh có thể sử dụng công nghệ, thời gian sáng tạo và thời gian học tập.
  • Có thể linh hoạt và đáp ứng các nhu cầu và trạng thái cảm xúc của con bạn.

Tiếp tục nói chuyện

  • Tìm hiểu những gì con bạn đã biết hoặc đang lo lắng. Điều quan trọng là phải tìm hiểu xem liệu con có nghe thấy thông tin không chính xác hay không.
  • Hãy đặt những câu hỏi không có câu trả lời là có hoặc không.
  • Nếu con bạn hỏi điều gì đó và bạn không biết câu trả lời, hãy nói như vậy. Sử dụng câu hỏi như một cơ hội để cùng nhau tìm hiểu.
  • Nếu con bạn có vẻ không quan tâm hoặc không đặt nhiều câu hỏi, điều đó không sao cả.
  • Hãy cho con biết rằng tất cả chúng ta sẽ tiếp tục lắng nghe và nói chuyện.

Kết thúc các cuộc trò chuyện một cách cẩn thận

  • Điều quan trọng là không để trẻ cảm thấy lo lắng sau một cuộc trò chuyện.
  • Khi bạn kết thúc cuộc trò chuyện, hãy để ý những dấu hiệu mà trẻ đang cảm thấy lo lắng. Đây có thể là sự thay đổi trong giọng nói, nhịp thở hoặc ngôn ngữ cơ thể của con.
  • Hãy an ủi con nếu trẻ bị như vậy.

Những điều cần để ý ở con bạn

Trẻ em và thanh thiếu niên có dấu hiệu buồn phiền là chuyện bình thường. Các phản ứng thông thường bao gồm:

  • sợ hãi và lo lắng
  • tức giận và thất vọng
  • hoang mang
  • sự sầu nảo
  • từ chối

Hãy nhớ chăm sóc bản thân

Các nguồn tài liệu bổ sung

Để hỗ trợ bạn khi nói chuyện với con bạn

Để chia sẻ với trẻ em và thanh thiếu niên

Reviewed 07 March 2022

If you suspect you may have COVID-19 call the dedicated hotline – open 24 hours, 7 days. The COVIDSafe Information hotline diverts to the national hotline every day from 8pm to 8am.

Please keep Triple Zero [000] for emergencies only.

Video liên quan

Chủ Đề