Cách hát Thánh ca hay

HÁT ĐÁP CA VỚI GIỌNG 3 ÂM

Hằng ngày, Hội Thánh không ngớt dâng lên Thiên Chúa lời ca ngợi và cầu xin ơn cứu độ cho thế giới trong cácgiờ kinh phụng vụ.

Riêng trong phụng vụ Thánh Lễ, chúng ta vẫnmong ước giữ được nguyên bản đầy chất thơ của các thánh vịnh, đồng thời có được những giai điệu hay và phù hợp với chất thơ ấy mà lạidễ hát để cộng đoàn có thể cùng hát.

Đã có biết bao nhiêu cố gắng đưa ra những cách thế thể hiện những bài đáp ca thật phong phú rất đáng trân trọng. Thiết nghĩ: Các bài thánh vịnh, thánh ca và thánh thi là những tâm tình cầu nguyện tuyệt vời sẽ không bao giờ bị giới hạn chỉ trong một vài cách diễn tả, trái lại sẽ mãi mãi gợi hứng cho chúng ta luôn tìm tòi thêm nhiều cách diễn đạt để bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, dù trong tâm trạng nào, mỗi người cũng có thể tìm thấy cho mình một cách thế cầu nguyện nào đó phù hợp và hữu hiệu nhất cho mình.

Trong chiều hướng đó, chúng con xin được góp một ý nhỏ cho việc thể hiện các bài đáp ca, các bài tung hô Tin Mừng và các giờ kinh phụng vụ bằng cáchhát với giọng 3 âm. Chúng con rất mong đón nhận được sự góp ý chân tình của nhiều người qua email:

Xin chân thành cảm ơn.

Tiếng nước ta đã hàm chứa cao độ trong các thanh bằng trắc [ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng] rất dễ quy nạp về những âm thanh có độ cao gần nó. Nên hầu như từ Bắc vào Nam, ở đâu chúng ta cũng thấy có những giọng đọc kinh hay ngắm nguyện mà chỉ cần một người chủ động xướng lên là bà con hầu như tự động ghép tiếng vào được và biến ngay lời kinh nguyện thành những bài hát rõ ràng, có thể ký âm được. [dĩ nhiên những giọng đó không quá phức tạp; thường thì giọng có 3 âm là ổn nhất: vừa đủ để qui nạp hết các tiếng bằng trắc vào mà vẫn giữ được sự trong sáng của tiếng nước ta].

Thiết nghĩ đây là đặc tính ưu việt của ngôn ngữ nước ta cần được phát huy và áp dụng vào thánh ca; và nếu được, đây sẽ là điều rất hay mà các nước khác khó lòng thực hiện được. Xin tri ân Mẹ Việt Nam, xin tri ân bao người đã dày công vun đắp cho ngôn ngữ nước nhà ngày càng tươi đẹp.

Chúng con trình bày cách thành lập các giọng 3 âm chi tiết trong tập sáchHÁT VỚI GIỌNG 3 ÂM.

1. Chúng ta hát câu đáp theo nhạc soạn sẵn: [Solo hoặc Ca đoàn hát trước, cộng đoàn lặp lại, và sau mỗi câu xướng, cộng đoàn lặp lại câu đáp.] Về phần các câu xướng, tùy nghi, chúng ta có thể hát một trong 4 cách:

a. Solo tất cả các câu xướng theo nhạc soạn sẵn.

b. Solo tất cả các câu xướng với giọng 3 âm.

c. Cả cộng đoàn cùng hát các câu xướng với giọng 3 âm.

d. Solo một sốcâu xướng bất kỳ nào theo nhạc soạn sẵn; các câu xướngcòn lại cùng hát với ca đoàn hoặc cả cộng đoàn theo các giọng 3 âm.

2. Khi cộng đoàn quen dần, có thể thay đổi các giọng 3 âm khác,nhưng cần nghiên cứu kỹ đểchọn những giọng 3 âm nào thích hợp với phụng vụ và hòa hợp với âm thể cũng như giai điệu chung của toàn bài.

3. Nên tập trước cho ca đoàn phần hát với giọng 3 âm để làm nòng cốt cho cộng đoàn.

4. Chuẩn bị máy chiếu cho cộng đoàn và tập trước thánh lễ cho cộng đoàn chừng 5 phút.

5. Khi cộng đoàn cùng hát câu xướng với giọng 3 âm, xướng viên cũng cùng hát với cộngđoàn tại bục đọc Lời Chúa cho đến hết cả bài đáp ca mới đi xuống.

6. Ta chia mỗi đoạn thánh vịnh[câu xướng hoặc câu đáp tương đối dài] làm hai vế: vế trước và vế sau [cách nhau bằng dấu // ]; và để cho giai điệu được phong phú, sau này, khi đã quen, chúng ta nên hát với công thức có từ hai giọng 3 âm trở lên:

* Thời gian tương đối của mỗi tiếng bằng một dấu móc đơn.

Khi đang trong phạm vi của mỗi vế, những chỗ xuống hàng, chỗcó dấu phẩy[,], dấu chấm hỏi[?], dấu chấm than[!], dấu hai chấm[:], hoặc những chỗ mà theo ý của lời thơ thánh vịnh có thể ngân dài, ta ngân dài [gồm cả việc lấy hơi trộm khi cần]bằng hai dấu móc ; Cuối vế trước [ nơi có hai vạch chéo // ] và cuối mỗi đoạn, chúng ta ngân dài hơn và lấy hơi trong khoảng thời gian tổng cộng bằng một dấu trắng.

7. Khi hát, chúng ta cố gắng thêm những sắc thái diễn tả về nhanh chậm: chậm dần một chút cuối mỗi vế; và lưu ý độ mạnh nhẹ để câu hát mượt mà, uyển chuyển và diễn cảm hơn. Chúng ta có thể thêm những dấu hoa mỹ vào trước hoặc sau những dấu chính của giọng 3 âm vào những lúc thích hợp thì giai điệu sẽ hay hơn nhiều.

8. Cách đệm đàn : Chúng ta dùng những hợp âm thuộc âm thể của bài để đệm cho giai điệu được hát với các giọng 3 âm giống như đệm cho giai điệu đã được dệt nhạc sẵn của bài.

9. Cách áp các thanh bằng trắc vào giọng 3 âm:

a. chữ có thanh sắc áp váo nốt cao.

b. chữ không dấu áp vào nốt trung.

c. chữ có thanh huyền hay thanh nặng áp vào nốt trầm.

d. chữ có thanh ngã áp vào hai nốt: từ nốt trung lên nốt cao.

e. chữ có thanh hỏi áp vào hai nốt: từ nốt trầm lên nốt trung.

Ví dụ 1:

Thánh vịnh 146, câu Đáp được hát với nhạc soạn sẵn; 3câu xướng được hát lần đầu theo nhạc soạn riêng; hai câu xướng 2 và 3được hát thêm với hai giọng 3 âm:

.

//k003.kiwi6.com/hotlink/8x11h8g68n/CNB_5TN_tv_146_chung_HCS_2_.mp3

.

Ví dụ 2:

.

//k003.kiwi6.com/hotlink/e0ffcksl37/CNB_6TN_tv_31_chung_HC_2_.mp3

Thánh vịnh 31, câu Đáp được hát với nhạc soạn sẵn; 3câu xướng được hát lần đầu theo nhạc soạn riêng; hai câu xướng sauđược hát thêm với hai giọng 3 âm:

.

Hát với giọng 3 âm vừa giữ được nguyên lời của thánh vịnh, vừa dễ hát và rất thích hợp cho cộng đoàn cùng hát. Nếu chuẩn bị kỹ, sẽ tạo được bầu khí phụng vụ rất sinh động.

Trong sách ĐÁP CA & TUNG HÔ TIN MỪNG, chúng con trình bày mỗi Thánh vịnh có tất cả các câu xướng theo nhạc soạn sẵn và có kèm thêm tất cả các câu xướng có đề nghị sẵn các giọng 3 âm.

Dần dần,chúng con cố gắng thực hiện một số files mp3 đáp ca Chúa nhật và lễ trọng để tiện cho việc tham khảo.Trong mỗi bài đáp ca, chúng con sẽ hát tất cả các câu xướng theo nhạcsoạn sẵnvà thêmmột hoặc hai câu xướng sau cùng theo các giọng 3 âm. Xin xem ở đâyhoặctại đây.

Ước mong chúng ta vẫngiữ được nguyên bản đầy chất thơ của các thánh vịnh khi hát đáp ca, đồng thời có được những giai điệu phù hợp với chất thơ ấy mà lại dễ hát để cộng đoàn có thể cùng hát.

Video liên quan

Chủ Đề