Cách ủ rễ cây sanh

Cây sanh có tên khoa học là Ficus indica L. thuộc họ Morace

Đặc điểm hình thái cấu tạo cây sanh:

Sanh là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường gọi là rễ khi sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây . Cành dẻo dễ uốn.
Lá cây sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.

Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái cây sanh:

Cây sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm [nóng và mưa nhiều ] và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Cây sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.
Cây sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

* Kỹ thuật nhân giống cây sanh:
Cây sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính [từ hạt] và phương thức vô tính [từ cành râm, cành chiết].

* Kỹ thuật trồng cây sanh: Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được dáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.
Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như: cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển của cây và làm cho thân cây chóng to.

Một số kỹ thuật làm cây sanh ôm đá

Đối với những cây sanh mini:

Trước tiên phải có cây sanh và tảng đá vừa ý, sau đó trải rễ lên đá dùng dây cố định rễ, tiếp đó bạn trộn đất + cát + phân chuồng hoai với tỷ lệ 1+1+1 [trộn với nước như vữa], sau đó trát một lớp mỏng khoảng 01cm lên rễ đã được cố định trên đá, dùng nilon bọc chặt lại và chăm sóc tưới giữ ẩm.

Vật liệu cần sử dụng

Để tiến hành, ta cần sử dụng cây sanh và đá. Chọn đá có hình dạng đẹp, lôi cuốn và có kích thước phù hợp. Chọn những cây sanh khỏe mạnh và có hệ thống rễ rộng, dài, chắc. Trồng cây ngoài vườn khoảng 1 năm để rễ cây đủ dài.

Đá [loại đá Ibigawa Nhật Bản], cây trồng, dây nhựa dùng để ghép cành, kéo, dao lõm, kéo tỉa cây, dao, đồ ngoạm rễ, chĩa, cát sạch.

Các bước tiến hành tạo sanh ôm đá

Khi cây sanh có đủ rễ [dĩ nhiên rễ càng nhiều càng tốt], ta cắt bỏ những tán rễ không cần thiết và dùng tay lấy cát ra khỏi rọ che, dùng vòi rửa sạch, nhưng chú ý cẩn thận để không làm hỏng rễ.

Tiếp theo, đặt cây sanh lên trên đá: Cố gắng không dồn rễ về một phía vì bonsai cần được nhìn từ mọi góc độ. Tìm những kẽ hở trên đá rồi đặt rễ vào, làm sao để bonsai trông càng tự nhiên càng tốt. Bạn có thể gối những rễ nhỏ, chưa phát triển vào nhau.

Kế tiếp là đặt rễ đúng chỗ: Mặc dù có nhiều phương pháp nhưng phương pháp sử dụng dây bằng nhựa là hữu hiệu và dễ dàng nhất. Một người giữ rễ vào đúng vị trí, một người quấn hơi chặt dây băng quanh đá, ngoại trừ phần đáy của đá - chỗ rễ sẽ chìa ra, đâm vào trong đất.

Khi rễ sanh đã đặt đúng vị trí, ta bắt đầu phủ đất lên phần đá trong chậu, làm sao để nhìn vào không thấy đá nhưng thấy phần cuối của thân cây.

Tưới nước cho cây sanh: Mặc dù bây giờ rễ cây nhỏ và yếu nhưng tới đúng mùa thì rễ sẽ dày và nhiều hơn.

Ngay khi lấy cây sanh từ trong chậu ra, ta bỏ đất đi rồi rửa sạch, để lộ rễ. Làm nhẹ tay để không làm hư rễ mới được hình thành.

Ở đây chúng ta thấy rễ cây sanh được bám vào đá bằng cách dùng dây ghép cây. Rễ dưới được phép lộ ra ở phần đáy của dây ghép. Ta có thể thấy ở những chỗ dây ghép bọc chưa chặt, rễ thoát ra ngoài, do đó yêu cầu là phải quấn khá chặt dây ghép.

Dùng kéo sắc cắt bỏ phần dây ghép, lưu ý là đừng cắt phăng rễ. Ở đây chúng ta thấy rõ phần rễ sanh và đá được lộ ra. Sau giai đoạn hai năm, rễ cây đủ dài, dày và thật sự bám vào đá. Phần rễ này đã phát triển đáng kể và sẽ là phần thân dưới của bonsai khi được trồng vào đĩa gốm.

Nên chọn loại chậu gốm màu nâu không tráng men hoặc màu xanh lá cây để trồng bonsai vì chúng tương đối hài hòa với màu lá.

Nếu bạn đặt cây sanh trong đĩa hình ovan, màu xanh lam, hơi thiên về phía bên trái thì theo tôi, bố cục chậu bonsai trông sẽ đẹp hơn đặt ở ngay trung tâm.

Khi đã trồng vào chậu, cây sanh khá rậm rạp, vì thế bạn cần tỉa cành thường xuyên để làm tăng cấu trúc cành. Khi các cành đã phát triển khá đầy đủ, chúng ta xén lại để tạo hình. Cứ tiếp tục uốn nắn theo chủ đích của bạn cho đến khi đạt được hình dạng mong muốn.

Kỹ thuật làm cây sanh già đi theo ý muốn

Khác với các loại hàng hóa hay những thứ khác, cây cảnh nói chung và cây sanh nói riêng, càng già thì giá trị càng cao. Các đặc điểm để một cây sanh cảnh trở nên già nua là màu lá không còn xanh tươi mơn mởn như cây non, thân cây thì xù xì, u nằng, móc meo tùm lum, và đặc biệt là bô rễ cây mọc ra tua tua như râu các cụ già, bộ rễ phải to hơn thân và nhiều, màu rễ cũng phải xù xì, u nằng giống với thân cây sanh cảnh già nua.

Để làm cho cây sanh trông già đi, ngoài những kĩ thuật thủ công như dùng các dụng cụ cạo, đục, moi móc thân cây để làm cho nó trông xù xì thì dân chơi cây cảnh chuyên nghiệp còn sử dụng một loại hóa chất đặc biệt, loại hóa chất này sẽ làm cây 1-2 tuổi thành cây cả chục tuổi, nâng giá trị cây cảnh lên rất nhiều mà không cần phải có thời gian hàng chục năm để cho nó già đi. Việc sử dụng hóa chất này cũng rất đơn giản, chỉ cần pha theo thuốc theo liều lượng hướng dẫn rồi phun trực tiếp lên cây. Ngoài ra cũng phải kết hợp với các kỹ thuật cắt tỉa cành tạo dáng cho cây. Hiện nay hóa chất này được sử dụng nhiều ở các tỉnh phía bắc.


..
Xem thêm các loại cây lá màu khác tại: cây lá màu
Xem thêm các loại cây bóng mát thân gỗ khác tại: cây bóng mát
Cây lộc vừng, cây bưởi, cây bằng lăng, cây sấu; cây cau vua; cây mít; cây xoài; cây vú sữa.

Video liên quan

Chủ Đề