Cách chữa cảm tả ở người lớn

Cảm tả hay còn gọi là tiêu chảy Rotavirus là một căn bệnh truyền nhiễm vô cùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng biết chăm sóc và chữa trị đúng cách khi bản thân hoặc người thân trong gia đình mình bị cảm tả. Với bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn cách chữa cảm tả nhanh nhất bằng sự kết hợp giữa chế độ ăn uống và sử dụng thuốc thông qua hai câu hỏi lớn: “bị cảm tả nên ăn gì?” và “bị cảm tả nên uống thuốc như thế nào?”.

Bị cảm tả nên ăn gì?

Hai mục đích chính của chế độ ăn dành cho người bị nhiễm cảm tả là bù nước và cung cấp chất dinh dưỡng cải thiện hệ tiêu hóa bị hư tổn, do đó các loại thức ăn chứa nhiều nước, loãng, dễ tiêu hóa và lợi khí đều được ưu tiên sử dụng.

Hiện tượng tiêu chảy đỡ dần thì thể trạng cũng dần được cải thiện, từ đó bệnh nhân có thể tiếp nhận một lượng thức ăn loãng như cháo loãng, nước chè nhiều hơn. Khi số lần đi ngoài giảm đáng kể thì có thể cho bệnh nhân ăn các món loãng và nhão như canh trứng, cháo gạo, mì nước, nước rau, bánh nướng, bánh bao mềm,…Mỗi bữa nên ăn một lượng ít, chia thành nhiều bữa nhỏ từ 6 -7 bữa ăn trong ngày để cơ quan tiêu hoá bệnh nhân thuận lợi hồi phục.

Bị cảm tạ nên ăn đồ ăn loãng, dễ tiêu hóa, có tính lợi khí và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày

Khi bệnh nhân đã đỡ hơn hoặc chỉ bị mắc cảm tạ nhẹ thì bệnh nhân nên sử dụng các loại thực phẩm có nhiệt lượng cao, giàu protein và vitamin, ít lipit, ít bã và dễ tiêu hóa, ví dụ như ruốc thịt, lá rau nước, bánh cuốn, bánh nướng, thịt nạc, gan,…Đối với đối tượng này thì phương pháp ăn tí và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày vẫn được áp dụng để phục hồi tốt nhất chế độ của dạ dày và ruột.

>>> Cảm tả kiêng ăn gì

Cảm tả nên sử dụng thuốc như thế nào?

Sức đề kháng của trẻ nhỏ không bằng người lớn do đó việc chữa trị cảm tả ở trẻ cũng khó khăn hơn chữa trị cảm tả ở người lớn rất nhiều.

Nguyên lý để chữa bệnh cảm tả hay còn gọi là tiêu chảy Rotavirus chính là sử dụng các dung dịch bù nước. Các loại dung dịch bù nước thông dụng bao gồm: dung dịch ORS [oresol], ORS II, viên hoặc gói Hydrite.

Mua và pha dung dịch bù nước đúng phương pháp sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh hơn

Pha dung dịch bù nước là điều tối quan trọng để để trẻ mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng mất nước và sụt cân. Mỗi gói ORS lớn cần pha với 1 lít nước đun sôi để nguội, mỗi gói ORS II hoặc mỗi viên/gói hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội. Dung dịch bù nước này chỉ nên sử dụng trong vòng 24h tiếng đồng hồ, nếu quá không nên sử dụng tiếp mà bỏ đi.

Lượng dung dịch bù nước sử dụng cho trẻ được tính như sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: uống 50 – 100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.
  • Trẻ từ 2 – 10 tuổi: uống 100 – 200ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.
  • Trẻ trên 10 tuổi: uống oresol cho đến khi hết khát mỗi lần đi ngoài.

Trong trường hợp xung quanh khu vực bạn không có các loại thuốc trên, bạn cũng có thể tự chế biến dung dịch cấp nước bằng gạo, muối và nước sạch với công thức như sau: một nắm gạo, một nhúm muỗi và 6 bát nước sạch [ khoảng 1,2 lít nước], đun nhừ đến khi lọc còn được 5 bát nước cháo [tương đương 1 lít] cho trẻ uống để bù nước chữa cảm tả.

Đây là cách chữa trị cảm tạ nhanh nhất mà hiệu quả nhất, bạn cũng nên đưa trẻ tới các bệnh xá gần nhất khi trẻ xuất hiện hiện tượng cảm tạ để nhận được sự chăm sóc chuyên môn hơn từ các y bác sĩ chuyên ngành.

>>> Bệnh tả ở trẻ em

DS: Ngần/doisongbiz.com

Bù dịch đã mất thì cần thiết. Các trường hợp nhẹ có thể được điều trị bằng các công thức bù nước uống tiêu chuẩn. Điều chỉnh nhanh chóng tình trạng giảm thể tích máu nghiêm trọng. Phòng ngừa hoặc điều chỉnh toan chuyển hóa và hạ kali huyết là rất quan trọng. Đối với bệnh nhân thiếu dịch và mất nước nghiêm trọng, cần phải sử dụng truyền tĩnh mạch với dịch đẳng trương [để biết chi tiết về hồi sức bù dịch, xem Bù dịch đường uống Bù dịch đường uống và xem Bù dịch đường uống Bù dịch đường uống ]. Bổ sung nước bằng đường uống.

Để thay thế lượng kali đã mất, kali clorua 10 đến 15 mEq/L [10 đến 15 mmol/L] có thể được thêm vào dung dịch truyền tĩnh mạch hoặc kali bicacbonat đường uống 1mL/kg dung dịch 100g/L có thể được cho uống 4 lần một ngày. Thay thế kali đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, do đáp ứng với hạ kali kém.

Khi thể tích dịch lòng mạch được khôi phục [giai đoạn bù nước], lượng thay thế liên tục bằng lượng thể tích phân [giai đoạn duy trì]. Bù đủ dịch được khẳng định thông qua việc đánh giá lâm sàng thường xuyên [nhịp tim và độ nảy của mạch, phản ứng véo da, nước tiểu]. Plasma, tăng thể tích huyết tương và thuốc tăng co bóp tim không nên sử dụng thay cho nước và chất điện giải.

Uống dung dịch glucose-chất điện giải có hiệu quả trong việc thay thế và có thể được sử dụng sau khi truyền đủ dịch ban đầu và nó có thể là cách duy nhất của việc bù nước ở các vùng dịch mà dịch truyền bị hạn chế. Những bệnh nhân có mất nước nhẹ hoặc trung bình và những người uống có thể được cho lại bằng dung dịch uống [khoảng 75 mL/kg trong 4 giờ]. Những người bị mất nước nghiêm trọng hơn cần nhiều hơn và có thể cần truyền qua sonde dạ dày.

Dung dịch bù nước và điện giải qua đường miệng [ORS] được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chứa 13,5 g glucose, 2,6 g natri clorua, 2,9 g trisodium citrate dihydrate [hoặc 2,5 g Kali bicarbonat], và 1,5 g kali clorua trên một lít nước uống. Giải pháp này được chuẩn bị tốt nhất bằng cách sử dụng các gói gluco và muối có sẵn sẵn, đã được kiểm tra trước; một gói được trộn với 1 L nước sạch. Sử dụng các gói ORS đã chuẩn bị như vậy sẽ giảm thiểu được khả năng dùng thuốc sai ở những người không được hướng dẫn pha dịch. Nếu ORS không có sẵn, có thể thay thế bằng cách trộn nửa muỗng nhỏ muối và 6 muỗng nhỏ đường trong 1 L nước sạch. ORS nên được tiếp tục sau khi bù nước ít nhất khi còn tiêu chảy và ói mửa.

BN nên ăn lại khi hết nôn và có cảm giác ngon miệng.

Tìm hiểu chung

Bệnh tả là bệnh do vi khuẩn tả gây ra, bệnh thường gây tiêu chảy nặng và mất nước, có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp không được điều trị sớm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tả là gì?

Hầu hết, mọi người sẽ không bị bệnh hay biết mình nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi khuẩn tả. Tuy nhiên, vi khuẩn tả sẽ còn trong phân 7-14 ngày nên chúng vẫn có thể lây nhiễm sang người khác thông qua nước bẩn. Những trường hợp nhẹ và trung bình của bệnh tả đa số khó có thể phân biệt với các bệnh cũng gây tiêu chảy.

Chỉ có khoảng 1 trong số 10 người nhiễm vi khuẩn xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dịch tả điển hình, thường là trong vòng một vài ngày sau nhiễm.

Các triệu chứng của nhiễm trùng bệnh tả bao gồm:

  • Bệnh tiêu chảy;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Mất nước;
  • Mất cân bằng điện giải: đặc trưng là chuột rút, sốc. Nếu không được điều trị, sốc do mất nước nặng có thể gây tử vong đột ngột ;
  • Thay đổi tri giác;
  • Động kinh;
  • Hôn mê.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi bạn cần gặp bác sĩ?

Ở các nước phát triển, nguy cơ mắc bệnh tả không cao, ngay cả khi bạn đang nằm ở vùng dịch đi chăng nữa. Nếu bạn làm theo các khuyến nghị an toàn thực phẩm, khả năng nhiễm bệnh cũng sẽ rất thấp. Nếu bạn bị tiêu chảy nghiêm trọng sau khi đi tới khu vực đang có dịch tả bùng phát, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu bạn bị tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy nặng hoặc bạn nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với bệnh tả, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức vì tình trạng mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh tả?

Vi khuẩn vibrio cholerae là nguyên nhân gây ra bệnh tả. Tuy nhiên, độc tố cholerae do vi khuẩn tả sản sinh trong ruột non chính là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh. Độc tố này liên kết với thành ruột, cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua, làm cho cơ thể tiết ra một lượng nước khổng lồ, dẫn đến tiêu chảy và nhanh chóng mất một lượng lớn nước và điện giải.

Nguồn nước ô nhiễm là nguồn bệnh chính của bệnh tả, ngoài ra sò ốc sống, trái cây tươi sống, rau quả và các loại thực phẩm khác cũng có thể chứa vi khuẩn cholerae.

Vi khuẩn tả có hai chu kỳ sống riêng biệt bên trong và bên ngoài cơ thể người.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh tả ?

Bệnh tả cực kỳ phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, đông đúc, chiến tranh và nạn đói. Dịch tả thường xuất hiện ở những vùng như châu Phi, Nam Á và Mỹ Latinh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng sẽ nguy hiểm hơn nếu xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh tả?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh tả, chẳng hạn như:

  • Điều kiện vệ sinh kém;
  • Sống ở các khu vực trại tị nạn, các nước nghèo và các khu vực bị tàn phá bởi nạn đói, chiến tranh hay thiên tai;
  • Giảm hoặc không có axit dạ dày;
  • Có nhóm máu O;
  • Ăn thức ăn chưa được nấu chín và các loài động vật có vỏ.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tả?

Cách duy nhất để bác sĩ chẩn đoán bệnh là xác định vi khuẩn trong mẫu phân. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhanh nếu bạn đang ở trong vùng dịch tả và có triệu chứng tiêu chảy nặng.

Bạn có thể dùng que kiểm tra vi khuẩn tả để có kết quả nhanh chóng và tiện lợi, giúp các bác sĩ ở vùng sâu vùng xa chẩn đoán sớm bệnh tả. Xác định được bệnh nhanh hơn sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ tử vong dịch tả bắt đầu và giúp cho bộ y tế can thiệp, ngăn chặn dịch kịp thời.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tả?

Bạn cần phải điều trị bệnh tả ngay lập tức vì bệnh có thể gây tử vong trong vòng vài giờ. Một số phương pháp trị bệnh bao gồm:

  • Bù nước: mục tiêu là để thay thế nước và các chất điện giải bằng các loại dịch qua đường uống. Các loại dung dịch này có thể ở dạng bột và sẽ được hòa tan với nước sôi hoặc nước đóng chai rồi uống. Nếu không bù đủ nước, khoảng một nửa số người bị bệnh tả sẽ tử vong. Nếu được điều trị, số người chết giảm xuống dưới 1% ;
  • Dịch truyền tĩnh mạch: trong bệnh tả, hầu hết triệu chứng sẽ giảm nếu được bù nước bằng đường uống, nhưng nếu bệnh nhân mất nước nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho truyền dịch tĩnh mạch ;
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh không cần thiết cho việc điều trị bệnh tả, nhưng một số loại thuốc có thể làm giảm cả số lượng và thời gian tiêu chảy. Một liều doxycycline [Monodox®, Oracea®, Vibramycin®] hoặc azithromycin [Zithromax®, Zmax®] có thể có hiệu quả ;
  • Bổ sung kẽm: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có thể làm giảm và rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ em mắc bệnh tả.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh tả nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn. Thoa xà phòng ít nhất 15 giây trước khi xả nước. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, sử dụng chất khử trùng tay có cồn;
  • Chỉ uống nước đóng chai, nước đun sôi hoặc khử trùng. Bạn nên sử dụng nước đóng chai để đánh răng. Đa số đồ uống đóng chai khá an toàn, nhưng bạn nhớ rửa kỹ bên ngoài trước khi mở chúng;
  • Ăn thực phẩm còn nóng và được nấu chín hoàn toàn, nếu có thể hãy tránh những thực phẩm bán hàng rong. Nếu mua thức ăn từ bên ngoài, hãy quan sát xem thức ăn có nấu chính hoàn toàn không và ăn khi chúng còn nóng;
  • Tránh ăn sushi, cũng như các món có cá sống;
  • Gọt vỏ trái cây, rau quả trước khi ăn, chẳng hạn như chuối, cam và bơ. Tránh xa các món salad và trái cây mà không qua bóc vỏ, chẳng hạn như nho;
  • Cảnh giác với các thực phẩm từ sữa, bao gồm cả kem và sữa chưa tiệt trùng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y kho

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề