Các phương pháp xử lý ô nhiễm đất

Đất là một trong những thành phần của môi trường, được con người sử dụng để phục vụ cho hoạt động nuôi trồng nông nghiệp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng [nhà ở, cửa hàng, đường xá,...]. Bên cạnh đó, đất còn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của các loài động, thực vật khác trên hành tinh. Tuy nhiên, môi trường này đang ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra những hệ lụy khó lường. Trước thực trạng này, chúng ta cần phải có các biện pháp bảo vệ môi trường đất được đề ra.
 


 

Cũng giống như các môi trường khác, nguồn đất bị ô nhiễm sẽ xuất hiện những thành phần lạ, ảnh hưởng tiêu cực đến con người và tất cả các loài sinh vật. Môi trường đất bị ô nhiễm có thể do tác động của một số yếu tố tự nhiên nhưng chỉ chiếm phần nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do các hoạt động của con người. Vậy nên, chúng ta cần phải ý thức những hành động của mình đồng thời chung tay góp sức để ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường đất. Sau đây là một số giải pháp bảo vệ môi trường đất được đề ra trong giai đoạn hiện nay:

1. Hoàn thiện hệ thống Pháp luật

Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống Pháp luật, đặc biệt là chú trọng đến các quy định về mức xử phạt cho những hành vi gây nguy hại đến nguồn đất. Các hình thức xử phạt này phải đủ sức răn đe, ngăn chặn được các hành vi có thể hoặc sẽ làm môi trường đất bị ô nhiễm. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, tài nguyên đất dần trở nên quý giá hơn. Vậy nên, Nhà nước cũng phải liên tục có những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống Pháp luật về bảo vệ môi trường đất sao cho phù hợp với thời cuộc.
 


 

2. Có định hướng và chiến lược bảo vệ môi trường đất

Con người thường khai thác và sử dụng đất để phục vụ cho những mục đích riêng của mình. Nếu các hoạt động này không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến hệ quả khó lường, cụ thể là ô nhiễm môi trường đất, khó khăn trong công tác quản lý. Vậy nên, Nhà nước cần phải đưa ra những định hướng chiến lược cụ thể về: Sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý; Quy hoạch đất xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề, đô thị;....
 


 

3. Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân

Bảo vệ môi trường đất không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là của toàn xã hội. Những thói quen tưởng chừng vô hại như: sử dụng hóa chất để bảo vệ cây trồng, dùng bao bì nilon,...đều có thể làm môi trường đất bị ô nhiễm nếu ai ai cũng thực hiện. Vậy nên, trước hết mỗi bản thân chúng ta cần phải thay đổi những thói quen xấu đồng thời tích cực thực hiện các giải pháp thiết thực để bảo vệ môi trường đất. Tiếp đó, chúng ta cần phải tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đất của mọi người xung quanh bằng những hành động sau: 

- Hạn chế sử dụng túi nilon: Bao bì nilon là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường đất. Vì khó phân hủy nên bao bì nilon có thể tồn tại trong đất đến hàng chục, hàng trăm năm. Chúng gây cản trở cho các hoạt động sống của sinh vật trong lòng đất và sự phát triển của cây trồng.

- Sử dụng phân bón hữu cơ: Để bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, hầu hết người nông dân đều sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng lớn. Tuy nhiên, cây trồng chỉ hấp thụ một phần nhỏ, dư lượng còn lại sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm. Trong khi đó, các loại phân bón hữu cơ hoàn toàn thân thiện với môi trường đồng thời vẫn giúp cây trồng phát triển tốt.

- Xả rác đúng nơi quy định: Rác thải không chỉ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, không khí mà còn ảnh hưởng đến nguồn đất. Nếu không được xử lý đúng cách, nước và các loại khí từ rác thải sẽ làm cho các thành phần của đất bị thay đổi, dẫn đến ô nhiễm.

- Xử lý nước thải tốt: Nước thải từ sinh hoạt hay các nhà máy sản xuất đều cần phải được xử lý theo đúng tiêu chuẩn trước khi xả ra ngoài môi trường để bảo vệ nguồn đất, nước và cả không khí. 

- Tăng độ phì nhiêu của đất: Để đất không trở nên cằn cỗi, bạc màu, chúng ta nên thực hiện các giải pháp như: Luân canh cây trồng; Khử chua cho đất bằng các chất có tính kiềm; Xen canh tăng vụ; Sử dụng phân hữu cơ;....Đất phì nhiêu không chỉ giúp cây trồng sinh trưởng tốt, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn tạo điều kiện cho các sinh vật có lợi trong lòng đất sinh sôi, nảy nở. 

- Trồng cây xanh: Xói mòn đất là một trong những hiện tượng có thể xảy ra do lũ quét, mưa dông. Hiện tượng này gây ra những hậu quả nặng nề và làm cho đất có thể bị ô nhiễm. Để ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất, chúng ta nên tích cực trồng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng.
 


 

Trên đây là một số giải pháp bảo vệ môi trường đất mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết mình cần làm gì để bảo vệ môi trường đất, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

Tham khảo thêm: Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống hiện nay

Đất là một trong những thành phần của môi trường, cung cấp không gian sống lý tưởng cho con người cũng như rất nhiều loài động, thực vật khác. Đặc biệt đối với con người, đất còn là công cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng,....Tuy nhiên hiện nay, nguồn đất đang dần bị ô nhiễm trầm trọng, dẫn đến những hậu quả khó lường. Vì vậy, chúng ta cần phải sớm đề xuất và thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất nhằm giải quyết vấn đề trên.
 


 

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục cộng đồng

Môi trường đất bị ô nhiễm, chủ yếu là do các hoạt động sống của con người, chẳng hạn như: sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, xả rác thải sinh hoạt,....Chính vì vậy, để có thể khắc phục và giúp làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày càng trở nên trầm trọng như hiện nay thì việc làm đầu tiên chính là tuyên truyền và nâng cao ý thức của cộng đồng, cùng chung tay thực hiện các hành động như:

- Thu gom các loại rác thải vứt bừa bãi về nơi xử lý tập trung.

- Phân loại rác thải theo các nhóm để giúp quá trình xử lý được tiến hành hiệu quả.

- Các loại bao bì, chai lọ đựng phân bón, thuốc trừ sâu trên đồng ruộng cần được thu gom triệt để.

Những hành động trên cần phải được chính quyền địa phương cùng các cơ quan, ban ngành đoàn thể phối hợp với toàn dân để thực hiện mới mang lại hiệu quả cao.
 


 

2. Đưa ra các giải pháp kinh tế đi kèm khắc phục ô nhiễm nguồn đất

Để nền kinh tế luôn có những bước chuyển mình tích cực mà không làm ảnh hưởng đến môi trường, Nhà nước cùng toàn dân phải cùng nhau đề xuất và thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế song hành với việc khắc phục, bảo vệ nguồn đất. Cụ thể:

1. Đối với nông nghiệp

- Làm sạch hóa đồng ruộng bằng cách dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua.

- Sử dụng các loại cây trồng với kiểu gen mới, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Từ đó sẽ hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật - một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.

- Thực hiện các giải pháp trồng luân canh, xen canh cây ngắn ngày với cây lâu năm để duy trì độ phì nhiêu của đất đồng thời tăng tính đa dạng của cây trồng, mang lại giá trị kinh tế cao.

- Áp dụng mô hình nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp; Tu sửa hệ thống tưới tiêu; Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi;....để giúp ngăn chặn xói mòn đất.

- Trồng một số loại cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại cho đất như: urani, asen, kẽm, chì, dầu,....Những cây trồng đó có thể kể đến: hoa hướng dương, cây dương sỉ, cỏ ba lá,....
 


 

2. Đối với công nghiệp

- Các nhà máy hóa chất và khu công nghiệp cần thực hiện những giải pháp xử lý tại chỗ bằng cách dùng dòng không khí mạnh để làm bay hơi các chất nguy hại trong đất. Sau đó dùng than hoạt tính để hấp thụ các chất nguy hại, tránh làm môi trường không khí bị ô nhiễm.

- Các nhà máy chưa có hệ thống thu gom, phân loại và xử lý chất thải, cần phải thực hiện đầu tư, xây dựng theo đúng tiêu chuẩn để hạn chế việc thải ra các chất độc hại làm cho nguồn đất cũng như các môi trường khác bị ô nhiễm.

- Ngoài ra, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ,...phải xây dựng hệ thống khép kín, hạn chế hoặc tuyệt đối việc sản xuất các chất độc hại. Từ đó, loại bỏ được nguồn gây ô nhiễm đất.
 


 

3. Nhà nước tích cực hoàn thiện hệ thống Pháp luật bảo vệ môi trường

Tại điều 184, Bộ luật hình sự của nước ta đã có những quy định rất rõ ràng và cụ thể về hình thức xử phạt cho tội gây ô nhiễm đất. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn cần tích cực hoàn thiện hệ thống Pháp luật về bảo vệ môi trường sao cho phù hợp với thời cuộc. Các hình thức xử phạt phải đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm. Ngoài ra, Chính phủ còn cần phải có những biện pháp để bảo vệ, gia tăng diện tích rừng hiện có, giúp hạn chế tình trạng xói mòn đất.
 


 

Trên đây là những giải pháp khắc phục ô nhiễm đất mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết cách để khắc phục tình trạng đất đang bị ô nhiễm trầm trọng như hiện nay là gì, từ đó chung tay thực hiện những việc làm có thể để giúp bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Tham khảo thêm: Những giải pháp bảo vệ môi trường đất hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề