Các ngành Đại học Ngoại thương 2022

Theo thông báo của Đại học Ngoại thương ngày 26/7, điểm sàn xét tuyển 2022 dành cho phương thức 3 và 4 của trường.

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển [điểm sàn] dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 phương thức xét tuyển 4 như sau:

Điểm sàn Đại học Ngoại thương 2022 xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: CMH

Mức điểm nhận hồ sơ ở trên đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.

Đối với ngành Ngôn ngữ [các chuyên ngành Tiếng Anh thương mại, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Nhật thương mại, Tiếng Trung thương mại] mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là tổng điểm của tổ hợp ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và điểm ưu tiên nếu có [trong đó môn ngoại ngữ nhân hệ số 1]. Điểm xét tuyển tính theo thang điểm đã được công bố tại đề án và thông báo tuyển sinh năm 2022 của nhà trường.

Thi sinh đủ điều kiện mức điểm nhận hồ sơ ở trên đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Cổng thông tin xét tuyển của Bộ GDĐT tại địa chỉ //thisinh.thithptquocgia.edu.vn từ ngày 22/7/2022 đến 17h ngày 20/8/2022 để được xét trúng tuyển theo quy định của Bộ GDĐT.

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển [điểm sàn] phương thức kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 - phương thức xét tuyển 3:

Mức điểm nhận hồ sơ: Thí sinh tham gia xét tuyển phương thức 3 – xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, ngoài các điều kiện đã công bố tại Đề án tuyển sinh, cần đáp ứng điều kiện về điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chứng chỉ ngoại ngữ như phía dưới.

Về điều kiện điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Ngưỡng điểm nhận hồ sơ ở trong bảng không bao gồm điểm ưu tiên khu vực, đối tượng và các ưu tiên khác.

Về điều kiện chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế:

Theo Đại học Ngoại thương, thời gian đăng ký trực tuyến trên hệ thống riêng của trường tại website //tuyensinh.ftu.edu.vn là từ 27/7/2022 đến 17h ngày 7/8/2022.

Thời gian đăng ký xét tuyển trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ GDĐT: Từ ngày 22/7/2022 đến 17h ngày 20/8/2022.

Thời gian công bố kết quả trúng tuyển chính thức theo quy định của Bộ GDĐT [dự kiến 17/9/2022].

Trước khi thông báo điểm sàn, Đại học Ngoại thương đã công bố điểm chuẩn năm 2022 với 3 phương thức xét tuyển 1, 2 và 5 như sau:

Trong đó, phương thức 1 là phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi HSG quốc gia [hoặc tham gia cuộc thi KHKT quốc gia, thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường], đạt giải [nhất, nhì, ba] HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên [theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT] - xét tuyển căn cứ trên các điều kiện xét tuyển, nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của Nhà trường.

Phương thức 2 là phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên - xét tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu của từng chương trình và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định cụ thể của nhà trường.

Phương thức 5 là phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2022: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL của 2 Đại học Quốc gia và theo quy định cụ thể của nhà trường.

Năm 2022, Trường Đại học Ngoại thương công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 với tổng 4.050 chỉ tiêu, trong đó cơ sở Hà Nội là 2.950 chỉ tiêu với 6 phương thức.

Trường Đại học Ngoại thương công bố điểm sàn năm 2022. [Nguồn: VNE]

Mới đây, Đại học Ngoại thương đã công bố điểm sàn trúng tuyển của tất cả các ngành/nhóm ngành đào tạo theo 2 phương thức tuyển sinh 3 và 4.

Theo đó, Trường Đại học Ngoại thương công bố ngưỡng điểm sàn xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 với phương thức 3 [Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022] và phương thức 4 [Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT 2022].

Đối với phương thức 3, trường Đại học Ngoại thương yêu cầu thí sinh có tổng điểm bài thi 2 bài thi Toán và 1 trong các môn Lí, Hóa, Văn phải đạt ngưỡng điểm sàn xét tuyển. Thí sinh được yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6,5 trở lên, TOEFL iBT từ 79 điểm trở lên, chứng chỉ Cambridge từ 176 điểm trở lên hoặc giải ba quốc gia môn tiếng Anh trở lên.

Năm 2022, Chương trình tiên tiến Kinh tế Đối ngoại của Đại học Ngoại thương có ngưỡng điểm sàn cao nhất để nhận hồ sơ xét tuyển là 17 điểm. Các chương trình Chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại có điểm sàn phương thức 3 thấp nhất là 16 điểm và bắt buộc yêu cầu kết quả 2 bài thi là Toán và Văn.

Cụ thể như sau:

Đối với phương thức 4, mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của Đại học Ngoại thương được công bố với 8 khối thi cho 3 cơ sở.

Tại trụ sở chính Hà Nội, Đại học Ngoại thương công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07 thấp nhất là 23,50 điểm.

Tại cơ sở II TP. Hồ Chí Minh nhận hồ sơ xét tuyển năm tổ hợp: A00, A01, D01, D06, D07, thí sinh cũng phải đạt tối thiểu 23,50 điểm mới đủ điều kiện xét tuyển. Riêng bốn tổ hợp: A00, A01, D01, D07 tại cơ sở Quảng Ninh, thí sinh cần đạt tối thiểu 20 điểm để đủ điều kiện xét tuyển.

Năm 2022, trường Đại học Ngoại thương giữ ổn định 6 phương thức tuyển sinh. Năm ngoái, điểm chuẩn cao nhất của Đại học Ngoại thương là ngành Kinh tế Đối ngoại với 28,8 điểm.

Trước đó, ngày 21/7, trường Đại học Ngoại thương công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm của ba phương thức, gồm xét học bạ [chỉ áp dụng với ba nhóm thí sinh: tham gia kỳ thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật quốc gia; đạt giải ba trở lên kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố; là học sinh trường chuyên]; xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với học bạ hoặc SAT, ACT; xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực.

Các ngành tại trụ sở chính Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất, đều từ 24 trở lên, trong đó phổ biến mức 26-28. Bảy chương trình [Hà Nội 5, TP. Hồ Chí Minh 2] lấy điểm chuẩn 30-30,5; đều áp dụng với thí sinh xét học bạ và có điểm thưởng giải học sinh giỏi. Ngưỡng trúng tuyển thấp nhất là 24 điểm, rải rác tại một số chương trình như Tiếng Nhật thương mại [trụ sở Hà Nội], Kinh doanh quốc tế, Kế toán - Kiểm toán [cơ sở Quảng Ninh].

Năm 2022, bên cạnh các chương trình đào tạo đã tuyển sinh năm ngoái, Trường ĐH Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số.

Cụ thể, nhóm ngành Marketing số chính thức được Trường ĐH Ngoại thương bổ sung vào chương trình giảng dạy. Cụ thể, ở trụ sở chính Hà Nội tuyển sinh Chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế Marketing số; Cơ sở II - TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh Chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế Truyền thông Marketing tích hợp, thuộc ngành Marketing.

Ngoài ra, nhóm ngành Kinh doanh quốc tế tại Trụ sở chính Hà Nội cũng tổ chức tuyển sinh Chương trình Chất lượng cao Kinh doanh số vào năm nay.

Cụ thể, năm 2022, Trường ĐH Ngoại Thương tổ chức tuyển sinh với các chương trình đào tạo chính quy dưới đây:

 

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Trường ĐH Ngoại thương năm 2022 là 4.050 chỉ tiêu cho cả Trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc.

Thanh Hùng

Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố điểm trúng tuyển vào các ngành/ chuyên ngành đào tạo của trường theo phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, ngành Kinh tế đối ngoại cơ sở Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất với 28,8 điểm.

Chiều tối 14/9, Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2021 vào các nhóm ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Đỗ vào Trường ĐH Ngoại thương với số điểm 29, Mai Tiến Thành từng bị áp lực bởi nhãn dán “sinh viên Ngoại thương ra trường phải được mức lương nghìn đô”.

Video liên quan

Chủ Đề