Các ngân hàng châu Âu tại Việt Nam

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu [ECB] Christine Lagarde - Ảnh: REUTERS

“Họ sẽ có một cuộc họp để thảo luận về tình hình thị trường hiện nay”, người phát ngôn của ECB nói với Đài CNBC.

Nhiều chính phủ đang phải đối mặt với chi phí vay tăng mạnh trong những ngày gần đây.

Khoảng cách giữa lợi suất trái phiếu Ý và Đức - một thước đo tâm lý sợ hãi trong thị trường của châu Âu - đã tăng mạnh trong ngày 15-6, mức cao nhất kể từ đầu năm 2020.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Ý kỳ hạn 10 năm đã vượt ngưỡng 4% hồi đầu tuần này.

Biến động trong thị trường trái phiếu phản ánh sự lo lắng của giới đầu tư, xuất phát từ suy đoán ECB sẽ siết chặt chính sách tiền tệ hơn kỳ vọng.

Hồi tuần trước, ECB đã thất bại trong việc đề ra các biện pháp khả thi nhằm hỗ trợ các nước đang ngập trong nợ nần của khu vực đồng tiền chung euro [Eurozone]. Điều này càng làm cộng đồng đầu tư thêm lo ngại.

Dù vậy, sau thông tin về cuộc họp ngày 15-6, lợi suất trái phiếu đã giảm xuống và đồng euro đã mạnh hơn so với đồng USD. Giá giao dịch euro tăng 0,7% lên mức 1,04 USD đổi 1 euro trước khi thị trường châu Âu mở cửa.

Phản ứng của thị trường cho thấy giới đầu tư trông đợi ECB sẽ cung cấp thêm thông tin về các biện pháp nhằm hỗ trợ các nước mắc nợ.

Ngày 9-6, ECB khẳng định sẽ thực hiện các đợt tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách vào tháng tới nhằm đối phó với tình hình lạm phát đang tăng cao.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết Ngân hàng dự kiến mức tăng lãi suất sẽ là 0,25% vào tháng 7 tới đây.

Rủi ro Eurozone tan vỡ

ECB đang chậm hơn so với các ngân hàng trung ương của Anh và Mỹ trong cuộc chiến chống lạm phát. Song nhiệm vụ của châu Âu được đánh giá là khó khăn hơn, do Eurozone chịu tác động kinh tế trực tiếp từ xung đột tại Ukraine.

Theo Reuters, một số nhà đầu tư kỳ vọng ECB sẽ giải quyết vấn đề về sự bất cân xứng trong chính Eurozone

Sự bất cân xứng này là một rủi ro lớn đối với Eurozone. Dù 19 thành viên của khối này có năng lực tài chính khác biệt, họ vẫn dùng chung một đồng tiền. Điều đó đồng nghĩa rằng bất ổn của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến những nước còn lại.

Theo báo Sydney Morning Herald, chính khác biệt trên đã suýt khiến Eurozone tan rã sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Vào giai đoạn 2010-2011, Hy Lạp đã rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng, gần như phải ra khỏi khối này. Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF], ECB, các nền kinh tế thành viên Eurozone và nhiều nhà đầu tư đã phải tham gia vào nỗ lực cứu trợ Hy Lạp.

Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thời điểm đó cũng đứng trên bờ vực phải rời khỏi Eurozone vì nợ công cao, kinh tế yếu kém và hệ thống ngân hàng tê liệt.

Gần nhất vào năm 2018, Ý - nền kinh tế lớn thứ 3 Liên minh châu Âu [EU] cũng đe dọa sẽ rời khối này. Nếu Ý thật sự rời đi, đó sẽ là cú giáng nghiêm trọng vào sự gắn kết của Eurozone và tương lai của khối.

Nguy cơ Hy Lạp và Ý rời khỏi khối lại một lần nữa quay lại sau khi ECB thay đổi chính sách tiền tệ của mình.

Dịch bệnh cải thiện, EU muốn cắt giảm vắc xin đặt mua từ Pfizer

NGUYÊN HẠNH

Ảnh minh họa. [Nguồn: AFP]

Tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy đầu tư có trách nhiệm ShareAction ngày 14/2 công bố báo cáo cho thấy các ngân hàng châu Âu đang cung cấp hàng tỷ USD vốn cho việc mở rộng hoạt động sản xuất dầu và khí tự nhiên, dù Cơ quan Năng lượng Quốc tế [IEA] đã cảnh báo tránh việc xây dựng các cơ sở dầu khí mới nhằm làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu.

Theo báo cáo nói trên, trong suốt năm 2021, 25 trong số các ngân hàng hàng đầu của khu vực này đã cung cấp tổng cộng 55 tỷ USD cho các công ty năng lượng đang có kế hoạch mở rộng sản xuất dầu và khí tự nhiên.

Dù con số này đã giảm so với mức 106 tỷ USD được cho vay với mục đích tương tự trong năm 2019, nhưng vẫn cao hơn các mức 49 tỷ USD và 50 tỷ USD được ghi nhận lần lượt trong các năm 2018 và 2017.

Trước đó, hồi tháng Năm, một báo cáo của IEA cho rằng không nên đầu tư các dự án dầu và khí tự nhiên mới để có 50% khả năng giới hạn mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

[Giá xăng tại Panama tăng lên mức cao nhất trong gần một thập kỷ]

Việc cho vay vốn nói trên vẫn diễn ra dù chính 24 trong số các ngân hàng đó đã cam kết phi carbon hóa danh mục cho vay của mình. Báo cáo còn cho biết HSBC, Barclays và BNP Paribas nằm trong số các nhà cung cấp tài chính lớn nhất trong số các ngân hàng nói trên trong năm 2021.

ShareAction cho biết đang kêu gọi các nhà đầu tư yêu cầu các ngân hàng trên thi hành các chính sách hạn chế cấp vốn cho việc mở rộng sản xuất dầu khí và ủng hộ các quyết tâm liên quan đến khí hậu của các cổ đông trong mùa họp đại hội cổ đông thường niên sắp tới.

Một người phát ngôn của HSBC cho biết ngân hàng này đang làm việc với khách hàng về việc chuyển đổi năng lượng và vào ngày 22/2 sẽ công bố các mục tiêu dự trên cơ sở khoa học để định hướng hoạt động cho vay trong lĩnh vực dầu khí theo hướng phù hợp với các mục tiêu đó, cũng như lộ trình đã đặt ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, phát ngôn viên của Barclays cho biết ngân hàng này cũng đang hướng đến việc đưa hoạt động cho vay phù hợp với Hiệp định Paris, và đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 các khách hàng được tài trợ trong lĩnh vực năng lượng giảm 15% lượng khí thải ./.

Khánh Ly [TTXVN/Vietnam+]

1. Khái niệm

Ngân hàng Trung Ương Châu Âu [ECB] là ngân hàng được thành lập để giám sát chính sách tiền tệ tại các quốc gia thuộc Cộng đồng Châu Âu chấp nhận đồng tiền chung Châu Âu: Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Ngân hàng Trung ương Châu Âu điều phối chính sách với các ngân hàng trung ương của 11 quốc gia tham gia trong khu vực đồng Euro. Tổng thể ECB và các ngân hàng trung ương của các quốc gia Châu Âu tạo thành Hệ thống Ngân hàng Trung ương Châu Âu [ESCB]. Bản thân ECB được điều hành bởi ủy ban Thống đốc, mà những thành viên đến từ ban quản trị và các thống đốc ngân hàng của các ngân hàng trung ương quốc gia. Ban điều hành của ECB gồm chủ tịch ngân hàng, phó chủ tịch và bốn thành viên được bổ nhiệm, phục vụ trong nhiệm kỳ lên đến tám năm.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht về Liên minh Châu Âu, được phê chuẩn vào năm 1993, thiết lập Liên minh Tiền tệ Châu Âu [EMU] và đồng Euro, đồng tiền chung của các quốc gia Châu Âu. Nhiệm vụ của ESCB là xác định và thực thi chính sách tiền tệ của Cộng đồng Châu Âu, tiến hành các hoạt động ngoại hối để đạt sự ổn định về giá, nắm giữ và điều hành dự trữ ngoại hối của các quốc gia thành viên, và tăng cường sự ổn định trong hệ thống tài chính chung.

ESCB được điều hành bởi các cơ quan ra quyết định của ECB: 1] Ban giám đốc; 2] ủy ban Thống đốc mà thành viên là những Thống đốc các ngân hàng trung ương quốc gia, của các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu tham gia vào đồng Euro và Ban Giám đốc của ECB; 3] Đại Hội đồng gồm chủ tịch và phó chủ tịch ECB, và những Thống đốc của tất cả các ngân hàng trung ương quốc gia.

ECB, hoạt động phối hợp với các ngân hàng trung ương quốc gia, vận hành hệ thống chuyển giao các quỹ TARGET [Chuyển Thanh toán Nhanh Tự động xuyên Châu Âu] cho các khoản thanh toán bằng Euro với giá trị lớn. Hệ thống thanh toán xuyên biên giới TARGET tương tự thanh toán vô tuyến liên bang của Cục dự trữ liên bang [FEDWIRE] và cung ứng chuyển tiền tức thì.

2. Những nhiệm vụ chính của ECB.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu hoạt động theo mô hình của ngân hàng trung ương Bundesbank [Đức] và Landesbank [Đức]. Ban điều hành ngân hàng gồm 6 người hoạch định các chiến lược cho chính sách của ngân hàng. Họ được chỉ định bằng quyết định đồng thuận của các thành viên khu vực đồng Euro. Như một mặc định không thành văn, bốn thành viên của ban điều hành phải là các đại điện của ngân hàng trung ương Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.

Hệ thống các ngân hàng trung ương Châu Âu [ESCB] bao gồm ECB và các ngân hàng trung ương của 27 thành viên Liên minh Châu Âu. Bởi lý do này mà cơ quan quản lý tiền tệ của khu vực đồng Euro được gọi là Eurosystem, nó bao gồm ECB và các thống đốc của các ngân hàng quốc gia khu vực đồng Euro.

Mục tiêu chính của Ngân hàng Trung ương châu Âu là duy trì sự ổn định về giá bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế và tạo việc làm. Sự ổn định về giá là sự kiểm soát lạm phát, Chỉ số hài hòa của giá tiêu dùng [HICP] và tỷ giá hối đoái củaEUR.

- Ổnđịnh giá

Để duy trì sự ổn định về giá, Ngân hàng Trung ương châu Âu ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn cho khu vực đồng euro.Ngân hàng Trung ương châu Âu có lãi suất mục tiêu [giống như hầu hết các ngân hàng trung ương] dưới đây, hoặc gần bằng, 2%.Mặc dù họ chủ yếu nhắm mục tiêu lạm phát,GDPvà dữ liệu thất nghiệp có ảnh hưởng lớn đến các quyết định mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra.

Nếu lạm phát vượt quá 2%, Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể báo hiệu sự gia tănglãi suấtcho công chúng để thắt chặt sự mở rộng kinh tế của khu vực đồng euro và giảm lạm phát.Nếu số lượng thất nghiệp đang gia tăng và nền kinh tế đang chậm lại, ngân hàng có thể phải đưa ra quyết định giảm lãi suất, để kích thích nền kinh tế và tăng trưởng việc làm.Một thời kỳ lạm phát gia tăng và thất nghiệp gia tăng sẽ đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc thắt chặt nền kinh tế để cai trị lạm phát hoặc kích thích nền kinh tế tạo ra việc làm.

- Ổn định tài chính.

Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đóng một vai trò lớn trong việc giữ cho hệ thống tài chính của khu vực đồng euro ổn định.Trong thời kỳ khủng hoảng, họ có thể làm điều này bằng cách thêm thanh khoản vào hệ thống, bằng cách mua trái phiếu trên thị trường mở hoặc giảm lãi suất xuống mức cực thấp để giúp các chủ nợ đau khổ trả lại nghĩa vụ của mình.

Nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu không thêm thanh khoản trong thời kỳ khủng hoảng, toàn bộ hệ thống tài chính có thể sụp đổ.

2. Vai trò của ECB.

Vai tò cụ thể của ECB với các hệ thống thanh toán và quyết toán chứng khoán.

ECB đảm nhận vai trò duy trì sự ổn định của tiền tệ, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng, hoạchđịnh chiến lược chủ trương chính sách cho các Ngân hàng Trung ương của các quốc gia thành viên thực hiện đề cao tính liên ngân hàng trong Liên minh Châu Âu.

Có thể thấy rõ được vai trò của ECB thể hiện rõ trong cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng Euro năm 2008- 2009. ECB mua lại nợ của các quốc gia trên thị trường vô thời hạn nhằm gánh nặng nợ xấu của các quốc gia khu vực đồng Euro. Khi cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp lên đến đỉnh điểm vào năm 2010 dưới sư chỉ đạo của cựu Tổng Thống Jean- Claude Trichchet khởi xướng chượng trình thị trường chứng khoán thông qua đó nó bắt đầu mua trái phiếu chính phủ Hy Lạp trên thị trường thứ cấp. Khi cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng Euro ảnh hưởng tới quốc gia khác ECB mở rộng SMP đến Irerand, Tây Ban Nha, Y, Bồ Đào Nha, thực hiện chương trình không liên tục vào năm 2012.

ECB nhận thức rằng hoạt động trôi chảy của các hệ thống thanh toán và quyết toán là rất quan trọng đối với lợi ích chung của xã hội nó tạo ra sự cạnh tranh hiệu quả và thông tin minh bạch. ECB thường đản nhiệm vai trò duy trì sự ổn định của tiền tệ đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng, hoạch định chiến lược, chủ trương chính sách cho các ngân hàng Trung ương của các Quốc gia thành viên thực hiện, đề cao tính liên ngân hàng trong Liên minh Châu Âu. Ngayd nay chính sách tiền tệ được thông qua lãi suất được xác định bởi tỷ lệ lãi suất trong ngày và xu hướng tương lai của lãi suất, các hệ thống thanh toán tác động đến nhu cầu khách hàng ngày về vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại, do vậy đã ảnh hưởng tới lãi suất thị trường. Nhiều thay đổi về chính sách tiền tệ cũng diễn ra liên quan tới những thay đổi trong các hệ thống thanh toán là điều kiện quan trọng đối với hoạt động của thị trường tiền tệ có bảo đảm và không có bảo đảm, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ. vì vậy các hệ thống thanh toán và quyết toán được coi như cơ sở hạ tầng đáng tin cậy để ổn định tài chính và thực hiện chính sách tiền tệ của khu vực.

3. Tác động lãi suất lên đồng Euro.

Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể tác động đến giá trị của đồng Euro thông qua những thay đổi trong kỳ vọng lãi suất. Nghĩa là tiền tệ có xu hướng tăng giá khi kỳ vọnglãi suất tăng, không chỉ từ việc tăng lãi suất .

Ví dụ, nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu giữ lãi suất không thay đổi nhưng đưa ra hướng dẫn chuyển tiếp [nói với thị trường] rằng họ kỳ vọng tăng lãi suất nhiều hơn trong tương lai, giá trị của đồng Euro có xu hướngtăng giá.

Một chương trìnhnới lỏng định lượng [QE]có tác động tương tự như lãi suất đối với đồng Euro. Nới lỏng định lượng là việc muachứng khoántrên thị trường mở của Ngân hàng Trung ương nhằm kích thích nền kinh tế và thêm thanh khoản cho hệ thống tài chính. Trong lịch sử, nó chỉ được thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Nới lỏng định lượng tăng làm giảm giá trị của đồng Euro vì nó làm tăng lượng tiền cung cấp.

4. Tác động lãi suất lên nền kinh tế.

Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất khi đang cố gắng kích thích nền kinh tế [GDP] và tăng lãi suất khi đang cố gắng kiềm chế lạm phát do một nền kinh tế hoạt động trên mức tiềm năng [quá nóng].

Lãi suất thấp hơn kích thích một nền kinh tế theo một số cách:

  1. Doanh nghiệp có thể vay tiền và đầu tư vào các dự án sẽ nhận được nhiều hơn tỷ lệ vay rủi ro.
  2. Khi lãi suất thấp hơn, thị trường chứng khoán được chiết khấu ở mức thấp hơn, dẫn đến sự tăng giá trị của thị trường chứng khoán gây ra hiệu ứng của cải.
  3. Mọi người đầu tư tiền của họ vào nền kinh tế [cổ phiếu và các tài sản khác] bởi vì họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn trong các tài sản này so với lãi suất thấp hiện tại.

5. Các nước thành viên.

Ngân hàng Trung ương châu Âu là nền tảng cho giá trị của đồng Euro.Đồng Euro có xu hướng tăng giá hoặc giảm giá tùy thuộc vàonhững thay đổitrongkỳ vọnglãi suất, không chỉ dựa trên những thay đổi thực tế.Nới lỏng định lượng có tác động tương tự như thay đổi lãi suất.Những thay đổi trong kỳ vọng về nới lỏng định lượng sẽ có ảnh hưởng đến đồng Euro.Lạm phát tăng không có nghĩa là Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tăng lãi suất, nó phụ thuộc vào sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát.ECB sẽ tăng lãi suất nếu lạm phát gần, tại hoặc trên mục tiêu – nhiệm vụ chính của ECB là duy trì sự ổn định giá [lạm phát].

Từ khi mới thành lập Đức, Pháp là hai thành viên lớn nhất của ECB. Ban điều hành của ECB Vương quốc Anh đòi hỏi một chỗ ngồi măc dù không tham gia Độc tệ, dưới áp lực của Pháp ba chỗ ngồi đã được giao cho các thành viên lớn nhất Đức, Pháp và Y.

Tây Ban Nha cũng yêu cầu và thu được chỗ ngồi. Dù vậy một hệ thống bổ nhiệm hội đồng quản trị vẫn khẳng định sự độc lập của mình khi ECB đã được tạo ra các chủ sở hữu và các cổ đông của ngân hàng Trung ương Châu Âu là ngân hàng Trung ương của28 nướcthành viên EU.

Video liên quan

Chủ Đề