Buốt cửa mình khi mang thai tháng thứ 7

Nếu bạn thấy cơn đau ở vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối [khoảng tuần thứ 37] có cảm giác đau châm chích, đau tức của mình thì đó có thể là do thời điểm chuyển dạ đang đến gần. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng nếu thời gian đau không kéo dài và cơn đau chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng bà bầu bị đau vùng kín đi kèm với chảy máu, bạn nên đến bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đau âm ỉ

Tình trạng đau nhức vùng kín âm ỉ có thể xảy ra ở cả phụ nữ có thai và không mang thai. Tình trạng này xảy ra là do viêm nhiễm trong ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung. Nếu cơn đau đi kèm với các cơn co thắt hoặc đang dần tăng cường độ, bạn nên đến bác sĩ.

Đau như cắt

Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau cắt xuất hiện là do tử cung đang phát triển. Ngoài ra, buốt cửa mình khi mang thai cũng có thể là một triệu chứng của viêm bàng quang. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn ở giai đoạn sau của thai kỳ, bạn có khả năng mắc phải tình trạng nhau bong non.

Hãy nói với bác sĩ bất kể loại đau nhức vùng kín của bạn có như thế nào. Họ sẽ tiến hành kiểm tra và tư vấn để loại trừ những nguy cơ có hại cho mẹ lẫn con.

Ảnh hưởng của đau nhức vùng kín đến phụ nữ mang thai

Cơn đau ở vùng âm đạo sẽ tác động đến khớp, xương và cơ bắp. Mặt khác, các hành động như đi bộ, lái xe trên những con đường không bằng phẳng và leo cầu thang cũng có thể làm nặng thêm cơn đau.

Mẹ bầu sẽ cảm thấy áp lực lên âm đạo tăng dần khi ngày chuyển dạ đến gần. Cơn đau và áp lực cũng trở nên trầm trọng hơn khi em bé tiến vào vùng xương chậu. Tuy nhiên, các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể hỗ trợ bạn giảm bớt cảm giác khó chịu.

Có thể bạn quan tâm: Đau xương chậu khi mang thai có sao không?

Mẹo giảm bớt đau nhức vùng kín tại nhà dành cho bà bầu

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng đau vùng kín khi mang thai sẽ giảm bớt chỉ bằng số biện pháp đơn giản, chẳng hạn như:

  • Thực hành một số bài tập kegel
  • Kê cao chân trong lúc ngồi sẽ giúp giải tỏa cơn đau phần nào
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc xả nước bằng vòi sen lên vùng lưng
  • Sử dụng đai đỡ bụng bầu được thiết kế để hỗ trợ bụng, lưng dưới, xương chậu và hông
  • Nằm nghiêng người về bên trái để cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực lên vùng âm đạo.

Ngoài ra, tránh các chuyển động giật và xoắn đột ngột ở thắt lưng. Phụ nữ mang thai không được tự dùng thuốc giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng đau nhức cửa mình khi mang thai chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ, bạn có thể đề cập đến vấn đề này ở những lần khám thai tiếp theo để bác sĩ đưa ra phương hướng giải quyết. Nếu cơn đau trở nên dữ dội và kèm theo sốt, nhức đầu, chóng mặt, chảy máu, tiểu buốt, sưng mặt, tay và chân… mẹ bầu nên đến phòng khám ngay nhằm điều trị kịp thời giúp tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Khác biệt giữa đau nhức và áp lực lên vùng kín

Thông thường, mẹ bầu có xu hướng nhầm lẫn cơn đau với cảm giác áp lực lên vùng kín. Cơn đau đủ mạnh sẽ khiến bạn gặp khó khăn mỗi lần di chuyển. Trong khi đó, áp lực ở vùng âm đạo khá giống với cơn đau bụng kinh và cũng sẽ lan đến phần lưng dưới.

Trong hầu hết các trường hợp, đau nhức vùng kín không dẫn đến tình trạng khẩn cấp nào khi mang thai. Nếu tình trạng đau chỉ diễn ra với mức độ nhẹ hoặc vừa, hãy thử làm theo các biện pháp giảm đau được gợi ý bên trên nhằm giảm bớt cảm giác khó chịu. Nhưng nếu cơn đau bắt đầu dữ dội và xuất hiện thường xuyên hơn, mẹ bầu không nên xem thường mà hãy đi khám ngay để hạn chế tình trạng xấu có thể xảy ra.

Vùng kín của chị em phụ nữ bị đau nhức không phải là tình trạng hiếm gặp, song trong thai kỳ có nhiều nguyên nhân mà hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn. Điều này khiến mẹ bầu lo lắng không biết thai nhi có bị ảnh hưởng gì không. Vậy chứng đau nhức vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu và cần làm gì để cải thiện?

1. Các dạng đau nhức vùng kín khi mang thai

Mặc dù đa phần trường hợp mẹ bầu bị đau nhức vùng kín không phải là vấn đề nghiêm trọng song vẫn nên chú ý quan sát triệu chứng cơn đau để xác định mức độ nguy hiểm và giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán hơn.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau nhức vùng kín

Có các dạng đau nhức vùng kín thường gặp sau:

1.1. Đau châm chích

Cảm giác đau vùng kín châm chích rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là giai đoạn khoảng tuần thai thứ 5 đến thứ 8. Nguyên nhân là do giai đoạn này, cơ tử cung đang kéo dãn nhiều nhất để tạo không gian cho thai phát triển và sự hình thành khí hơi cũng nhiều hơn.

Nếu cơn đau châm chích ở vùng kín xuất hiện ở tầm tuần thai thứ 37 trở đi thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo thời điểm chuyển dạ đang tới gần. Cơn đau này thường không kéo dài và không nghiêm trọng, nó giúp mẹ chuẩn bị tốt hơn cho thời điểm quan trọng đón bé chào đời.

Tuy nhiên, nếu cơn đau với mức độ nghiêm trọng, đi kèm với chảy máu vùng kín thì bạn nên sớm đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh dấu hiệu sảy thai hoặc động thai.

Đau vùng kín âm ỉ thường là dấu hiệu viêm nhiễm

1.2. Đau vùng kín âm ỉ

Cơn đau vùng kín âm ỉ thường do viêm nhiễm cổ tử cung hoặc 2 phần phụ, vì thế cả phụ nữ không mang thai lẫn thai phụ đều có thể gặp phải. Khi điều trị các bệnh viêm nhiễm này, triệu chứng đau sẽ giảm bớt. Tuy nhiên nếu đau vùng kín nặng dần, đi kèm với các cơn co thắt thì nên sớm đi khám và điều trị.

1.3. Đau vùng kín dữ dội

Cần đặc biệt cẩn thận nếu thai phụ bị đau vùng kín dữ dội, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhau bong non. Lúc này, việc chẩn đoán và can thiệp sớm rất quan trọng để ngừa biến chứng nguy hiểm. Với phụ nữ không mang thai, cơn đau này có thể do tử cung đang phát triển hoặc triệu chứng của bệnh viêm bàng quang.

Dù ở bất cứ dạng đau nhức vùng kín nào, mẹ bầu cũng nên đặc biệt lưu ý, theo dõi và đi khám bác sĩ nếu cảm thấy bất thường.

2. Đau nhức vùng kín khi mang thai do nguyên nhân gì?

Thông thường khi vừa mang thai, mẹ bầu dễ bị đau xương chậu hoặc đau vùng kín, đó là do cơ thể chưa kịp thích nghi với những thay đổi khi mang thai. Tình trạng này sẽ sớm biến mất và thường không gây vấn đề nghiêm trọng nào cho sức khỏe của mẹ và bé.

Mẹ bầu cần chú ý theo dõi nếu bị đau vùng kín

Những nguyên nhân sau cũng thường gây triệu chứng đau nhức vùng kín cho mẹ bầu:

2.1. Tăng lưu lượng máu

Lưu lượng máu chảy về phía tử cung trong suốt thai kỳ đều tăng hơn bình thường để đảm bảo cho việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai phát triển. TÌnh trạng này cũng vô tình làm tăng áp lực và gây đau nhức cho vùng âm đạo. Đặc biệt, cảm giác đau xuất hiện nhiều hơn lúc mẹ bầu đi vệ sinh hoặc chạm vào vùng âm đạo.

2.2. Sự phát triển của thai nhi

Theo thời gian với sự nuôi dưỡng từ máu mẹ, thai nhi sẽ phát triển nhanh về kích thước và cân nặng. Tử cung cũng giãn ra để thích nghi với sự thay đổi này, sức nặng của thai nhi còn gây áp lực không nhỏ cho vùng xương chậu, cơ bắp, làm căng dây chằng. Hậu quả là tình trạng đau nhức vùng kín, cảm giác đè nặng khó chịu.

Thông thường, đau vùng kín do thai nhi đè ép xảy ra ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba - hai thời kỳ thai có kích thước lớn và có xu hướng di chuyển thấp xuống cổ tử cung để chuẩn bị sinh.

2.3. Cổ tử cung giãn nở

Ở những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi dần chuẩn bị cho thời điểm sinh con quan trọng, trong đó cổ tử cung cũng dẫn giãn ra khi thai nhi di chuyển dịch xuống. Đặc biệt, cổ tử cung giãn nhiều nhất vào khoảng 2 - 3 tuần trước chuyển dạ.

Cổ tử cung giãn nở thường gây đau nhức vùng kín

Tình trạng này khiến mẹ bầu thường bị đau nhức vùng kín, đi kèm với chảy máu nhẹ. Cần cẩn thận nếu chảy máu nhiều, dai dẳng kết hợp với đau vùng kín, mẹ bầu nên sớm đi thăm khám bác sĩ.

2.4. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong tử cung mà làm tổ ở vị trí khác của hệ sinh dục, thường gặp nhất là ở ống dẫn trứng. Lúc này, thai phụ sẽ có các dấu hiệu như: đau âm đạo, đau ngực, xuất huyết âm đạo, đau lưng, huyết áp thấp,…

Đây là tình trạng nguy hiểm, cần can thiệp sớm để dừng thai kỳ, càng kéo dài thì thai ngoài tử cung càng đe dọa đến tính mạng của người mẹ.

2.5. Nhiễm trùng vùng kín

Sự thay đổi hormone cũng như tăng tiết dịch nhầy vùng kín khiến phụ nữ dễ bị viêm nhiễm âm đạo trong thai kỳ hơn. Đau nhức là một trong các triệu chứng của nhiễm trùng vùng kín, ngoài ra ở mẹ bầu còn xuất hiện triệu chứng khác như tiêu chảy, đau lưng, buồn nôn.

Đau nhức âm đạo có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: quan hệ tình dục, táo bón, tâm lý căng thẳng, sảy thai,… Trong đó, sảy thai là nguyên nhân nguy hiểm nhất thường đi kèm với chảy máu âm đạo, vì thế nếu có biểu hiệu nghi ngờ này nên sớm đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

3. Làm gì để giảm đau nhức vùng kín khi mang thai?

Chắc chắn triệu chứng đau nhức vùng kín khi mang thai khiến không ít mẹ bầu khó chịu, với trường hợp do tác động của thai kỳ thì bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục sau:

Nằm nghiêng người bên trái giúp giảm đau nhức vùng chậu khi mang thai

  • Tập Kegel giúp săn chắc cơ vùng chậu, giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn và giảm đau nhức.

  • Ngâm nước ấm hoặc xả nước ấm lên vùng lưng, cách này giúp làm dịu và giảm cơn đau nhức vùng kín rất hiệu quả.

  • Kê cao chân: giúp làm giảm áp lực mà thai gây ra cho vùng bụng dưới - chậu nên sẽ giúp giảm phần nào cơn đau.

  • Nằm nghiêng người về phía bên trái: Giúp cho việc lưu thông máu tốt hơn, giảm áp lực thai lên vùng âm đạo và không còn cảm giác đau nhức.

Như vậy, đau nhức vùng kín khi mang thai là hiện tượng thường xảy ra với mức độ vừa và nhẹ, nhanh chóng biến mất sau một thời gian hoặc nghỉ ngơi. Song cần cẩn thận đau vùng kín dữ dội với dấu hiệu khác cảnh báo động thai hoặc sảy thai.

Video liên quan

Chủ Đề