Hấp thu thuốc qua niêm mạc ruột non

khái niệm về tác dụng của thuốc

Tùy theo mục đích điều trị, trạng thái bệnh lý và dạng bào chế của thuốc, người ta lựa chọn đường đưa thuốc vào cơ thể cho phù hợp để đạt hiệu quả điều trị cao. Có nhiều đường đưa thuốc vào cơ thể nhưng có thể xếp vào hai loại đường chính là đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa. Đường tiêu hóa tính từ niêm mạc miệng đến hậu môn. Trừ loại thuốc đặt dưới lưỡi và thuốc dùng qua đường trực tràng, còn lại thuốc dùng đường uống sẽ trải qua từ đầu đến cuối ống tiêu hóa và sẽ được hấp thu với mức độ khác nhau ở các phần khác nhau của ống tiêu hóa.

Các đường khác đưa thuốc vào cơ thể như tiêm, khí dung [aerosol] v.v… cũng có những đặc điểm hấp thu rất khác nhau.

hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa

Hấp thu qua niêm mạc miệng

Khi uống thuốc chỉ lưu lại ở khoang miệng một thời gian rất ngắn [2- 10 giây] rồi chuyển nhanh xuốhg dạ dày nên hầu như không có sự hấp thu ở đây. Tuy nhiên nếu dùng thuốc dưói dạng viên ngậm hoặc đặt dưối lưỡi thì một số thuốc ưa lipid [ĩipophilic] khổng bị ion hóá sẽ nhanh chóng được hấp thu theo cơ chế khuếch tán đơn thuần. Niêm mạc miệng đặc biệt là vùng dưối lưỡi có hệ mao mạch phong phú nằm ngay lỏp dưới màng đáy của tế bào biểu mô nên thuốc được hấp thu nhanh, vào thẳng vòng tuần hoàn chung không qua gan, tránh được nguy cơ bị phá huỷ bởi dịch tiêu hoá và chuyển hoá bước một ở gan. Trong thực tế lâm sàng người ta đặt dưới lưõi một sô” thuốc chông cơn đau thắt ngực như nitroglycerin, isosorbid dinitrat, nifedipin [Ạdalat], thuốc chống co thắt phế quản như isoprenalin, một sô hormon v.v…
Các thuốc dùng qua niêm mạc miệng cần phải tan trong nước, không gây kích ứng niêm mạc và không có mùi khổ chịu.

Hấp thu qua niêm mạc dạ dày

Sau khi uống, thuốc từ khoang miệng đi nhanh qua thực quản [khoảng 10 giây đối với chất rắn, 1- 2 giây đối với chất lỏng] rồi chuyển xuống dạ dày. Niêm mạc dạ dày chủ yếu là niêm mạc tiết, không có nhung mao, khe hở giữa các tế bào biểu mô rất hẹp. Mặt khác ở dạ dày hệ thống mao mạch ít hơn nhiều so với ruột non; pH dịch dạ dày lại rất thấp [1- 3] nên nói chung chỉ những thuốc có bản chất là acid vếu [thuốc ngủ barbituric, các salicylat v.v…], một số thuốc có hệ số phân bố lipid/ nước cao mới được hấp thu qua niêm mạc dạ dày.

Hấp thu qua niêm mạc ruột non

Niêm mạc ruột non là nơi hấp thu tốt nhất trong số các niêm mạc đường tiêu hóa và hầu hết các thuốc được hấp thu ở đây vì có một số đặc điểm sau: – Diện tích tiếp xúc lớn. Ruột non bao gồm tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Trên niêm mạc ruột non bắt đầu từ hỗng tràng kéo dài xuống cách hồi tràng 60-70cm có những van ngang hình liềm. Trên niêm mạc và trên những van ngang này có rất nhiều nhung mao [mỗi mm2 niêm mạc có khoảng 20- 40 nhung mao]. Tổng diện tích tiếp xúc của các nhung mao vào khoảng 40- 50 m2. Bờ tự do của các tế bào biểu mô của nhung mao lại chia thành các vi nhung mao nên diện tích hấp thu của niêm mạc ruột non được tăng lên rất nhiều. – Hệ thống mao mạch phong phú tạo điều kiện cho việc hấp thu. Nằm ngay dưối lớp màng đáy của tế bào biểu mô của nhung mao là hệ thống dày đặc các mao mạch vối lưu lượng máu cao [khoảng 0.9 lít/ phút]. – Giải pH từ acid nhẹ đến kiềm nhẹ thích hợp cho việc hấp thu các nhóm thuốc có tính kiềm hoặc acid khác nhau. Ở tá tràng môi trường acid nhẹ [pH = 5-6] nên một số thuốc có bản chất là acid yếu tiếp tục được hấp thu như Penicillin, griseofulvin v.v… Ngoài ra một sô” chất khác cũng được hấp thu ở đây như các acid amin, chất điện giải, muối sắt v.v…Tuy nhiên mức độ hấp thu ở tá tràng không lớn vì chiều dài của tá tràng ngắn, thòi gian thuốc đi qua nhanh [chỉ vào khoảng 2- 10 giây]. Dịch hỗng tràng có pH = 6 – 7, thời gian thuổíc lưu lại hồng tràng tương đối lâu [2- 2,5 giờ], diện tiếp xúc lớn. Ngoài ra, đối vối những thuốc ở dạng viên bao đặc biệt là viên bao tan trong ruột sẽ tạo nồng độ cao ở ruột nên hầu hết các thuốc kể cả acid yếu và base yếu đều được hấp thu tốt qua niêm mạc hỗng tràng như amphetamin, ephedrin, atropin, các Sulfonamid, các sàlicylat, benzoat, các barbiturat v.v… Tuy nhiên, những chất có tính acid mạnh hoặc base mạnh, những chất có điện tích lớn và phân ly mạnh như cát dẫn chất amonium bậc 4, Streptomycin v.v… ít được hấp thu. Môi trưòng dịch hồi tràng kiểm nhẹ vối pH = 7 – 8, và thuốc lưu lại cũng khá lâu [3 – 6 giờ] nên những phần thuốc còn lại sau khi qua hỗng tràng phần lốn được hấp thu ỏ đây. Nhưng vì nồng độ thuốc ở hỗng tràng đã giảm nhiều nên thuốc được hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực hoặc theo cơ chế ẩm bào [pinocytosis]. – Có các dịch tiêu hoá như dịch tụy [chứa các enzym amylase, lipase, esterase, Chymotrypsin v.v…], dịch ruột [chứa natri hydrocarbonat, mucin, lipase, invertin v.v…], đặc biệt là dịch mật trong đó có các acid mật, muối mật eó tác dụng nhũ tương hoá các chất tăn trong iipid, tăng khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu như Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E, Vitamin K.

– ở niêm mạc ruột non có nhiều các chất mang [carrier] nên ngoài cơ chế khuêch tán đơn thuần, ẩm bào, thực bào, ở đây quá trình hấp thu thuốc còn được thực hiện theo cơ chế khuếch tán thuận lợi và vận chuyển tích cực.; Như vậy hầu hết các thuốc tuỳ theo tính chất chúng có thể được hấp  thu qua niêm mạc ruột non theo những cơ chế khác nhau.

Hấp thu qua niêm mac ruột già

Sự hấp thu thuốc của niêm mạc ruột già kém hơn nhiều-so vói niêm mạc ruột non vì diện tiếp xúc nhỏ hơn [chiều dài ruột già ngắn hơn nhiều so với ruột non, trên niêm mạc lại không có các nhung mao và vi nhung mao], ít các enzym tiêu hoá. Chức năng chủ yếu của niêm mạc ruột già là hấp thu nưóc, Na+, Cl”, K+ và một số chất khoáng. Ngoài ra một số chất tan trong lipid cũng được hấp thu ở đây. Đặc biệt rửa ruột già[trực tràng có khả năng hấp thu thuốc tốt. hơn vì có hệ tĩnh mạch phong phú. Tĩnh mạch trực tràng dưới và tĩnh mạch trực tràng giữa [nằm ở 2/ 3 dưới của trực tràng] đổ máu về tĩnh mạch chủ dưới rồi về tim không qua gan. Tĩnh mạch trực tràng trên đổ máu về tĩnh mạch cửa, qua gan. Như vậy khi dùng qua đường trực tràng tuỳ theo thuốc nằm ở phần nào của trực tràng mà nó có thể vào thẳng tĩnh mạch chủ dưới không qua gan hoặc phải qua gan [bị chuyển hoá bước một ở gan]. Dùng thuốc qua đường trực tràng ngoài mục đích tác dụng tại chỗ [điều trị táo bón, trĩ, viêm trực tràng kết v.v…] còn dùng để có được tác dụng toàn thân như thuốc ngủ, thuốc an thần, thuổc hạ sốt,- giảm đau VrV.T. Gần lưu- ý ử trực tràng do chứa lượng dịch ít, nồng độ thuốc đậm đặc nên thuốc được hấp thu nhanh với lượng đáng kể do đó trong một số trường hợp tác dụng mạnh hơn đường uống. Vấn đề này càng phải chú ý đối với trẻ em và người già.

Dạng thuốc dùng qua đường trực tràng là thuốc đạn hoặc thuốc thụt. Người ta dùng đường trực tràng trong những trường hợp không uống được [hôn mê, tắc ruột, co thắt thực quản v.v…] hoặc thuốc có mùi vị khó chịu.

copy ghi nguồn : daihoduochanoi.com

Link tại : Hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa

Sự hấp thu của mỗi loại thuốc bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như cấu trúc, diện tiếp xúc và hoạt động chức năng của niêm mạc đường tiêu hoá, pH của môi trường ống tiêu hoá, khả năng cung cấp máu ở vị trí hấp thu, đặc tính sinh hoá học của các thành phần trong ống tiêu hoá [đặc biệt là thức ăn] và của chính thuốc đó.

Sự hấp thu của thuốc tại đường tiêu hoá là một quá trình hết sức phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn và có sự tham gia của nhiều yếu tố. Sau khi thuốc được đưa vào đường tiêu hoá, các phân tử thuốc sẽ được phóng thích, trộn lẫn vào trong dịch tiêu hoá và được vận chuyển trong ống tiêu hoá. Một phần thuốc sẽ tiếp xúc với niêm mạc đường ruột và được hấp thu vào máu, phần còn lại sẽ tiếp tục vận chuyển trong ống tiêu hoá cùng với các thành phần hữu hình ở đây và tiếp tục được hấp thu ở những vị trí khác.

Các đặc tính của thuốc có ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu là trạng thái vật lý [dung dịch, hỗn dịch hay dạng viên], khả năng tan trong nước và trong mỡ, kích thước phân tử và mức độ phân ly, độ toan kiềm [pH] cũng như nồng độ thuốc ở vị trí hấp thu. Thuốc ở dạng dung dịch nước thường dễ hấp thu hơn so với dạng dầu, hỗn dịch hoặc dạng viên. Những thuốc dạng viên có tốc độ phân rã chậm có thể gây giảm khả năng hấp thu, đặc biệt là những thuốc ít tan trong nước. Do hầu hết các thuốc được hấp thu ở đường tiêu hoá theo cơ chế khuếch tán thụ động nên những thuốc không ion hoá và có ái tính cao với lipid thường dễ được hấp thu. Các thuốc dạng viên để được hấp thu cần phải được hoà tan trước tiên. Những thuốc có khả năng hoà tan kém hoặc có tính ion hoá cao sẽ có thời gian tiếp xúc với niêm mạc ruột ngắn và sẽ ít được hấp thu. Một số thuốc có thể bị giảm khả năng hấp thu do tham gia vào các phản ứng hoá học như tạo thành phức hợp [giữa tetracyclin và các ion kim loại], bị thủy phân bởi dịch tiêu hoá [như penicillin và chloramphenicol], liên hợp với tế bào thành ruột [như isoproterenol] hoặc hấp thụ các thuốc khác [như digoxin và cholestyramine]... Uống nhiều nước đồng thời với thuốc có thể làm tăng đáng kể khả năng hấp thu với những thuốc có khả năng tan nhanh trong nước.

 Các thuốc được hấp thu ở đường tiêu hóa theo cơ chế khuếch tán thụ động.

Vai trò của dạ dày

Diện tích niêm mạc dạ dày tương đối lớn nhưng do có lớp dịch nhầy khá dày ở trên bề mặt và thời gian tiếp xúc với thuốc ngắn nên rất ít loại thuốc được hấp thu ở đây. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc đều được lưu giữ và phân rã ở dạ dày, chuyển thành dạng dung dịch trước khi vận chuyển xuống ruột non là nơi mà thuốc sẽ được hấp thu phần lớn. Vì lý do này, khả năng co bóp và đẩy thuốc của dạ dày có vai trò hết sức quan trọng đối với cả tốc độ và mức độ hấp thu của thuốc. Dạ dày trống rỗng thường có nhu động mạnh, nên nếu uống thuốc vào lúc đói thì tốc độ hấp thu cũng được đẩy nhanh hơn nhưng có thể gây kích ứng dạ dày. Một số loại thuốc [như lithium] hoặc các bệnh lý của dạ dày như viêm loét dạ dày, xơ cứng bì hệ thống... gây giảm nhu động và khả năng co bóp của dạ dày, từ đó có thể làm chậm tốc độ đẩy thuốc xuống ruột non. Ngược lại, các thuốc gây tăng nhu động dạ dày như domperidone có thể làm tăng tốc độ hấp thu thuốc vào máu bất chấp đặc tính của thuốc.

Vai trò của ruột non

Ruột non là nơi hấp thu thuốc chủ yếu của ống tiêu hoá do niêm mạc ruột có diện tích bề mặt lớn và tế bào có khả năng thấm cao, được cung cấp nhiều máu. Khả năng hấp thu thuốc ở ruột non phụ thuộc vào nhu động, diện tích và hoạt động chức năng của niêm mạc ruột và các tuyến ngoại tiết, hoạt động của hệ thống mạch máu cũng như hệ vi khuẩn tại chỗ. Những trường hợp có giảm tưới máu cho ruột [như các trường hợp sốc] có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc theo cơ chế khuếch tán thụ động. Hệ vi khuẩn đường ruột nếu bị rối loạn cũng có thể gây giảm khả năng hấp thu thuốc và các chất dinh dưỡng. Thời gian vận chuyển trong ruột cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của thuốc, đặc biệt là các thuốc được hấp thu theo cơ chế vận chuyển chủ động [như các vitamin B], các thuốc hoà tan chậm [như griseofulvin], hoặc những thuốc ít tan trong lipid [như một số loại kháng sinh]. Những bệnh lý [như xơ cứng bì hệ thống...] gây giảm nhu động ruột cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của nhiều loại thuốc.

Ảnh hưởng của thức ăn

Nếu thuốc được uống vào sau bữa ăn thì thức ăn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hấp thu của thuốc. Thông qua nhiều cơ chế khác nhau, thức ăn có thể làm chậm hoặc làm giảm sự hấp thu của khá nhiều loại thuốc như alendronate, doxazosin, levodopa, atenolol... Những thức ăn chứa nhiều lipid thường nổi ở bên trên nên chậm tống ra khỏi dạ dày hơn so với các thức ăn chứa nhiều glucid và protid. Các loại thuốc dưới dạng không ion hóa có ái tính cao với lipid, nếu được uống sau bữa ăn, có thể hòa tan trong lớp lipid của thức ăn và do đó sẽ chậm được đưa xuống ruột và cũng sẽ chậm được hấp thu vào máu. Ngoài ra, thức ăn còn tạo thành rào cản vật lý ngăn cản việc hoà tan của thuốc và sự tiếp xúc của thuốc với niêm mạc ruột hoặc tạo ra các liên kết và các phản ứng hoá học với thuốc, từ đó, gây cản trở sự hấp thu của thuốc. Thức ăn còn có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho niêm mạc ruột, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của thuốc. Bữa ăn chứa nhiều protid làm tăng lượng máu đến ruột, trong khi lipid gây giảm lượng máu này. Tuy nhiên, thức ăn có thể làm tăng đáng kể sự hấp thu của nhiều loại thuốc như clarithromycin, danazol, retinoid fenretinide, cefuroxime, Itraconazole... Cần lưu ý là thức ăn đặc biệt ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu của các dạng thuốc phóng thích chậm.         

                                                                                     Theo Báo SKĐS 

Video liên quan

Chủ Đề