Bộ truyền bánh răng côn răng thẳng có mô đun tiêu chuẩn là mô đun nào

Bánh răng trụ là loại bánh răng mà profin răng được hình thành trên mặt trụ tròn, bao gồm các loại sau:

Bánh răng trụ răng thẳng: Răng hình thành theo đường sinh của mặt trụBánh răng trụ răng nghiêng: Răng hình thành theo đường xoắn ốc trụBánh răng trụ răng chữ V: Răng nghiêng theo hai phía ngược chiều nhau thành dạng chữ V.Bạn đang xem: May ơ bánh răng là gì

1.1/ Các thông số cơ bản của bánh răng trụ

Bước răng: Là khoảng cách giữa hai profin cùng phía của hai răng kề nhau đo trên đường tròn của bánh răng. [ kí hiệu là p1]Mô đun: Là tỷ số giữa bước răng và số ð [ kí hiệu là m: tính bằng mm] Trị số các mô đun của bánh răng được tiêu chuẩn hoá và quy định theo TCVN 2257-77 như sau:Dãy 1: 1,0; 1,25; 1,5; 2,0; 2,5; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 16; 20.Dãy 2: 1,125; 1,375; 1,75; 2,25; 2,75; 3,5; 4,5; 5,5; 7; 9; 11; 14; 18; 22. ứng với mỗi mô đun m và số răng Z ta có một bánh răng tiêu chuẩn.

Bạn đang xem: Mô đun bánh răng là gì

Bạn đang xem: Modun bánh răng là gì

Bạn đang xem: Mô đun bánh răng là gìVòng chia: Là đường tròn của bánh răng có đường kính bằng mô đun tiêu chuẩn m nhân với số răng Z của bánh răng.Khi hai bánh răng ăn khớp chuẩn, hai vòng chia của hai bánh răng tiếp xúc nhau [ vòng chia trùng với vòng lăn của bánh răng]Bước răng tính trên vòng tròn chia gọi là bước răng chia.Vòng đỉnh: Là đường tròn đi qua đỉnh răng, đường kính của vòng đỉnh kí hiệu là daVòng đáy: Là đường tròn đi qua đáy răng, kí hiệu là df.Chiều cao răng: là khoảng cách giữa vòng đỉnh và vòng đáy. chiều cao răng kí hiệu là h. chia làm hai phần:Chiều cao đầu răng: [ha] là khoảng cánh hướng tâm giữa vòng đỉnh và vòng chia.Chiều cao chân răng: [hf] là khoảng cách hướng tâm giữa vòng chia và vòng đáy.Chiều dày răng: Là độ dài của cung tròn trên vòng chia của một răng, kí hiệu là St.Chiều rộng răng: Là độ dài của cung tròn trên vòng chia của rãnh răng, kí hiệu là et.Vòng tròn cơ sở: Là vòng tròn hình thành profin thân khai, kí hiệu kà db.Góc ăn khớp: Là góc tạo bởi tiếp tuyến chung của hai vòng tròn cơ sở và hai vòng tròn chia tại tiếp điểm của cặp bánh răng ăn khớp chuẩn. Kí hiệu Là ỏ.

Chú ý: mô đun là thông số chủ yếu cảu bánh răng, các thông số khác của bánh răng được tính theo mô đun.

Chiều cao đỉnh răng: ha = mChiều cao chân răng: hf = 1,25.mChiều cao răng: h = ha + hf = 2,25 mĐường kính vòng chia: d = m.Z Đường kính vòng đỉnh: da = d + 2.ha = m[Z+2]Đường kính vòng đáy: df = d – 2df = m[Z-2,5]Bước răng: pt = ð.mGóc lượn chân răng: ủf = 0,25.m

1.1/ Quy ước vẽ bánh răng trụ

TCVN 13-78 qui định cách vẽ bánh răng trụ như sau:

Vòng đỉnh và đường sinh của mặt trụ đỉnh vẽ bằng nét liền đậm.Vòng chia và đường sinh của mặt trụ chia vẽ bằng nét chấm gạch, không thể hiện vòng đáy và đường sinh của mặt trụ đáy.Trong hình cắt dọc của bánh răng, phần răng bị cắt, nhưng quy định không kẻ các đường gạch gạch, lúc đó đương sinh đáy được vẽ bằng nét liền đậm.Để biểu diễn răng nghiên hoặc răng chữ V, quy định về vài nét mảnh thể hiện hướng nghiên của răng và thể hiện rõ góc nghiêng õ.Khi cần thiết có thể vẽ profin của răng. Cho phép vẽ gần đúng profin của răng thân khai bằng cung tròn như hình sau. Tâm cung tròn nằm trên vòng cơ sở, bánh kính R = d/5 [ d: là đường kính vòng chia].

Xem thêm: Lý Thuyết Trọng Lượng Là Gì Lớp 6 Bài 11: Khối Lượng Riêng, Trọng Lượng Là Gì Vat Ly 6

Cách vẽ bánh răng trụ




2.1/ Khái niệm

Bánh răng côn gồm các loại: răng thẳng, răng nghiêng và răng cong … Răng của bánh răng côn được hình thành trên mặt nón, vì vậy kích thước, mô đun thay đổi theo chiều dài răng, càng về phía đỉnh côn kích thước của răng càng nhỏ.

2.1/ Các thông số của bánh răng

Đường kính vòng chia: de = meZChiều cao răng: he = 2,2.meChiều cao của đỉnh răng: ha = meChiều cao chân răng: hf = 1,2 me.Góc đỉnh côn của mặt côn chia:Đường kính vòng đỉnh: dae = de + 2.haecosọ = me[Z + 2.cosọ]Đường kính vòng đáy: dfe = de – 2.hfe.cosọ = me[Z – 2,4.cosọ]Chiều dài răng b: thường lấy bằng [1/3]Re [ Chiều dài đường sinh của mặt côn chia]Khi vẽ bánh răng côn ta chỉ cần biết mô đun, số răng, và góc đỉnh côn chia.

2.1/ Cách vẽ bánh răng côn

Quy ước vẽ bánh răng côn giống với quy ước vẽ bánh răng trụ. Trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục của bánh răng côn, quy định vẽ vòng đỉnh của đáy lớn và đáy bé, vòng chia của đáy lớn

Cặp bánh răng côn ăn khớp có trục cắt nhau tạo thành góc khác 900, thì hình chiếu vòng chia của bánh răng nghiêng trong mặt phẳng hình chiếu được vẽ như đường tròn.

Cặp bánh răng côn răng thẳng ăn khớp có trục vuông góc với nhau vẽ như trong trường hợp bánh răng trụ răng thẳng ăn khớp, cặp bánh răng nghiêng ăn khớp vẽ như hình 8.21 và 8.22 :




3.1/ Khái niệm

Bộ truyền trục vít – bánh vít dùng để truyền chuyển động giữa hai trục chéo nhau, góc giữa hai trục chéo nhau thường là 90 độ, thông thường chuyển động được truyền từ trục vít sang bánh vít với tỷ số truyền rất lớn.

Bộ truyền này có khả năng tự hãm rất tốt. Trục vít có cấu tạo thường như trục có ren.

Tuỳ theo mặt tạo thành ren mà người ta chia ra:

Trục vít trụ: ren hình thành trên mặt trụ tròn.Trục vít lõm: ren được hình thành trên mặt lõm tròn xoay.

3.2/ Thông số của trục vít và bánh vít

a/ Trục vít

Mô đun của trục vít và bánh vít bằng nhau, cách kích thước được tính theo mô đun đó. Chiều dài phần cắt ren b1 của trục vít được lấy theo điều kiện ăn khớp. Khi vẽ có thể lấy b1 theo công thức sau:



b/ Bánh vít

Răng của bánh vít được hình thành trên mặt xuyến. Đường kính vòng chia và mô đun của bánh vít được xác định trên mặt cắt ngang. Mô đun của bánh vít bằng mô đun của trục vít. Các thông số khác của bánh vít được tính theo mô đun và số răng.

Xem thêm: Card Mạng Không Dây Là Gì ? Tính Năng Của Card Mạng Card Mạng Là Gì

Bộ truyền động bánh răng truyền chuyển động quay từ một trục này sang trục khác [Hình 1]. Qua đó các răng của cả hai bánh răng ăn khớp theo dạng cứng vào nhau và vì thế không có độ trượt. Điều này cho phép truyền các lực nhỏ, chẳng hạn như trong kỹ thuật chính xác, hoặc lực rất lớn, thí dụ như bộ truyền động trong máy cán, và giữ được tỷ lệ truyền chính xác. Ngoài ra bánh răng cần có một khoảng cách trục nhỏ.

Với bánh răng có thể truyền chuyển động quay và qua đó thay đổi tốc độ, mômen xoắn hoặc hướng quay [Hình 2].

Kích thước của răng [Hình 3]. Các bước răng p quyết định kích thước của răng. Nó được đo bằng radian trên vòng chia của bánh răng. Để có được một số nguyên người ta lấy bước răng p chia cho số pi [ti]. Qua đó ta có mô-đun m = p/π. Các trị số của mô-đun được tiêu chuẩn hóa và có đơn vị của chiều dài, thí dụ: m = 2 mm. Các kích thước khác nhưchiều cao bánh răng h tùy thuộc vào mô-đun. Chiều cao bánh răng h trong nhiễu khớp răng là h = 13/6.m. Các bánh răng ăn khớp với nhau phải có cùng một mô-đun.

Kích thước của bánh răng [Hình 3]. Các kích thước của một bánh răng tùy thuộc vào mô-đun m và số lượng răng z. Các vòng chia d, trên đó hai bánh răng tiếp xúc, là d = m.z, đường kính vòng đỉnh da = d+2.m. Giữa đường kính vòng đỉnh của bánh xe này và đường kính vòng đáy của bánh xe khác có một khe hở gọi là khe hở đỉnh c.

Nếu mô-đun, số răng của bánh răng và khe hở đỉnh được biết, thì tất cả kích thước cần thiết đều có thể tính được để tạo ra các bánh răng [xem sách bảng].

Nếu hai bánh răng có số răng khác nhau, thì vòng quay và mômen xoắn thay đổi khi truyền chuyển động quay [Trang 424].

Khoảng cách trục a giữa hai bánh răng được xác định bởi các vòng chia d1 và d2 của hai bánh xe: a = [d1 + d2]/2

Thí dụ: Từ một hộp số ta được biết số răng z = 20, môđun m = 2 mm, khe hở đỉnh c=0,2m. Đường kính vòng chia và vòng đỉnh là bao nhiêu?

Lời giải: d = m.Z = 2 mm.20 = 40 mm

da =d + 2.m = 40 mm + 2.2 mm = 44 mm

  • Dạng hông răng [Dạng sườn răng]

Khi hai bánh răng ăn khớp, bề mặt hông hai răng lăn vào nhau. Qua đó chúng cẩn phải càng ít trượt càng tốt để mài mòn, sựtăng nhiệt độ và tiếng ổn được giữ ở mức thấp. Ngoài ra, răng nên được sản xuất bằng các dụng cụ đơn giản để giá thành được rẻ. Trong quá trình lắp ráp xảy ra sai lệch khoảng cách trục nhỏ, điều này không được gây hư hại khi vận hành.

Bánh răng thân khai. Các điều kiện nêu ở trên có thể được đáp ứng nếu đường cong của thân răng tương ứng với một đường thân khai [Hình 1].

Đường thân khai này được hình thành khi một sợi chỉ tháo ra từ xi lanh. Từ đường thân khai này chỉ một đoạn ngắn của chiều dài khai triển được sử dụng cho các hông răng.

Trong chế tạo máy và chế tạo xe hơi người ta sử dụng bánh răng thân khai.

Trong việc sản xuất bánh răng thân khai, thanh răng được sử dụng với một góc biên dạng 40° độ [Hình 2]. Các điểm tiếp xúc của thanh răng và bánh răng nằm trên một đường thẳng, gọi là đường ăn khớp [đường tác dụng]. Đường thẳng này nghiêng với đường tiếp tuyến của vòng chia một góc chính xác bằng phân nửa góc biên dạng, gọi là góc ăn khớp [góc áp lực] 20°.

Thông thường đường sinh tiếp xúc với vòng chia của bánh răng.Điều này được gọi là trường hợp của bánh răng không [bánh răng N].

Dưới 17 răng trong một bánh răng thì xảy ra hiện tượng cắt chân răng ở bánh răng không [Hình 3]. Do đó, các răng bị yếu đi, tỷ lệ ăn khớp xấu theo. Nếu dời đường sinh đối với đường kính vòng chia [đường kính nguyên bản] ra ngoài thì tránh được hiện tượng cắt chân răng. Bên cạnh bánh răng thân khai là bánh răng cung tròn đượcsửdụng càng ngày càng nhiều trong cơ khí chính xác và bánh răng chốt được sửdụng ở bánh xe quay trong chế tạo máy lớn.

Tùy thuộc vào vị trí các trục của bánh răng ăn khớp, ta phân biệt truyền động bánh răng trụ, truyền động bánh răng côn, truyền động bánh răng trụ nghiêng và truyền động trục vít [Bảng 1].

  • Truyền động bánh răng trụ

Việc truyền mômen xoắn với trục song song được thực hiện qua bánh răng trụ với răng bên ngoài hoặc trong [Trang 403-407].Tùy theo vị trí của răng so với trục quay, ta phân biệt răng thẳng, nghiêng và răng chữV [Bảng 2].

Bánh răng côn thẳng, côn nghiêng hoặc cung tròn được sử dụng cho các trục giao nhau.Trong bánh răng côn cung tròn, các trục có thể sai lệch với nhau bởi một dạng đặc biệt của răng [Hình 1].

Truyền động trục vít được sử dụng ở khắp mọi nơi, khi hai trục giao nhau với một góc 90° và nơi mà tỷ số truyền lớn được yêu cầu đến 100:1 [Hình 1- trang 424]. Người ta thiết kế trục vít với răng phải và trái cũng như một hay nhiều dây. Trục vít một dây có góc nâng ren nhỏ, do đó có độ ma sát cao hơn và độ mài mòn lớn hơn. Khi góc nâng ren dưới 5°xảy ra hiện tượng tự hãm. Truyền động trục vít chạy êm và có thể truyền mômen xoắn lớn. Tuy nhiên nó sẽ hình thành lực dọc trục lớn trong trục vít khiến các ổ trục phải chịu.

Bánh răng được sản xuất chủ yếu bằng gia công cắt gọt. Trong phương pháp lăn bất kể số lượng răng bao nhiêu thì chỉ cẩn một công cụ cho mỗi mô-đun.

Trong phay lăn răng, dao phay lăn răng có các “thanh răng”được sắp xếp liên tục, các thanh này lại được sắp xếp với nhau như trên một đường xoắn ốc [Hình 2]. Để tương ứng với chuyển động vít, phôi [phôi bánh xe] phải được điều chỉnh quay một bước răng p trong một vòng quay của dao. Do phôi bánh xe được điều chinh như vít, nên có thể sản xuất liên tục.

Các phương pháp lăn khác là bào lăn răng [răng ngoài], xọc lăn răng [răng trong] [Hình 3], mài lăn răng và cà

Các phương pháp định hình như phay định hình và mài định hình có thể được thực hiện trên máy công cụ đơn giản. Nhưng chúng cần cho mỗi môđun, mỗi số răng và mỗi dịch chuyển prôfin một công cụ định hình riêng, vì công cụ này phải có hình dáng giống chính xác như rãnh răng được gia công. Tùy theo mục đích sử dụng, các bánh răng sẽ được cắt răng hoàn chỉnh ngay lập tức hoặc đầu tiên cắt thô trước rồi sau đó hông răng [sườn răng, má răng] được tôi và thường thì ở chân răng cũng được gia công hoàn chỉnh với mài, cạo rà, lăn ép, mài khôn

Video liên quan

Chủ Đề