Cách bảo quản bánh ngọt qua đêm

Để làm ra một mẻ bánh ngon không phải là dễ và sau đó bảo quản chúng được lâu cũng không phải đơn giản. Khi làm bánh tại nhà các bạn cần chú ý những mẹo vặt làm bánh sau để thành phẩm được bắt mắt và ngon miệng hơn nhé.

Để làm ra một mẻ bánh ngon không phải là dễ và sau đó bảo quản chúng được lâu cũng không phải đơn giản. Khi làm bánh tại nhà các bạn cần chú ý những mẹo vặt làm bánh sau để thành phẩm được bắt mắt và ngon miệng hơn nhé. Cùng nhau tìm hiểu các mẹo làm và bảo quản để bánh ngon hơn này nhé!5 bước đơn giản để làm sạch nha đam 6 mẹo để có chiếc bánh hoàn hảo 2 dụng cụ làm bánh tiện dụng 3 mẹo cắt bánh mịn mượt Mách bạn 6 mẹo nhỏ cực hay giúp cho việc làm bánh thêm đơn giản

1. Mẹo làm bánh ngon – Nguyên liệu làm bánh

Sử dụng nguyên liệu tươi mới và tốt nhất có thể. Không sử dụng nguyên liệu gần hết hoặc đã hết hạn. Các loại bột nở, men nở nếu để lâu có thể cũng sẽ kém tác dụng. Với các loại bánh dùng nhiều bơ thì sử dụng bơ ngon sẽ giúp bánh ngon hơn. Với trứng, hãy cố gắng dùng trứng tươi nhất có thể [đặc biệt là khi làm các loại bánh dùng lòng trắng trứng đánh bông như sponge cake, chinffon.. trứng kém tươi thì đánh sẽ kém bông, gây ảnh hưởng đến độ nở và chất lượng của bánh]. Luôn rây bột, bột nở và đường để tránh bị vón cục.

Nhiệt độ của các nguyên liệu: phần lớn các nguyên liệu [trứng, sữa, bơ] nên được để ở nhiệt độ phòng để giúp cho bánh đạt chất lượng tốt nhất [tức là nếu bảo quản trong tủ lạnh thì trước khi làm bánh nên để ra ngoài cho hết lạnh]. Trường hợp ngoại lệ là kem tươi đánh bông, kem tươi để lạnh hoặc rất lạnh sẽ bông nhanh hơn là kem nguội.Ngoài ra còn cần chú ý: trứng nếu cần tách lòng đỏ và trắng thì nên tách khi còn lạnh sẽ dễ hơn và bơ để giúp nguội nhanh có thể cắt miếng nhỏ hoặc cán dẹt. Cân đong các loại nguyên liệu chính xác. Sử dụng cân và bộ thìa đong tiêu chuẩn. Không dùng đơn vị là thìa nhỏ hay thìa canh và không đong kiểu áng chừng nhé.– Trộn bộtTuân thủ theo đúng quy trình trộn bột – không kết hợp lung tung. Với các loại bánh có sử dụng bột nở, cần lưu ý là sau khi trộn bột nở với chất lỏng thì cố gắng trộn ít nhất có thể. Chẳng hạn với muffin method để làm muffin, pancake, waffle,.. hầu hết các tài liệu đều hướng dẫn là chỉ trộn rất nhanh và vừa đủ để không còn bột khô trong bát. Tuyệt đối không trộn đến khi hỗn hợp bột mịn mượt vì điều này sẽ làm cho bánh bị chai cứng, nở kém và có nhiều ống rỗng bên trong.

Nếu sử dụng các loại quả khô thì nên rửa bớt lớp đường bên ngoài và xóc đều với một lớp bột khô, rồi trộn vào hỗn hợp bột cuối cùng. Việc bao bột cho quả khô sẽ giúp các loại quả và hạt này không bị chìm xuống dưới đáy khi nướng bánh.Trong quá trình trộn nên thường xuyên vét thành âu để bột được trộn đều. Sau khi đổ bột vào khuôn thì dùng spatula hoặc thìa gỗ dàn đều mặt. Với các loại bánh “nặng” như pound cake có thể gõ khuôn xuống bàn vài cái để các bọt khí to vỡ bớt, giúp bánh mịn hơn.Với các loại bánh có sử dụng lòng trắng trứng đánh bông hoặc kem tươi đánh bông, trộn bột đúng kỹ thuật fold để giữ được độ bông xốp của nguyên liệu. Bột trộn xong nên mang đi nướng luôn, để lâu dễ làm ảnh hưởng đến độ nở của bánh.– Nướng bánh

Lò nướng tại gia đôi khi hay có vấn đề về nhiệt độ, chẳng hạn như nhiệt độ trong lò cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ điều chỉnh bên ngoài [tốt nhất là nên có một cái nhiệt kế cho lò nướng]. Hoặc lửa trên nóng hơn lửa dưới. Nắm được “bệnh” của lò thì nướng đỡ vất vả hơn.

Khay nướng và khuôn thường được đặt ở chính giữa lò [trừ trường hợp có ghi chú khác trong công thức hoặc lò có vấn đề về nhiệt độ]. Các khuôn nướng không được chạm vào nhau vì sẽ làm ảnh hưởng đến việc truyền nhiệt và độ nóng của khuôn. Khuôn nướng cũng không được chạm vào thành lò. Ngoài ra khuôn màu sáng và khuôn màu tối cũng hấp thụ nhiệt khác nhau [khuôn tối màu hấp thụ nhanh hơn]Bật lò và chỉnh nhiệt độ cần thiết trước khi nướng khoảng 10-15 phút. Chống dính khuôn cẩn thận [trừ những loại bánh yêu cầu không chống dính khuôn như chinffon]. Ở bên này mình dùng loại spray chống dính khuôn, chỉ cần xịt đều vào lòng khuôn là xong, rất tiện. Có một cách khác là dùng bơ hoặc dầu ăn phết đều lên lòng và thành khuôn. Tiếp theo phủ bột kín đều rồi úp ngược khuôn cho bột thừa rơi ra ngoài.Thời gian nướng sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ khuôn. Chỉ nướng trên 1 khay trong lò [không nướng nhiều khay 1 lúc]Kiểm tra bánh chín khi bánh còn đang ở trong lò. Bánh chín là khi thành bánh hơi co lại và tách khỏi thành khuôn [trừ sponge và chinffon]. Ngoài ra, khi cắm một que tăm vào chính giữa bánh rút lên thấy sạch, khô.Nếu trong công thức không có chỉ dẫn đặc biệt thì bánh thường được để trong khuôn từ 5 đến10 phút rồi mới lấy ra để lên rack cho nguội hẳn. Bánh khi còn nóng thì thường dễ vỡ/ gẫy cho nên cần nhẹ tay và cẩn thận khi lấy bánh ra khỏi khuôn.Nếu muốn trang trí bánh với kem, đường… thì bánh cần phải để nguội hẳn rồi mới trang trí.

– Để bánh bao không bị vàng: Sau khi hấp chín bánh bao, nếu thấy vỏ bánh bị vàng, bạn hãy đổ bớt một ít nước trong nồi và cho vào nó một ít dấm. Hấp tiếp bánh khoảng 15 phút nữa, bánh sẽ trắng trở lại. Mẹo này khi bạn tham gia kháo học dạy làm bánh bao sẽ được hướng dẫn thêm nhé.

– Hấp bánh không bị dính khay: Nếu thấy bánh bị dính khay, sau khi bánh được hấp chín, bạn mở vung nồi ra và hấp tiếp tục thêm 3 – 4 phút nữa, bánh sẽ không còn dính vào khay.

– Làm bánh quy, bánh ngọt ngon hơn. Khi làm bánh, bạn nên cho một ít bia vào bột mỳ, bánh sẽ dậy mùi thơm hơn. Để bánh xốp và ngon nên đánh trứng và đường thật bông, đến khi nhúng chiếc đũa vào thấy trứng dính keo lại ở đầu đũa là được. Sau đó cho bột vào quấy thật nhanh và nhẹ tay. Nên để bánh nguội khoảng 10 – 15 phút rồi mới lấy ra khỏi khuôn để tránh bị hấp hơi nước, mất ngon.

– Để khi cắt bánh gatô không bị dính dao, trước khi cắt nên ngâm dao trong nước sôi một lúc, rồi dùng dao nóng để cắt.

2. Mẹo bảo quản bánh

– Cách cất giữ bánh ngọt: Để bánh ngọt vào hộp kín, cho vào một lát bánh mỳ mới, khi thấy bánh mỳ cứng nên thay ngay lát bánh mỳ khác. Bánh ngọt sẽ giữ được trong thời gian dài mà không bị biến chất.– Cắt và bảo quản bánh mỳNếu muốn cắt bánh mỳ thật hoàn hảo, trước khi cắt đem dao hơ nóng rồi mới cắt. Bánh mỳ sẽ không bị dính vào nhau và không bị vỡ ra.Còn nếu muốn bảo quản bánh mỳ thì cho bánh mỳ ăn không hết vào túi nilon để cất giữ. Chú ý cho vào túi đựng một cành rau cần rửa sạch, có thể giữ được mùi vị thơm ngon của bánh và bánh không bị cứng.– Bảo quản bánh trung thu

Nếu gia đình có nhiều bánh quá hoặc muốn dự trữ để lúc thèm vẫn có bánh ăn thì nên làm theo 2 cách sau:Đối với những loại bánh trung thu tươi, bánh cổ truyền thường là không có chất bảo quản nên khi mua về hoặc được cơ quan, bạn bè tặng thì ăn ngay trong thời hạn sử dụng có ghi trên bao bì là ngon nhất.Bánh trung thu khi mua về nếu muốn ăn ngay trong vài tuần thì có thể bỏ trong ngăn mát của tủ lạnh. Với nhiệt đô trong ngăn mát có thể bảo quản bánh khoảng một tháng mà không bị mốc bánh mà vẫn giữ được độ tươi của bánh.

Còn nếu bạn muốn dự trữ bánh từ mùa này qua mùa khác để có bánh trung thu ăn quanh năm thì bạn bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này giúp cho bạn có thể bảo quản bánh lâu mà vẫn tươi ngon. Nếu bạn muốn học làm bánh trung thu cứ liên hệ với daylambanhngon.com nhé

– Cách xử lý bánh quy bị mềmĐể bánh được giòn trở lại, dùng máy sấy thổi vài phút, khi bánh nguội, bánh lại giòn như cũ. Cách khác là đặt bánh vào tủ lạnh sau 1 giờ, khi lấy ra ăn cũng giòn.Với các mẹo làm và bảo quản để bánh ngon hơn, bạn sẽ có được những mẻ bánh ưng ý!

Liên hệ ngay:
CN1: 145/23 Lê Quang Định, phường 14, Quận Bình Thạnh, TP.HCM [Gần chợ Bà Chiểu] - 0902 54 54 33 [Thầy Quân]

Bánh mì ăn không hết? Cứ tống vào tủ lạnh bảo quản là xong. Điều này thực sự sai lầm và nhất là khi hầu hết người tiêu dùng đều làm như vậy!

Có nhiều người sẽ để qua đêm ăn sáng có thể họ ăn không hết để ngày hôm sau và có thể họ sẽ để lâu hơn nữa… Vì vậy, biết cách bảo quản bánh mì qua đêm là một điều cơ bản mà bất cứ một chủ tiệm bánh mì hay bất kì ai cũng phải nắm bắt được

Và mọi người sẽ có một bữa sáng ngon miệng cùng bánh mì nếu như họ đều biết cách bảo quản bánh mì qua đêm chuẩn mà chúng tôi nói đến sau đây!

Cách bảo quản bánh mì qua đêm

Bảo quản bánh mì qua đêm được lâu, đúng cách mấy ai rành không? Từ xa xưa, người ta đã đưa bánh mì vào trong những buổi picnic hay là một trong những món được lựa chọn vào mỗi buổi sáng bởi nó cần rất ít thời gian chuẩn bị.

Sẽ thật tuyệt vời khi bạn thưởng thức một chiếc bánh mì ngon đúng điệu, đúng hương vị của nó, ngon đúng cái ngon mà ngay từ khi ra lò nó được tạo ra – nóng hổi, giòn tan. Để khách hàng có thể thưởng thức được những chiếc bánh mì ngon đúng điệu như thế, người bán hàng phải biết được cách bảo quản bánh mì như thế nào, bởi vì đâu phải bạn cứ làm ra bánh mì là khách hàng có thể mua và thưởng thức ngay được đâu!

Nhiều người sau khi không dùng hết bánh mì trong ngày nên đã cho bánh mì vào trong tủ lạnh, họ luôn đinh ninh rằng có thể bảo quản được lâu hơn với khí lạnh của tủ. Vì nếu để ngoài thì chỉ hôm sau là bánh mì trở nên mốc meo ngay

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thì đây là cách bảo quản không thông minh chút nào. Nghe thì có vẻ vô lý đấy vì từ trước đến nay, tủ lạnh vẫn được tin rằng sẽ là vật dụng có thể bảo quản thức ăn được lâu và tốt nhất phải không? Theo các chuyên gia ẩm thực, bánh mì thừa được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ bị mất đi độ ẩm, nó sẽ trở nên dễ hỏng hơn gấp 3 lần so với để ở nhiệt độ phòng. Thậm chí, sau khi được hâm nóng, bánh mì sẽ nhanh cứng hơn nữa

Vì vậy mà đa số mọi người đang bảo quản bánh mì qua đêm sai cách !

Chỉ ngăn đông mới có sức bảo quản bánh mì thật tốt! Bạn chỉ cần bọc bánh mì còn thừa bằng màng bọc thực phẩm hoặc giấy nhôm sau đó đem bọc thật kín, rồi cho vào trong ngăn đông. Đó chính là cách bảo quản tốt nhất, dù là bánh mì nguyên ổ hay bánh mì lát đều có thể làm vậy

Bảo quản bánh mì trong tủ lạnh

Khi muốn dùng, bạn chỉ cần mang bánh mì ra rồi cho vào lò hâm nóng lại. Nếu không có lò vi sóng, bạn cứ lấy bánh mì ra khỏi tủ đông, vẫn giữ nguyên trong bọc nhựa hoặc nhôm rồi hâm nóng lại bằng nồi cơm điện hay bằng chảo là có thể ăn được

Với cách này thì bạn có thể bảo quản nó trong cả tháng trời luôn, khi bạn nướng lại đảm bảo bánh mì vẫn giòn và thơm ngon như thường

Nếu bánh mì các bạn mua về nó vẫn còn giòn thì hãy để chúng nguội bớt nếu là bánh nóng, nếu là bánh mì thừa thì cho luôn vào nilon là được

Cho vào bọc bánh mì vài nhanh cần, sẽ bảo quản tốt hơn rất nhiều

Tiếp tục cho bánh vào túi nilon và cho thêm vào đó vài cọng rau cần, vì rau cần có tác dụng giúp cho bánh mì của các bạn giòn khoảng 1 ngày

Nhớ là với rau cần thì chỉ bảo quản được 1-2 ngày thôi nhé! 

Cách này cự kỳ đơn giản luôn, nguyên liệu cũng dễ tìm. Các bạn chỉ cần mua bánh mỳ, khi sử dụng không hết thì để lát bánh vào túi nilon và cho thêm vài lát táo cùng với khoai tây thái mỏng vào đó

Bảo quản cùng khoai tây là cách dễ thực hiện và hiệu quả

Khoai tây và táo sẽ hút ẩm của bánh mỳ giúp cho chúng giữ độ giòn ngon

Lúc cần ăn thì nướng lại hoặc để không thì ăn bánh mì vẫn giòn, nhưng cũng chỉ bảo quản được ngắn ngày giống rau cần mà thôi

Cách này thì chắc ít ai nghĩ tới! Bạn muốn bánh mì để được lâu hơn nữa thì bạn nên gói bánh mì thật chặt trong giấy dầu hoặc là bao nylon, trong đó có để một cục đường

Sau đó cất vào chỗ khô ráo, thoáng mát là được. Nó sẽ giúp bảo quản bánh được lâu hơn so với khoai tây hay rau cần

Bảo quản bánh mì với đường trắng

Nướng lại bánh mì là cách phổ thông và dễ thực hiện nhất!

Nếu bạn không mua được những chiếc bánh mì mới ra lò hãy tận dụng những chiếc bánh mì cũ bạn vẫn có thể làm những chiếc bánh mì trở nên giòn và thơm ngon chẳng kém gì so với bánh mì mới ra lò đâu. Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhúng nhanh bánh mì cũ vào nước, nhớ làm nhanh tay rồi bỏ ra ngay nhé hoặc xịt nhẹ nước vào mặt bánh mì, sau đó bạn nướng lại trong lò nướng, là vi sóng hay trên than hồng cũng được hết nha!

Làm nóng bánh mì với lò vi sóng

Khi bánh bị ỉu thì các bạn có thể cho vào nồi cơm điện hấp lại cho nóng giòn hơn, lưu ý là cần bọc bánh vào nilon nha, để vào một chiếc bát

Cách này chỉ dùng khi không có lò nướng các bạn nhé

Làm nóng bánh mì với nồi cơm điện

Khi bạn đặt mua bánh mì, bạn có thể mua loại bánh chưa được nướng. Với bánh mì này bạn sẽ bảo quản bạn lâu hơn so với bánh mì đã nướng, và sau đó bạn cũng bảo quản và làm nóng bánh mì với những cách như trên

Mua bánh mì chưa nướng

Lưu ý: nếu bạn bảo quản bánh mì ở ngăn đá thì nhớ bỏ bánh mì ra ngoài 15 – 30 phút trước khi hâm nóng bánh mì

Bạn muốn chiếc bánh của bạn giòn, thơm và giữ được lâu… thì hãy áp dụng những chia sẻ trên đây của chúng tôi nhé! Chúc các bạn bảo quản bánh mì tốt nhất để có được những chiếc bánh mì thơm ngon thưởng thức nha!

Video liên quan

Chủ Đề