Đau dạ dày có ăn được bánh gạo không

“Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn?” là một chủ đề đang nhận được nhiều tranh luận trong thời gian gần đây. Một số người cho rằng món ăn này có thành phần bột gạo hoàn toàn lành tính, các ý kiến lại cho rằng bánh cuốn chứa nhiều hàn the gây hại. Cuối cùng thực hư của vấn đề này là gì? Bạn đọc hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Đau dạ dày là tình trạng rất phổ biến hiện nay, thường gặp nhất ở các đối tượng từ 20 đến 40 tuổi. Bệnh khiến lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày bị hao mòn, tạo điều kiện cho axit dịch vị gây tổn thương cho các mô tế bào.

Nếu để lâu không chữa trị, bệnh có thể dẫn đến viêm, loét và thậm chí là chảy máu trong bao tử rất nguy hiểm. Trong số các nguyên nhân gây ra đau bao tử, vấn đề chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và khoa học được coi là yếu tố rủi ro hàng đầu. Chính vì vậy, người bị bệnh này thường đặc biệt chú ý đến các loại thực phẩm mà cơ thể có thể tiêu thụ. 

Bánh cuốn là một món ăn dân dã và quen thuộc của người dân Việt Nam. Thành phần chính của bánh là bột gạo được hấp chín nhờ vào hơi nước, nấm mèo, hành lá và thịt băm.

Với hương vị thơm ngon dễ ăn, có thể nói rằng bánh cuốn là món khoái khẩu của rất nhiều người, nhất là khi được dùng làm bữa sáng. Thế nhưng, với những trường hợp đang gặp rắc rối với dạ dày thì sao? Liệu đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn hay không?

Nhiều người thắc mắc không biết bị đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh đau bao tử HOÀN TOÀN CÓ THỂ tiêu thụ bánh cuốn. Gạo trắng, thành phần chính của bánh cuốn, chứa ít chất xơ, vị nhạt và dễ tiêu hóa.

Trong một số trường hợp viêm loét dạ dày hay tá tràng, việc bổ sung gạo trắng trong thực đơn hoàn toàn được khuyến khích vì nó có thể giúp cải thiện đáng kể những triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi và khó tiêu. Bên cạnh đó, món bánh cuốn chứa ít dầu mỡ và có cả rau xanh ăn kèm, thích hợp dùng cho những người ăn kiêng mà không làm hại đến dạ dày.

Tuy nhiên, mặc dù bánh cuốn không gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày nhưng bác sĩ cũng không khuyến khích bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ăn quá nhiều. Nguyên nhân là vì hiện nay, bánh cuốn được sản xuất theo cách công nghiệp, người ta thường thêm vào một số phụ gia hóa chất như hàn the hay huỳnh quang tinopal. 

Những phụ gia này được dùng với hàm lượng nhỏ để tạo nên cấu trúc dẻo, dai dai thơm ngon cho bánh. Với người bình thường, mức độ hóa chất này không thể gây tổn thương cho đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, với bệnh nhân đau dạ dày, lớp niêm mạc nhạy cảm hơn, những hóa chất này dễ dàng gây kích ứng và làm tồi tệ thêm tình trạng viêm loét. Nếu ăn quá nhiều, người bệnh còn có thể cảm thấy đầy chướng, ợ hơi, buồn nôn và tiêu chảy.

XEM THÊM:

Ngoài vấn đề “Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn?”, nhiều người bệnh còn quan tâm đến việc tiêu thụ bánh cuốn thế nào để không gây hại cho đường tiêu hóa. Bài viết xin chia sẻ cùng bạn đọc một số những “tip” hữu ích như sau:

Người bị đau dạ dày khi ăn bánh cuốn cần chú ý nhiều vấn đề
  • Không nên ăn khi bụng rỗng: Bụng khi còn rỗng đặc biệt nhạy cảm, nhất là vào buổi sáng sớm. Chính vì vậy, nếu lúc này người bệnh đau dạ dày ăn bánh cuốn thì sẽ rất dễ bị kích ứng và khó chịu do các hóa chất xấu thẩm thấu vào thành mạch. Thời điểm tốt nhất để dùng bánh cuốn cho những trường hợp đau dạ dày là vào bữa trưa hoặc bữa xế.
  • Chọn loại bánh cuốn được chế biến trực tiếp: Bánh cuốn nhập sẵn tiềm ẩn nguy cơ phụ gia hóa chất nhiều hơn các loại bánh cuốn được làm trực tiếp tại cửa hàng. Không những vậy, các loại chế biến trực tiếp còn loại trừ được khả năng không đảm bảo vệ sinh hoặc bảo quản bằng tủ lạnh. Nếu có nhiều thời gian, tốt nhất là bạn nên tự chế biến món ăn này tại nhà, vừa ngon miệng lại an toàn cho sức khỏe.
  • Không dùng kèm bánh cuốn với mỡ hành hay ớt: Mỡ hành và ớt cay đều là những gia vị dùng kèm khiến bánh cuốn trở nên hấp dẫn hơn. Với nhiều người, chúng còn là món khoải khẩu không thể thiếu trong bữa ăn. Tuy nhiên, bệnh nhân đau bao tử không nên tiêu thụ mỡ hành hay ớt cay vì chúng đều là những thực phẩm gây hại cho dạ dày, khiến tình trạng viêm xấu đi và làm quá trình tiêu hóa chậm hơn.
  • Ăn với số lượng phù hợp: Giống như đã giải thích phía trên, việc ăn quá nhiều bánh cuốn có thể tạo điều kiện cho hóa chất phụ gia “tấn công” hệ tiêu hóa và dạ dày của người bệnh. Theo các chuyên gia, những người bị đau bao tử chỉ nên tiêu thụ tối đa 100g bánh cuốn trong một bữa ăn đồng thời không ăn quá 2 lần/tuần.

Bài viết hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm những góc nhìn mới liên quan đến vấn đề “Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn?”. Chế độ thực phẩm vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phác đồ điều trị đau bao tử. Vì vậy, bạn nên thận trọng tìm hiểu kỹ thông tin thành phần mỗi món ăn trước khi thêm chúng vào thực đơn hàng ngày.

Khi bị đau dạ dày, ngoài dùng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị, làm giảm tác động của axít tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục.

  • Ăn sao để khỏi đau?
  • Món ăn trị viêm gan siêu vi
  • Những thực phẩm là bạn tốt của gan
  • 2 món thịt nên tránh với người bệnh gan
  • Vị ngon ngọt giúp dạ dày năng động

Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hoá, có hình dáng giống một cái túi để đựng thức ăn, có lỗ mở ở hai đầu, phần trên nối với thực quản gọi là tâm vị, phần dưới nối với ruột gọi là môn vị.

Người đau dạ dày nên ăn bánh mỳ, cháo, cơm nếp... những thức ăn mềm

Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Cơ chế sinh bệnh viêm, loét dạ dày đều do axít làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axít làm viêm, loét có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Viêm dạ dày cấp tính thường do dùng thuốc giảm đau như Aspirin và các thuốc giảm đau chống viêm trong bệnh xương khớp.

Ngoài thuốc còn do các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như: rượu, càphê, ớt, tiêu... Thêm nữa, các yếu tố tâm lý căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu… cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới tiết nhiều axít.

Trọng tâm của dinh dưỡng trong điều trị viêm, loét dạ dày là dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít tiết lên niêm mạc dạ dày.

Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị. Dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Dùng thức ăn mềm, ít có tác dụng cơ giới. Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ, tăng cường luộc, hấp và hạn chế chiên, xào.

Người bệnh đau dạ dày nên hạn chế ăn các loại hoa quả như táo, cam, chuối tiêu...

Thực phẩm nên ăn: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng, khoai tây, khoai sọ [luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp]; thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; đường, bánh, mứt, mật ong, kem, thạch, chè, nước lọc, nước khoáng...

Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua [như chanh, cam, bưởi], cà muối, giấm, mẻ, tương ớt...; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày [các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành...]; các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày [rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà...]; các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc... Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả [chuối tiêu, đu đủ, táo...] và các loại thức ăn chế biến sẵn [giăm bông, lạp xưởng, xúc xích...]; không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.

Trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 – 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ làm kích thích tiết axít càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước. Sau thời gian nhịn ăn nên ăn xúp nấu với rau, thịt nghiền; uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1.200 – 1.300kcal.

Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần, cách nhau một giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường. Nếu là viêm dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.

Tuỳ giai đoạn đau, cách ăn riêng

Giai đoạn 1

Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày, chỉ nên ăn sữa, cứ 1 – 2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần khoảng 1/3 – 1/2 ly [khoảng 100ml]. Tổng năng lượng chỉ cần 1.200kcal. Sau từ 2 – 3 ngày, nếu dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng năng lượng.

Giai đoạn 2

Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, xúp… mỗi lần 100ml sau đó tăng dần, nên ăn sáu bữa/ngày. Sau đó ăn các loại thức ăn khác như: cơm nếp, bánh mì, bánh quy; thịt, cá nghiền nát. Khi ăn nhai kỹ để thức ăn thấm nước bọt trước khi nuốt.

Giai đoạn 3

Vẫn tiếp tục ăn từ 5 – 6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ cho đến khi cơn đau dứt hẳn.

ThS.BS Lê Thị Hải
Giám đốc trung tâm dinh dưỡng,
viện Dinh dưỡng quốc gia

SGTT

Video liên quan

Chủ Đề