Bỏ thầu là gì

Theo Từ điển tiếng Việt, đấu thầu được hiểu là đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng.

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế [theo khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 sửa đổi tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020].

Theo đó, có thể hiểu đơn giản đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình.

Như vậy, bản chất của đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được thực hiện một công việc, yêu cầu nào đó. Mục tiêu của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.

Đấu thầu là gì? Có những hình thức đấu thầu nào? [Ảnh minh họa]
 

Theo quy định tại mục 1 Chương 2 Luật Đầu tư 2013, có các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư sau đây:

1. Đấu thầu rộng rãi

Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự [khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu năm 2013].

2. Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu [Điều 21 Luật Đấu thầu].

3. Chỉ định thầu

Với hình thức này, chỉ có 01 nhà thầu duy nhất được lựa chọn để thực hiện yêu cầu của bên mời thầu.

4. Chào hàng cạnh tranh

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
  • Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

  • Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

5. Mua sắm trực tiếp

Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

6. Tự thực hiện

Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

7. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nêu trên thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

8. Tham gia thực hiện của cộng đồng

Gói thầu sẽ được giao cho cộng đồng cư dân, tổ chức kinh tế tại địa phương thực hiện một phần hoặc toàn bộ.

Trên đây là giải đáp về Đấu thầu là gì? Có những hình thức đấu thầu nào?. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đấu thầu là gì? Các đặc điểm của đấu thầu? Các nguyên tắc cũng như phương thức đấu thầu mới nhất được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết “Đấu thầu là gì? Các quy định về đấu thầu mà bạn cần biết” để hiểu rõ hơn về đấu thầu.

Được quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013:
Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư dưới hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, minh bạch,  công bằng và hiệu quả kinh tế.”
Như vậy, có thể thấy, đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán [là các nhà thầu] cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được những hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng, cũng như chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa và dịch vụ đó với giá đủ bù đắp những chi phí đầu vào, cũng như đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Như vậy, bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như một sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện 1 việc nào đó và một yêu cầu nào đó.

Trong đó bên dự thầu là những thương nhân có đủ điều kiện, mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu tham gia đấu thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa và sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.

Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như 1 hoạt động độc lập mà nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là là giúp bên mời thầu tìm được chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn thành, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán, đồng thời để kí hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.

Theo quy định của Luật thương mại 2005, trong hoạt động đấu thầu có thể xuất hiện bên thứ ba như những công ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ và đánh giá hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên đây là hoạt động không qua trung gian và không có thương nhân làm dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân khác để nhận thù lao. Trong khi đó, Luật đấu thầu 2013 có quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp gồm có đại lí đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập, chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp. Việc thành lập, hoạt động của đại lí đấu thầu thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa một bên mời thầu với nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có các trường hợp ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định đầu tư.

Hình thức pháp lí của quan hệ đấu thầu hàng hóa và dịch vụ là hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là một văn bản pháp lí do bên mời thầu lập, trong đó có đầy đủ các yêu cầu về kĩ thuật, tài chính, thương mại của hàng hóa cần mua sắm, cũng như dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực và mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

Giá của gói thầu: xem xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá, được gọi là giá gói thầu hoạc dự toán và được đưa ra bởi bên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu. Bên dự thầu đưa ra mức giá cao hơn khả năng tài chính của bên mời thầu tham gia đấu thầu thì dù có tốt đến mấy cũng sẽ khó có thể thắng thầu. Bên dự thầu nào đáp ứng được những yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.

Hình thức lựa chọn nhà thầu được dựa trên số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu để phân chia.

  • Đấu thầu rộng rãi : Đây là một hình thức đấu thầu không hạn chế về số lượng nhà thầu tham gia.
  • Đấu thầu hạn chế : Bên mời thầu mời một số nhà thầu có đủ năng lực để tham dự đấu thầu. Tuỳ theo quy định tại mỗi nước mà số nhà thầu tối thiểu được mời là bao nhiêu. Theo quy chế Đấu thầu của Việt nam thì số nhà thầu tối thiểu là 5 nhà thầu.
  • Chỉ định thầu : Đây là một hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng.
  • Chào hàng cạnh tranh.
  • Mua sắm trực tiếp.
  • Tự thực hiện : Hình thức này áp dụng đối với những gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện.
  • Mua sắm đặc biệt.

Được dựa vào hình thức nộp hồ sơ để phân chia:

  • Phương thức hai túi hồ sơ.
  • Phương thức hai giai đoạn.
  • Phương thức một túi hồ sơ.

Đấu thầu có 4 loại hình, phụ thuộc vào các đặc điểm của đối tượng mua bán để phân chia:

  • Đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
  • Đấu thầu xây lắp.
  • Đấu thầu mua sắm hàng hóa, các dịch vụ khác.
  • Đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án.

XEM THÊM:Thuế nhà thầu là gì? Cách tính thuế nhà thầu đúng quy định
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Đấu thầu là gì? Đặc điểm cũng như phương thức thực hiện đấu thầu được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết này. Hy vọng bạn đọc sẽ chắt lọc được những thông tin hữu ích cho bản thân.

Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực.

Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu [số 43/2013/QH13] năm 2013, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27.


 

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
 

Chỉ định thầu là hình thức mà bên mời thầu chọn trực tiếp [chỉ định] nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng mà không thông qua đấu thầu. 

1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a] Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách; b] Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo; c] Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ; d] Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình; đ] Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình; e] Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Chỉ định thầu

2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a] Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án; b] Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; c] Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu; d] Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay; đ] Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày; e] Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

3. Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 20, 21, 23 và 24 của Luật đấu thầu năm 2013 thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

4. Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a] Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện; b] Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;

c] Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ.

Chào hàng cạnh tranh là hình thức mà bên mời thầu gửi yêu cầu chào hàng và nhận chào hàng [báo giá] từ nhà thầu. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. Đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá.
 

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a] Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; b] Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; c] Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. 2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a] Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; b] Có dự toán được phê duyệt theo quy định; c] Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Hình minh họa: Hình thức Chào hàng cạnh tranh

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. 2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a] Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó; b] Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó; c] Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; d] Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật đấu thầu năm 2013 [6 hình thức ở trên] thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây: 1. Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

2. Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.

Ngoài việc nắm rõ đấu thầu rộng rãi là gì, đấu thầu hạn chề, chỉ định thầu,... nhà thầu cũng cần biết được khái niệm của áp thầu là gì? Áp thầu là việc áp dụng một gói thầu trước đó đã thực hiện thông qua đấu thầu rộng rãi cho gói thầu tương tự chuẩn bị/đang thực hiện. 
 

Lời nói đầu

Nhiều nhà thầu nhắn cho DAUTHAU.INFO hỏi những kiến thức rất căn bản về đấu thầu, DAUTHAU.INFO sẽ có loạt bài hướng dẫn dành cho các nhà thầu. Bài viết này nằm trong loạt bài về KIẾN THỨC CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI THAM GIA ĐẤU THẦU

Sau khi nạp các kiến thức căn bản rồi thì bạn nên chuẩn bị cho mình một bộ phần mềm để săn thông tin thầu. Hãy tham khảo gói phần mềm VIP1 của DauThau.info tại đây: //dauthau.asia/vip/?plan=1&vip=1

Tại sao Admin hướng dẫn bạn chọn gói VIP1 chứ không phải các gói phần mềm khác của dauthau.info?

Bởi vì với gói phần mềm này, các bạn đang chập chững bước vào thị trường mua sắm đặc biệt này có thể dùng để khảo sát thị trường, đồng thời nghiên cứu tìm hiểu các gói thầu mà mình quan tâm. Bằng cách thiết lập phần mềm săn các gói thầu mà mình đang tìm kiếm như 1 cách tập rượt cho quen, các bạn còn có thể xem các hồ sơ mời thầu mẫu của các gói đấu thầu qua mạng [đều được đăng tải miễn phí hồ sơ mời thầu], các bạn tải về để nghiên cứu xem người ta đang mời thầu như thế nào, năng lực của mình đã đáp ứng được chưa, còn thiếu gì cần phải bổ sung. Nếu thấy mọi thứ dường như sẵn sàng thì bạn có thể "chiến đấu" luôn!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề