Chữa mắt lồi ở đâu

Ảnh minh hoạ

Những trường hợp có thể bắt gặp như :

– Lồi cả 2 mắt: Đây là tình trạng phổ biến nhất, đôi khi biểu hiện của một bên rõ rệt hơn bên còn lại.

– Mắt lồi một bên: Trường hợp này khá hiếm gặp.

Đối với một người, độ lồi mắt bình thường là 12 mm, nếu cao hơn mức độ đó nghĩa là bạn đang mắc phải căn bệnh lồi mắt và cần được chữa trị kịp thời. Theo đó, sẽ có các mức độ lồi như sau:

Mức độ nhẹ: Mức độ 1 [từ 13 – 16mm], mức độ 2 [từ 17 – 20mm]

Mức độ trung bình: Mức độ 3 [từ 20 –23 mm]

Mức độ nặng: Mức độ 4 [trên 24mm]

Lồi một mắt: độ lồi phải chênh so với bên mắt còn lại 3mm trở lên.

Cách đo độ lồi mắt: xác định có lồi mắt thật hay không bằng cách quan sát từ trên trán xuống, so sánh độ mở khe mi, nhìn nghiêng so sánh đỉnh giác mạc với cung lông mày và đo độ lồi bằng thước độ lồi, lớn hơn 10 mm được coi là bất thường.

Bệnh lồi mắt xảy ra do hai nguyên nhân chính là bẩm sinh hoặc thứ phát. Những nguyên nhân được xem là thứ phát như:

– Khối u hốc mắt: thường chỉ gây ra duy nhất biểu hiện mắt lồi

– Viêm tổ chức hốc mắt: có thể là viêm xuất phát tại chỗ hoặc viêm nhiễm lan truyền từ các vùng lân cận [viêm xoang mạn tính…]. Ngoài chứng lồi mắt, viêm tổ chức hốc mắt còn gây đau, đỏ mắt và thị lực giảm.

– Xâm nhập các chất trong mắt: bệnh cường giáp [basedow], rối loạn bệnh lý về máu, thông động tĩnh mạch xoang hang, chấn thương mắt…

Lồi mắt do bệnh basedow- ảnh minh họa

Tưởng chừng như chỉ là căn bệnh ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, tuy nhiên bệnh lồi mắt thường gây ra nhiều biến chứng mà nếu không chữa trị chúng ta sẽ gặp phải những nguy hiểm không chỉ cho mắt mà còn cả sức khỏe của bạn như:

– Viêm loét giác mạc: Lồi mắt nặng làm cho mi nhắm không kín có thể dẫn tới biến chứng viêm loét giác mạc, trường hợp nặng khiến phải khoét bỏ mắt, gây mất thẩm mỹ mắt nghiêm trọng và mù vĩnh viễn.

– Mắt lác: Các cơ mắt bị phù nề, phì đại, xơ hóa, bị tổn thương dẫn đến chứng nhìn đôi [song thị], nguy hiểm hơn là chứng mắt lác.

– Tăng nhãn áp: Mắt lồi ngày càng nặng, áp lực về phía sau nhãn cầu càng lớn sẽ gây ra tăng nhãn áp. Lâu ngày, tình trạng này sẽ làm tổn thương thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.

– Mắt mù vĩnh viễn: Các cơ vận nhãn khi bị phì đại sẽ chèn ép dây thần kinh thị giác ở đoạn đỉnh hốc mắt, gây giảm thị lực. Biến chứng nặng nhất của tình trạng này là mắt mù vĩnh viễn.

– Giảm tuổi thọ: Tổn thương nặng thường xảy ra sau 2 năm bị bệnh. Lúc này tuổi thọ của người bệnh bị giảm đi rất nhiều, càng bị nặng tuổi thọ càng giảm.

Chính vì những biến chứng phức tạp như vậy, mỗi người cần đề phòng, không nên chủ quan khi mắc phải căn bệnh này. Tùy vào mức độ lồi mắt sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Đối với mức độ lồi nhẹ có thể không cần điều trị nhưng ở mức độ 3 và 4 chúng ta cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn chữa trị phù hợp. Đặc biệt đối với những người bị ở mức độ nặng, độ lồi mắt trên 24mm cần phải chữa trị sớm.

Hiện nay, có 3 phương pháp để điều trị chứng mắt lồi ở mức độ này

Thứ nhất, sử dụng thuốc corticoides: “Bác sĩ sau khi khám xác định có thể kê đơn cho bạn sử dụng Prednisone 100mg, sử dụng trong 5-7 tuần tùy tình trạng cụ thể. Tuy nhiên cần nói với bác sĩ về việc bạn có tiền sử bệnh đường tiêu hóa bởi thuốc này có nhiều tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa và xương.”

Thứ hai, xạ trị: Bác sĩ dùng máy tạo chất phóng xạ chiếu vào vùng hốc mắt. Lưu ý trong trường hợp này là nó chỉ có hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh, khi sau hốc mắt đã có sẹo thì cách chữa mắt lồi này không còn tác dụng. Chính vì vậy việc khám mắt định kì để sớm phát hiện bệnh là vô cùng quan trọng.

Phẫu thuật chữa mắt lồi là cách chữa dứt điểm căn bệnh này hiệu quả nhất [ảnh minh họa].

Và cuối cùng, phẫu thuật mắt lồi: Áp dụng khi các cách trên không có hiệu quả. Tùy từng biểu hiện, biến chứng của mắt mà bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật phù hợp như: khâu cò mí mắt [ nâng mí mắt, giảm độ hở của mí mắt], phẫu thuật chỉnh hình [giảm độ co rút của cơ vận nhãn]…

Một số lời khuyên hữu ích dành cho người bị lồi mắt:

– Nếu bạn mất tự tin khi bị mắt lồi, bạn có thể đeo kính sẫm màu trước lúc ra ngoài.

– Sử dụng thuốc nhỏ mắt bên ngoài và dùng thuốc bổ mắt từ bên trong để tránh tình trạng khô mắt .

– Nhỏ thuốc nước để làm giảm mức độ cường cơ vận nhãn. Thuốc này được cho theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

– Đeo kính đúng cách và thường xuyên kéo kính lên vừa tầm mắt khi kính bị trễ xuống thấp để tránh khiến mắt ngước nhìn theo, dẫn đến mắt bị lồi và sụp xuống.

– Không dùng kính sai độ bởi nó sẽ làm cho mắt khi nhìn bị mỏi, phải căng ra, khiến thị lực suy giảm.

– Không nên quá phụ thuộc vào kính khiến mắt ngày càng bị nặng hơn.

– Khi mắt đã bị lồi thì không nên học tập, làm việc quá lâu trong môi trường thiếu ánh sáng.

Với 100% nguyên liệu từ thiên nhiên, PM Eye Tonic là sản phẩm bảo vệ sức khỏe hoàn hảo đã được các chuyên gia mắt tin dùng hơn 10 năm qua tại Việt Nam.

Dược sĩ tư vấn: 0127 370 4862

Website: Thuocbomat.com.vn

Sản phẩm đã có bán ở các Bệnh viện Trung Ương & các nhà thuốc lớn trên toàn quốc.

GPQC: Số 159/2017/XNQC-QLD

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng


Thứ năm - 24/01/2019 22:03

PGS. TS. BS Nguyễn Hoài Nam
Cố vấn Bệnh viện quốc tế Minh Anh

Theo Y văn, trong những năm đầu của thế kỷ 20, dấu hiệu này gặp gần như trong 100% các trường hợp Basedow, ngày nay theo những công trình nghiên cứu mới nhất thì dấu hiệu gặp trong 40-45% các trường hợp. Chính vì vậy người ta còn gọi bệnh Basedow với một cái tên khác là bệnh bướu cổ lồi mắt.

Bên cạnh bướu cổ làm mất vẻ đẹp của người phụ nữ, chứng lồi mắt cũng làm cho bao nhiêu bệnh nhân mất ăn, mất ngủ và rất nhiều bệnh nhân đã yêu cầu các bác sĩ tìm cách điều trị cho mình.

Triệu chứng lồi mắt trong bệnh Basedow được mô tả lần đầu tiên bởi tác giả Parry vào năm 1825, trước cả khi Basedow mô tả loại bệnh này vào năm 1840. Nguyên nhân cơ bản là do thâm nhiễm tế bào Lympho đi kèm với sự phù nề của các mô ở hốc mắt và sau nhãn cầu gây ra. Những thành phần này đẩy nhãn cầu ra phía trước làm cho mắt bị lồi, khác với lồi mắt trong bệnh cận thị.
 


CÁC BIỂU HIỆN ĐI KÈM VỚI LỒI MẮT

Lồi mắt thường xảy ra ở cả hai mắt, đôi khi rõ rệt ở một bên hơn là bên còn lại. Cũng có những bệnh nhân chỉ bị lồi một bên mắt nhưng rất hiếm gặp.

Đi kèm với chứng lồi mắt, bệnh nhân thường cảm thấy chói mắt, chảy nước mắt sống, cảm giác như có bụi bay vào mắt hoặc rất nóng rát. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị khô và loét giác mạc là nguyên nhân gây lên mù loà vĩnh viễn.

Ánh mắt bệnh nhân thường long lanh rực rỡ, có cái nhìn chăm chú, ít chớp mắt, người bệnh thường không nhắm kín mắt khi ngủ. Đó là dấu hiệu mà trong dân gian thường gọi: “Tinh hoa thất thoát ra ngoài, ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa” là vậy.

Trong thực hành bệnh viện, các bác sĩ hay áp dụng bảng phân loại Werner của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ với 6 mức độ. Độ 1 và 2  là nhẹ, độ 3 là vừa, độ 4-6 là nặng.

Với những trường hợp khó khăn trong chẩn đoán và phân loại, người ta sử dụng thước đo độ lồi mắt Hertel. Độ lồi mắt khác nhau tùy theo chủng tộc và dân tộc, ở người Việt Nam bình thường độ lồi mắt vào khoảng 12 mm, độ lồi tăng lên trong bệnh nhân Basedow.

ĐIỀU TRỊ BẰNG CÁCH NÀO?

Một số trường hợp chứng lồi mắt có thể thay đổi cùng với tiến triển của bệnh sau khi điều trị. Khoảng 30% bệnh nhân sẽ hết lồi mắt sau khi phẫu thuật, thường là những bệnh nhân lồi mắt ở mức độ nhẹ và vừa.

Có 3 phương pháp điều trị chứng lồi mắt gồm: sử dụng thuốc Corticoides liều cao, xạ trị và phẫu thuật.

Với những bệnh nhân lồi mắt độ 1, thường không cần phải điều trị.

Những bệnh nhân lồi mắt độ 2, việc điều trị bao gồm:

- Đeo kính sẫm màu.

- Nhỏ hoặc tra các loại Pomade nước mắt nhân tạo để tránh biến chứng khô giác mạc.

- Nhỏ một loại thuốc nước đặc biệt để làm giảm mức độ cường cơ vận nhãn. Thuốc này được cho theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

Những bệnh nhân lồi mắt từ độ 3 trở lên, việc điều trị phức tạp hơn nhiều và không phải lúc nào cũng có hiệu quả:

- Thuốc Corticoides liều cao trong  5-7 tuần. Tuy nhiên cần chú ý khả năng dung nạp kém với Corticoides ở người Việt Nam so với bệnh nhân phương Tây. Biến chứng hay gặp nhất của việc sử dụng thuốc là viêm loét dạ dày có thể gây xuất huyết tiêu hoá và phù do giữ nước.

- Xạ trị: dùng máy tạo chất phóng xạ chiếu vào vùng hốc mắt: tuy nhiên phương pháp này chỉ có hiệu quả điều trị lồi mắt trong giai đoạn sớm và không có tác dụng trong giai đoạn sẹo đã hình thành phía sau hốc mắt.

- Điều trị bằng phẫu thuật: được sử dụng cho những trường hợp thất bại với điều trị bằng Corticoides và xạ trị, bao gồm:

1. Khâu cò mí mắt: nhằm làm giảm độ hở của mi mắt.

2. Phẫu thuật chỉnh hình làm giảm độ co rút của cơ vận nhãn.

3. Phẫu thuật làm giải áp hốc mắt trong những trường hợp lồi mắt ác tính có tổn thương thần kinh thị giác gây giảm và mất thị lực hoặc do yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân.

4. Phẫu thuật tạo hình sau giải áp hốc mắt.

Tất cả những phẫu thuật này được thực hiện bởi các bác sĩ nhãn khoa và tạo hình. Tại Việt Nam, việc điều trị các chứng lồi mắt trong bệnh Basedow mới được chú ý trong một vài năm gần đây nhưng chưa thuờng quy và chưa có trung tâm hay bác sĩ nào chuyên về vấn đề này.

►Khó thở do bướu cổ

►Săn sóc sau phẫu thuật cắt tuyến giáp qua nội soi

Phẫu thuật nội soi bướu cổ

►Bướu cổ khi nào thì mổ ?

►Chuyên đề bướu giáp: Nhận diện bướu lành, bướu độc ?

►Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần RFA

►Rối loạn tuyến giáp và những hệ lụy

Video liên quan

Chủ Đề