Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có vai trò như thế nào đối với Việt Nam

Ngày gửi: 02/04/2020 lúc 23:02:24

Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là gì? Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế? Phân tích vai trò của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế?

Hệ thống pháp luật Việt Nam [hethongphapluat.com] xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

I. Cơ sở pháp lý
  • Luật Quốc Tế
  • Hiến chương Liên Hợp quốc

II. Nội dung tư vấn

1. Khái niệm Luật Quốc tế

Sở dĩ gọi một số nguyên tắc của Luật quốc tế là những nguyên tắc cơ bản bởi vì trong hệ thống luật quốc tế tồn tại nhiều nguyên tắc khác nhau, trong đó có các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ liên quốc gia ở phạm vi toàn cầu, đồng thời lại có cả những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước cùng khu vực và nguyên tắc điều chỉnh quan hệ trong từng ngành luật cụ thể của hệ thống luật quốc tế.

Trong các nguyên tắc này thì hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những nguyên tắc thể hiện tập trung nhất các quan điểm chính trị – pháp lý và cách xử sự của các quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đời sống quốc tế.

Như vậy, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được hiểu là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung [Jus cogens] đối với mọi chủ thể Luật quốc tế. Trong Luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản tồn tại dưới dạng những quy phạm Jus cogens được ghi nhận ở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

2. Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

– Tính mệnh lệnh chung: Biểu hiện ở chỗ:

+ Tất cả các loại chủ thể đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.

[VD: Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận nguyên tắc “tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế” là nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Theo nguyên tắc này, tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc khi tham gia quan hệ quốc tế đều có nghĩa vụ phải tuân thủ một cách triệt để, có thiện chí, không do dự các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế; trừ các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc].

+ Không một chủ thể hay nhóm chủ thể nào của Luật quốc tế có quyền hủy bỏ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.

+ Bất kỳ hành vi đơn phương nào không tuân thủ triệt để nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế.

+ Ngoài ra, đối với các lĩnh vực có các nguyên tắc chuyên biệt như: Luật Biển quốc tế, Luật hàng không dân dụng quốc tế…thì bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, các bên còn phải chấp hành các nguyên tắc chuyên biệt trong từng lĩnh vực cụ thể.

[Ví dụ: Trong luật biển quốc tế có ghi nhận một loạt các nguyên tắc chuyên ngành như: nguyên tắc tự do biển cả, nguyên tắc đất thống trị biển…các quốc gia khi tham gia các quan hệ liên quan đến biển, song song với việc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc chuyên ngành họ cũng phải tuân thủ nghiêm chỉnh 7 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế].

– Tính bao trùm: Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp lý quốc tế. Đồng thời chúng được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.

[Ví dụ: Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa-xã hội…hay nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia là nguyên tắc giữ vai trò quan trọng và có tính chất xuyên suốt quá trình hợp tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế].

– Tính hệ thống: Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Biểu hiện ở chỗ: việc tôn trọng hay phá vỡ nguyên tắc này sẽ làm ảnh hưởng đến nội dung và việc tuân thủ nguyên tắc khác.

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 024.6294.9155

– Tính thừa nhận rộng rãi: Đặc trưng này thể hiện ở chỗ: các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được áp dụng trong phạm vi toàn thế giới, đồng thời chúng được ghi nhận trong hầu hết các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như: Hiến Chương Liên hợp quốc, Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, Định ước Hen-xin-ki năm 1975 về an ninh và hợp tác các nước Châu Âu, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á…

Trong các đặc điểm nêu trên, đặc điểm về tính mệnh lệnh chung là quan trọng nhất, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế chi phối lại các nguyên tắc pháp luật chung và nguyên tắc chuyên ngành. 

3. Vai trò của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

Trong quá trình xây dựng Luật quốc tế các ngyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đóng góp vai trò khá quan trọng. Các nguyên tắc của Luật quốc tế là nền tảng, nguồn góp phần tròn việc xây dựng và hoàn thiện Luật quốc tế.

–  Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại, Hiến chương Liên hợp quốc đã lấy nguyên tắc này làm cơ sở cho hoạt động của mình: “Liên Hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các thành viên” [ khoản 1 Điều 2]. Nguyên tắc này là nền tảng quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc Luật quốc tế hiện đại, nó đã được ghi nhận trong điều lệ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp quốc, của tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực, trong nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương và trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng của các hội nghị và tổ chức quốc tế. Qua đó các quy định của Luật quốc tế được xây dựng dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia vì trong quan hệ quốc tế việc xác định chủ quyền quốc gia có vai trò rất quan trọng. Việc thực hiện chủ quyền quốc gia sẽ khẳng định được vị thế của quốc gia trong hoạt động đối nội cũng như là đối ngoại. Ngoài ra, các nguyên tắc khác cũng góp phần xây dựng Luật quốc tế, cụ thể hóa qua các điều ước, tuyên bố, định ước… trong khuôn khổ Liên Hợp quốc.

– Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực được quy định tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp quốc. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong một loạt các văn bản quốc tế quan trọng như Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc [ được Đại hội đồng thông qua năm 1970], Định ước Henxinki năm 1975,…

– Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác xuất hiện đầu tiên trong các hiến pháp của một số nước tư sản thời kỳ cách mạng tư sản của châu Âu đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp quốc tại khoản 7 Điều 2. Nguyên tắc này đã góp phần vào điều chỉnh mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia trong tuyên bố của Liên Hợp quốc về các nguyên tắc của Luật quốc tế liên quan đến hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia năm 1970. Ngoài ra, nguyên tắc này đã được ghi nhận trong nhiều văn ban quốc tế quan trọng như Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị các nước Á-Phi năm 1975 tại Băng-đung, Hiệp định Geneve,.. Các quy phạm Luật quốc tế do chính các chủ thể của Luật quốc tế xây dựng, không phải do một cơ quan quyền lực nào sáng tạo nên. Các quy phạm đó được xây dựng dựa trên cơ sở bình đẳng chủ quyền và trên cơ sở thỏa hiệp và nhân nhượng giữa các chủ thể của hệ thống pháp luật này. Có nghĩa là trong quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế các chủ thể phải cố gắng đạt được sự thỏa hiệp tương ứng với các quy tắc xử sự và bên cạnh đó quan hệ với nhau, các chủ thể có cùng công nhận quy tắc xử sự đó là bắt buộc [pacta sunt servanda].

Xu thế tất yếu của tiến trình phát triển quan hệ quốc tế hiện nay là sự hội nhập, hợp tác trên cơ sở các bên cùng có lợi. Sự hợp tác giữa các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực không phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế đã được pháp luật hóa trong các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng. Ý tưởng về sự hợp tác giữa các quốc gia lần đầu tiên được thể hiện trong khoản 3 Điều 4 Hiến chương Liên Hợp quốc, rằng một trong những mục đích của tổ chức là “thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn để quốc tế kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo, khuyến khích và phát triển dsự tôn trọng các quyền của con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi ngừoi không phjân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Mặc dù Hiến chương LHQ không ghi nhận nghĩa vụ các quốc gia phải hợp tác với nhau như một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nhưng trong nhiều điều khoản của Hiến chương lại nhắc đến sự hợp tác giữa các quốc gia như là nguyên tắc tồn tại của cộng đồng quốc tế. Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc về các nguyên tắc của Luật quốc tế đã mở rộng nội dung pháp lý của nguyên tắc này, theo đó “các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế không phụ thuộc vào hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa, nhằm mục đích duy trì hoà bình, an ninh quốc tế và góp phần vào việc ổn định kinh tế thế giới, vì sự phồn vinh chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế”.

Phân tích nội dung và ngoại lệ của một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc hòa bình gải quyết các tranh chấp quốc tế này gắn liền với sự hình thành và phát triển của nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và là hệ quả tất yếu của nguyên tắc này. Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn phát sinh từ các mối quan hệ giữa các quốc gia. Đó là hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể luật quốc tế có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau ” không thống nhất được về quyền và lợi ích ” xung đột, mâu thuẫn. Liên hợp quốc cùng với bản Hiến chương của mình lần đầu tiên đã nâng vấn đề giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế lên thành nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia. Khoản 3 điều 2 Hiến chương ghi nhận: “Hội viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp hòa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như đến công lý”. Cùng với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, với việc tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, hiện nay cộng đồng quốc tế đang dần thừa nhận vai trò cũng như tính hiệu quả của các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế như: EU, Asean, Liên Hợp quốc,…

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề