Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường tiêu học năm 2024

Thời sự tổng hợp Tin kinh tế Tin văn hóa - xã hội An ninh quốc phòng Hoạt động đảng - đoàn thể Bầu cử QH - HĐND các cấp Gương người tốt việc tốt Thông tin tuyên truyền Phòng, chống Covid-19 Thông Báo XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA KIỂU MẪU

  • Quy hoạch Quy hoạch kinh tế - xã hội Quy hoạch xây dựng Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch khác
  • DU KHÁCH Di tích - Lễ hội Du lịch
  • TT CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH VB Chỉ đạo, Điều hành Thủ tục Hành chính Khen Thưởng - Xử Phạt Báo cáo thống kê Công khai tài chính
  • ĐẤU THẦU Đang mời thầu Đã đấu thầu
  • Văn bản QPPL

Từ ngày:

Đến ngày:

Chọn cỡ chữ Đọc bài viết In trang

Là người quản lý, tôi quan tâm đến phát triển văn hóa trong quản lý vào việc điều hành nhiệm vụ công việc. Trước hết tôi luôn thực hiện nghiêm túc, làm “đúng việc” theo nhiệm vụ được phân công, tuân thủ nghiêm túc quy tắc, quy trình, quy phạm đối với các loại việc, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tính khoa học và đạt hiệu quả cao nhất có thể. Làm cho mọi người thấy tôi đang làm việc có trách nhiệm và đầy tình thân ái với đồng nghiệp, tình yêu thương học trò.

Bên cạnh đó, tôi còn quan tâm đến việc xử lý các mối quan hệ nội bộ, xây dựng bầu không khí nhà trường lành mạnh bằng các biện pháp cụ thể:

+ Quan tâm cải thiện điều kiện làm việc: quan tâm xây dựng, giữ gìn cảnh quan sư phạm nhà trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện. Tạo điều kiện thuận lợi nhất về sở vật chất phù hợp như không gian, trang thiết bị dạy học, trang phục.để tạo ra những “cảm xúc thẩm mỹ” tích cực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhờ đó làm xuất hiện trạng thái thư giãn thoải mái, sảng khoái dễ chịu là tiền đề cho tâm trạng vui vẻ phấn khởi của mọi người.

+ Tôi luôn coi trọng việc phân cấp, phân quyền, phân nhiệm vụ hợp lý cho giáo viên, đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của giáo viên. Biết tập trung và dồn sức vào những nhiệm vụ ưu tiên, không lơi lỏng các việc khác.

+ Xây dựng phong cách làm việc khoa học, hiệu quả: Ngay đầu năm học, tôi cùng với giáo viên có sự thống nhất thực hiện kế hoạch chuyên môn năm học. Xác định rõ ràng bằng văn bản vai trò, vị trí, chức năng và quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận, xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc chặt chẽ và khoa học để sao cho bộ máy vận hành nhịp nhàng, ăn khớp, không chồng chéo hoặc cản trở lẫn nhau Tôi quan tâm đến việc phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm. Hàng tuần, sắp xếp để các tổ nhóm có buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường.

+ Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động chuyên môn, tăng cường đối thoại, cùng tham gia trong các hoạt động chuyên môn. Điều này tác động mạnh vào tâm lý của giáo viên, nhân viên, tạo cho họ có cảm giác được tôn trọng, từ đó họ nâng cao ý thức trách nhiệm và tích cực hơn trong hoạt động chuyên môn. Tôi luôn lắng nghe ý kiến của giáo viên, nhân viên, quan tâm đến nhu cầu của giáo viên, học sinh. Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn này sinh, phân tích đánh giá mâu thuẫn và áp dụng các biện pháp từ giáo dục thuyết phục đến các biện pháp hành chính để giải quyết ngay các mâu thuẫn, không để nó tồn tại lâu và lây lan trong tập thể.

+ Tôi cũng quan tâm đến việc công khai mọi hành động trong công tác chỉ đạo chuyên môn. Tập thể giáo viên biết tôi đang làm công việc gì, và đang giải quyết vấn đề đó như thế nào. Nhờ vậy mà tôi đã tạo được sự cảm thông của tập thể đối với những khó khăn phức tạp của người quản lý trong giải quyết các nhiệm vụ của tập thể.

+ Tôi luôn đối xử công bằng, đánh giá khách quan, công minh với giáo viên. Khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để giáo viên phát huy tối đa khả năng của mình. Khuyến khích giáo viên tích cực hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Quan tâm đến công tác động viên khen thưởng. biểu dương những thành tích của giáo viên, học sinh và nhân viên của trường, dù là nhỏ nhất.

+ Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Nhà trường trong việc học tập, nghiên cứu và có cơ chế khuyến khích phù hợp trong việc thực hiện văn hóa nhà trường.

+ Ngoài ra tôi quan tâm đến việc giao lưu với học sinh trong lớp thông qua các tiết dự giờ, giao lưu với học sinh toàn trường thông qua các tiết chào cờ, hoạt động ngoài giờ chính khóa. Làm cho học sinh biết là các em đang được yêu thương, được quan tâm chăm sóc.

Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường của trường Tiểu học Ngọc Lâm, quận Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên