Bị mụn chắp bị bao lâu

Bị lẹo làm cho mắt bị sưng phù to cả mí mắt dẫn đến gây cản trở cho việc giao tiếp, cũng như nhìn mọi thứ xung quanh. Câu hỏi phổ biến mỗi khi bị lẹo đó là bị lẹo bao lâu thì khỏi và có tự khỏi hay không?

Người bệnh sẽ bị sưng đỏ, đau nhức trên mí mắt, có thể làm cho mắt tiết nước mắt và bị đỏ. Lẹo mắt rất hiếm khi ảnh hưởng đến cả hai mắt cùng một lúc. Thông thường sẽ chỉ xuất hiện lẹo ở một bên mắt.

Các triệu chứng của lẹo mắt có thể bao gồm:

-         Một cục u trên mí mắt

-          Sưng mí mắt, đau đớn, đỏ mắt

-          Tiết chất nhầy từ mắt

-          Sụp mí

-          Ngứa mắt, mờ mắt, khó chịu khi chớp mắt

-          Cảm giác như có một vật thể trong mắt

Lẹo mắt rất hiếm khi ảnh hưởng đến cả hai mắt cùng một lúc. [Ảnh: Internet]

Nên đến gặp bác sĩ nếu lẹo mắt kéo dài hơn một tuần, các vấn đề về thị lực có chuyển biến nặng, vết sưng đặc biệt đau, chảy máu hoặc mí mắt và mắt trở nên đỏ ngầu.

2.   Các loại lẹo thường gặp

Lẹo mắt gồm 3 loại: lẹo bên ngoài mí mắt, lẹo bên trong mí mắt, đa lẹo

2.1. Lẹo bên ngoài

Lẹo bên ngoài được hình thành ở mép ngoài của mí mắt. Chúng chứa đầy mủ và đau khi chạm vào. Nguyên nhân gây ra lẹo ngoài là bởi bị nhiễm trùng ở các bộ phận sau:

- Nang lông mi: các lỗ nhỏ trên da nơi mà lông mi mọc ra.

- Tuyến bã nhờn: Tuyến này gắn với nang lông mi và tạo ra chất nhờn giúp bôi trơn lông mi và giúp lông mi không bị khô.

- Tuyến Apocrine [Moll]: Tuyến này cũng giúp lông mi không bị khô và nó cũng là một tuyến mồ hôi đổ vào nang lông mi.

2.2. Lẹo bên trong

Lẹo bên trong đau đớn hơn lẹo bên ngoài do tình trạng sưng tấy phát triển bên trong mí mắt. Lẹo mắt bên trong xảy ra thường do nhiễm trùng ở tuyến meibomian. Các tuyến này chịu trách nhiệm sản xuất chất bài tiết tạo nên một phần của màng bao phủ mắt.

Người bị lẹo bên trong thường khó chịu hơn so với người bị lẹo bên ngoài bởi cảm giác nóng rát trong mắt, mí mắt bị đóng vảy, sụp xuống, ngứa ngáy trên nhãn cầu, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt, cảm giác có vật gì đó mắc vào mắt và khó chịu khi chớp mắt.

2.3. Đa lẹo

Là tình trạng lẹo xuất hiện cả bên trong lẫn bên ngoài mí mắt, khi bị đa lẹo thường sẽ đau hơn và thời gian chữa khỏi cũng lâu hơn lẹo thông thường.

Đọc thêm:

 - Mắt bị đỏ tròng trắng là gì? Những thông tin về mắt bị đỏ tròng trắng người bệnh nên biết

- Bệnh mắt lồi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh 

3. Các nguyên nhân gây nguy cơ lẹo mắt

- Sử dụng mỹ phẩm quá nhiều

- Không tẩy trang mắt trước khi đi ngủ

- Không khử trùng kính áp tròng trước khi đeo vào

- Thay kính áp tròng mà không rửa tay kỹ

- Dinh dưỡng kém

- Thiếu ngủ

Chú ý: Nếu trong gia đình có một người bị lẹo mắt thì những người khác không nên dùng chung khăn tắm hoặc khăn mặt để giảm thiểu lây nhiễm chéo.

4. Bị lẹo bao lâu thì khỏi và có tự khỏi được không?

Nếu không điều trị, lẹo mắt có xu hướng kéo dài 1- 2 tuần cho đến khi lẹo tự khỏi. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ giúp khỏi lẹo trong vài ngày. Lẹo sẽ bị vỡ sau khoảng 3-4 ngày. Sau đó khoảng 1 tuần lẹo sẽ khỏi, nhưng lẹo sẽ lây từ mắt này sang mắt khác và rất hay tái phát lại.

Lẹo mắt có thể khỏi nhanh chóng khi đến gặp bác sĩ hoặc tự khỏi nếu chăm sóc đúng cách:

- Chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm đau và sưng mụn lẹo.

Tránh chạm trực tiếp vào khu vực bằng ngón tay của bạn. Điều này có thể làm lây lan nhiễm trùng hoặc làm cho bệnh nặng hơn.

Bảo vệ mắt trước tác nhân gây nhiễm khuẩn bằng cách đeo kính mỗi khi ra ngoài đường, dọn dẹp nhà cửa để tránh khói bụi ô nhiễm gây nên. Tay không được vệ sinh sạch sẽ không được đưa lên dụi vì có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn.

Kiêng các chất kích thích và hạn chế ăn các món thủy hải sản.

Vệ sinh sạch sẽ, không trang điểm và soi gương.

Sử dụng thuốc mỡ trị lẹo bôi đều lên mí mắt sẽ giảm đi sự khó chịu mà lẹo gây ra.

Làm theo các bước sau để làm dịu và làm sạch khu vực xung quanh mụn lẹo:

+ Đun sôi một chiếc khăn mới trong nước để đảm bảo rằng nó sạch và vô trùng.

+ Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.

+ Để khăn nguội cho đến khi đủ ấm để chạm vào.

+ Nhẹ nhàng áp dụng nó lên mí mắt.

+ Giữ khăn mặt trên khu vực bị lẹo tối đa 15 phút.

+ Làm sạch bất kỳ dịch tiết nào từ mắt bằng cách lau bằng khăn sạch nhẹ nhàng và thường xuyên mát xa cho mắt.

- Đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường như:

+ Mụn lẹo lớn hơn, chảy máu hoặc bắt đầu ảnh hưởng đến thị lực làm mờ mắt, không nhìn rõ.

+ Các vết đỏ lan ra toàn bộ mắt hoặc mí mắt, lan ra má hoặc các bộ phận khác của khuôn mặt.

Bác sĩ sẽ xem và lên đơn các loại thuốc như: thuốc nhỏ mắt kháng sinh, thuốc mỡ erythromycin, thuốc kháng sinh uống,... hoặc có thể thực hiện chích lẹo khi lẹo già.

Lưu ý: 

- Đối với lẹo mắt nhỏ có thể gây đau đớn, nhưng thường sẽ không nguy hiểm và có thể thực hiện điều trị tại nhà thường an toàn và hiệu quả.

- Đối với những lẹo mắt lớn hơn, nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc có vẻ rất nghiêm trọng, đừng trì hoãn việc tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Đến đây, chắc hẳn các bạn đều đã nắm được câu trả lời cho câu hỏi "Bị lẹo bao lâu thì khỏi và có tự khỏi không?" Có thể khẳng định rằng lẹo mắt không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên thông thường bạn cũng có thể làm lẹo mắt nhanh khỏi hơn nếu áp dụng cách chăm sóc tại nhà như bên trên.

Nguồn tham khảo:

//www.webmd.com/eye-health/get-rid-of-stye

//www.webmd.com/eye-health/remedies-stye

//dukeeyecenter.duke.edu/news-events/what-causes-stye-and-best-ways-get-rid-one-featuring-singh

Các biện pháp chống mỏi mắt khi ngồi máy tính và đọc sách 

1. Lẹo là gì? Lẹo là chứng viêm cấp tính do nhiễm trùng ở mi mắt do tụ cầu khuẩn gây nên.Lẹo thường xuất hiện sát bờ mi khiến mi mắt sưng đỏ, ngứa và đau nhức. Tại chỗ đau sưng lên khối mủ đỏ nhìn như mụn nhọt hay u nhỏ. Lẹo sẽ xẹp sau khi vỡ mủ nhưng về sau có thể tái xuất hiện ở vị trí khác trên mắt.

Có hai loại lẹo:


– Lẹo ngoài mi mắt: Lẹo mọc bên ngoài bờ mi. Hầu hết do nhiễm trùng từ tuyến Zeis.
– Lẹo trong mi mắt: Lẹo mọc bên trong bờ mi. Hầu hết do nhiễm trùng từ tuyến Meibomian.

2. Chắp là gì? Chắp là chứng sưng phù trên mi mắt. Khác với lẹo hình thành do viêm nhiễm, chắp hình thành do tắc nghẽn tuyến dầu trên mi mắt. Chỗ bị chắp nếu sưng quá to có thể khiến mắt bị mờ. Thông thường, chắp sưng trên mắt từ 2-8 tuần, ít khi có trường hợp lâu hơn.

Chắp dễ bị nhầm với lẹo, nhưng chắp thường sưng to hơn lẹo và ít đau hơn nhiều, thậm chí không đau.

3. Các triệu chứng thường gặp khi bị lẹo là gì? – Sưng đỏ và khá đau ở mi mắt. Thường tạo thành nốt sưng đỏ vừa phải ở giữa mi mắt. – Có cảm giác cộm như có sạn trong mắt. – Nhạy cảm với ánh sáng.

– Chảy nước mắt và rỉ dịch.

4. Các triệu chứng thường gặp khi bị Chắp là gì? – Chắp sưng to hơn lẹo nhưng thường ít đau và có thể là không đau.

– Đôi khi chắp có thể sưng to đến mức trông như một khối u lớn che hết tầm nhìn của mắt.

5. Nếu không điều trị chắp và lẹo sẽ để lại các biến chứng gì?
Chắp lẹo vỡ mủ gây sẹo xấu trên mi mắt, viêm lan tỏa mi mắt và hốc mắt.

6. Điều trị chắp lẹo như thế nào?
– Nội khoa: kháng sinh kháng viêm toàn thân và tại chổ khi đang trong tình trạng viêm cấp, ít mủ hoặc tình trạng viêm lan tỏa.
– Ngoại khoa: Giảm hoặc hết viêm, tụ mủ nhiều sẽ tiến hành xẻ chắp lẹo.

7. Thời gian điều trị chắp lẹo là bao lâu?
– Nội khoa: 7-10 ngày.
– Ngoại khoa: 3-5 ngày.

8. Chúng ta có thể phòng ngừa chắp lẹo bằng cách nào? – Điều trị viêm bờ mi, khô mắt. – Chườm nóng: dùng khăn sạch hoặc bông tẩy trang nhúng vào nước ấm hoặc nước muối ấm masage bờ mi. Đặt lên mi mắt tử khoảng 10- 15 phút, mỗi ngày 2-3 lần. Độ ấm sẽ giúp giảm viêm và giảm tắc nghẽn ở tuyến dầu trên mi mắt. – Rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào vùng mắt. – Không dụi mắt. – Đeo kính mát khi ra đường, hay khi dọn dẹp nhà cửa hay lao động. – Tránh đến nơi ổ nhiễm không khí nặng nề. – Không trang điểm vùng mi mắt, nếu trang điểm tẩy trang sạch sẽ hằng ngày, thay mascara ít nhất 6 tháng/ lần. – Khăn mặt đồ trang điểm cần được dùng riêng để giữ vệ sinh, …

– Tránh ăn đồ cay nóng, bánh ngọt, nước ngọt có gas, … ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, C, E, …

9. Những điều cần biết trước khi điều trị là gì?
Chắp và lẹo là các chứng viêm sưng không lây nhiễm thường gặp ở mi mắt. Nếu không điều trị sẽ để lại những biến chứng nặng nề.

10. Những điều cần biết trong khi điều trị là gì?
Điều trị chắp lẹo cần phải tuân thủ theo dặn dò của bác sĩ, dùng thuốc theo đơn và tái khám theo hẹn.

11. Những điều cần biết sau khi điều trị là gì? Chắp lẹo điều trị xong có thể tái phát lại nhưng ở vị trí khác do ở mắt có hơn 40 tuyến bờ mi, nếu bít tắc ở vị trí nào sẽ gây lẹo ở vị trí đó.

Vì vậy để phòng ngừa cần phải vệ sinh mi mắt sạch sẽ, không dụi mắt, chườm ấm mi mắt buổi tối trước khi đi ngủ. Đặc biệt giai đoạn đầu mới xuất hiện triệu chứng của chap/ lẹo nên chườm ấm tích cưc.

12. Thủ thuật xẻ chắp lẹo được thực hiện như thế nào? Bệnh nhân cần lưu ý gì trước trong và sau xẻ chắp lẹo?
– Trước xẻ: + Chi phí thực hiện xẻ chắp/ lẹo. + Bệnh nhân được nhỏ tê trước sau đó bác sĩ sẽ tiêm tê tại chổ trước khi xẻ nên chỉ đau khi tiêm thuốc tê, khi xẻ không đau.

-Trong xẻ:

+ Trong quá trình bác sĩ làm đặc biệt là khi gây tê không được tự ý di chuyển đầu và tay lên vùng mắt.

– Sau xẻ:

+ Bệnh nhân được tra thuốc mỡ kháng sinh và băng ép mắt trong vòng 2 tiếng. Sau 2 tiếng bệnh nhân bỏ băng che và sinh hoạt bình thường. + Sau xẻ 15 phút bệnh nhân sẽ đau nhẹ vùng xẻ ở mắt. + Giữ mắt sạch và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. + Không dụi mắt. + Mắt sưng đau nhiều hay chảy máu tái khám lại để được bác sĩ kiểm tra xử lý.

+ Tái khám sau 5 ngày hoặc sớm hơn khi có các biểu hiện bất thường về mắt như: sưng đau, chảy máu.

Video liên quan

Chủ Đề