Lượng mưa trung bình trên biển là bao nhiêu

Sơ đồ biến đổi địa hình bờ và đáy biển ven bờ khu vực cửa sông Bạch Đằng, giai đoạn 1965 - 2005

Trong thời gian từ tháng 5-2008 đến tháng 10-2009, các nhà khoa học tham gia Ðề tài đã hoàn thành cơ bản nội dung: Lựa chọn, tập hợp, phân tích, xây dựng hệ thống dữ liệu và đánh giá hiện trạng biến đổi khí hậu và mực nước vùng ven bờ biển và hải đảo Việt Nam. Hệ thống dữ liệu cho phép khẳng định hiện trạng biến đổi khí hậu thông qua tập hợp các số liệu quan trắc khí tượng, hải văn và mực nước cập nhật đến hết năm 2007.

Trong xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu, các đặc trưng khí tượng cơ bản như nhiệt độ, lượng mưa... cho từng khu vực luôn được thể hiện thông qua những dao động có chu kỳ khác nhau mang tính chất địa phương trên nền biến đổi quy mô chung. Những kết quả xử lý và phân tích các chuỗi số liệu quan trắc khí tượng - hải văn trong thời gian gần đây, bước đầu đã cho thấy những đặc điểm biến động dài hạn cũng như xu thế biến đổi của một số đặc trưng khí hậu quan trọng như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước biển và lượng mưa trên khu vực biển và dải ven biển Việt Nam. Có thể nhận thấy xu thế ấm lên đáng kể của không khí và nước biển trên khu vực nghiên cứu, trong đó nhiệt độ không khí trung bình tăng tương đối đều khoảng 0,2 độ C/10 năm tương đương xu thế toàn cầu của IPCC4. Trong đó, nhiệt độ tăng thấp nhất là 0,05 độ C/10 năm ở Phú Quý; nhiệt độ tăng cao nhất ở Bãi Cháy và Vũng Tàu là 0,26 độ C/10 năm. Nhiệt độ nước biển có sự gia tăng nhiều hơn và khác biệt hơn giữa các vùng biển Việt Nam. Trong đó nhiệt độ trung bình nước biển tăng cao nhất là ở Cồn Cỏ 0,66 độ C/10 năm; tăng trung bình thấp nhất là Côn Ðảo 0,04 độ C/ 10 năm. Nhiệt độ nước biển ở Ðà Nẵng [sau 22 năm đo liên tục] không thay đổi, luôn ở nhiệt độ trung bình 26,57 độ C/10 năm. Ðối với lượng mưa xu thế tăng lên khoảng 110 mm/10 năm tại vùng Trung Trung Bộ và giảm trên vùng biển phía nam và Vịnh Bắc Bộ. Trong đó nơi có lượng mưa trung bình tăng cao nhất trong mỗi năm là 129 mm/10 năm ở Trường Sa; giảm thấp nhất trong mười năm qua là ở Vũng Tàu 53 mm/10 năm.

Bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Thái Bình Dương [TTBD] và Biển Ðông [BÐ] có sự biến đổi mạnh về số lượng cũng như cường độ dẫn đến những hệ quả khó dự báo trước đối với các hoạt động kinh tế và dân sinh trên biển cũng như dải ven bờ, nguyên nhân của sự biến động này vẫn chưa được xác định. Kết quả phân tích, thống kê số liệu bão tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau đến năm 2008 cho thấy số lượng trung bình năm bão và siêu bão [SB] hoạt động ở TTBD, BÐ cũng như đổ bộ vào dải ven biển Việt Nam dao động theo các chu kỳ dài từ hai năm đến nhiều chục năm. Chưa thấy xu thế gia tăng số lượng bão và SB ở các khu vực nêu trên, thậm chí số lượng SB còn có xu thế giảm. Trong năm thập niên gần đây, số lượng bão gây ảnh hưởng trực tiếp đến ven bờ biển Vịnh Bắc Bộ giảm, trong khi ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại gia tăng.

Nằm trong khu vực chịu tác động chi phối của chế độ gió mùa và những dao động khu vực và toàn cầu như ELSO, PDO, dao động mực nước biển ven bờ biển Việt Nam luôn thể hiện các chu kỳ dao động dài cỡ năm và nhiều năm. Trên cơ sở phân tích các chuỗi số liệu mực nước nhiều năm bằng các phương pháp thống kê đơn thuần cũng như kỹ thuật wavelet, bước đầu đã xác định vai trò của các dao động chu kỳ một năm, từ hai đến 7-8 năm. Những kết quả phân tích cũng cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển do tác động của biến đổi khí hậu và các nguyên nhân khác cũng không như nhau đối với các vùng biển.

Thông qua kết quả phân tích số liệu đo mực nước biển tại 25 trạm dọc theo bờ biển nước ta trong khoảng từ 22 năm đến 46 năm, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận ban đầu: Mực nước biển có chỗ tăng, có chỗ giảm. Thí dụ, mực nước biển mỗi năm tăng trung bình 4,7 mm tại Phú Quý; 3,8 mm tại Hòn Dấu. Trong khi đó mực nước biển lại giảm -6mm tại Hòn Ngư và -4,6mm tại Phú An. Theo PGS. TS Phạm Văn Huấn, mực nước biển ở Việt Nam tính trung bình mỗi năm chỉ tăng khoảng 1mm.

Những kết quả nghiên cứu này là căn cứ quan trọng để các cấp có thẩm quyền xem xét trong việc xây dựng và phát triển các phương pháp dự báo và cảnh báo mực nước biển, đặc biệt mực nước cực trị cho dải ven bờ phục vụ các yêu cầu quy hoạch, xây dựng và bảo đảm hoạt động các công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế biển Việt Nam.

HÀ HỒNG

Lượng mưa trung bình năm ở nước ta khoảng [mm]

A. 1.800 - 2.000.

B. 1.700 - 2.000.

C. 1.600 - 2.000.

D. 1.500 - 2 000

Câu hỏi: Nhiệt độ trung bình của nước ở biển Đông là trên:

A.20°C.

B. 21°C.

C.22°C.

D.23°C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D.23°C.

Giải thích:

Nhiệt độ trung bình của nước ở biển Đông là trên 230C

=> Chọn đáp án D

Kiến thức mở rộng:

1. Khái quát về Biển Đông

– Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 [lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương, thứ 3 trong các biển trên TG].

– Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

– Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn [nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu] và sinh vật biển.

Cụ thể các yếu tố hải văn :

+ Nhiệt độ trung bình năm : trên 23độC.

+ Độ muối trung bình : 30 – 33 phần nghìn .

+ Sóng biển : mạnh vào thời kì gió mùa ĐB, yếu vào thời kì gió mùa TN.

+ Thủy triều : có sự phân hóa theo khu vực từ Móng Cái đến Hà Tiên.

+ Hải lưu : chảy thành vòng tương đối kín, mùa đông chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ [hướng ĐB-TN], mùa hè thuận chiều kim đồng hồ [hướng ĐN-TB].

2. Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông

a. Khí hậu

– Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm các khối khí khi đi qua biển, làm tăng độ ẩm và lượng mưa; đồng thời giảm tính khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

– Tạo nên khí hậu mát mẻ, trong lành cho các vùng ven biển của nước ta, tạo điều kiện cho việc xây dựng các bĩa biển phục vụ phát triển du lịch.

– Nhờ biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

– Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô … có nhiều giá trị về kinh tế biển [xây dựng cảng biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch …]

– Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có:

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.000 ha, riêng Nam Bộ là 300.000 ha [lớn thứ 2 TG sau rừng ngập mặn Amadon ở Nam Mĩ]. Tuy nhiên, hiện nay đã bị thu hẹp rất nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi thủy sản và do cháy rừng…HST rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, nhất là sinh vật nước lợ.

+ Hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

– Tài nguyên khoáng sản:

+ Dầu khí [có trữ lượng lớn và giá trị nhất], hai bể dầu lớn nhất hiện nay là Nam Trung Sơn và Cửu Long; các bể Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể, ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò.

+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguyên liệu quí cho các ngành công nghiệp.

+ Vùng ven biển còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ [sản lượng muối 800.000 tấn /năm], nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.

+ Ngoài ra còn các loại : thiếc, thạch anh, nhôm, sắt, mangan, đồng, điricon và các loại đất hiếm…

– Tài nguyên hải sản

+ Sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Trong Biển Đông có tới trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quí giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

Cảnh quan thiên nhiên vùng biển nhiệt đới đã và đang được khai thác phục vụ cho các mục địch phát triển KT khác nhau.

e. Thiên tai

– Bão: Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão trên Biển Đông, trong đó có 3 – 4 cơn bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta. Bão kèm theo mưa lớn, sóng lừng, nước dâng gây lũ lụt làm thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.

– Sạt lở bờ biển: Đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là ở dải bờ biển Trung Bộ.

– Cát bay, cát chảy : Lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.

=> Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển tổng hợp kinh tế biển nước ta

Video liên quan

Chủ Đề