Bao lâu em bé biết lật

Dấu hiệu bé sắp biết lật

Sau đây là một số dấu hiệu chứng tỏ bé đã sẵn sàng cho việc lật mà bố mẹ cần lưu ý:

  • Bé bắt đầu chuẩn bị lật khi cơ lưng, cơ cổ và cơ tay đã đủ cứng cáp. Cách nhận biết là khi đặt con nằm sấp, chúng sẽ có thể ngẩng cao đầu hay chống khuỷu tay để nâng ngực mà không cần sự trợ giúp nào. Đồng thời, bé cũng thường có thói quen cong lưng và đá chân như động tác bơi trên cạn.
  • Khi sắp biết lật, bé thường có xu hướng hay nằm nghiêng sang một bên và cố gắng để lật sấp người lại. Đây cũng là dấu hiệu mà bố mẹ dễ dàng nhận biết nhất. Lúc này, cơ thể con còn khá yếu hoặc cân nặng quá cỡ không cho phép chúng lật được nên phải nhờ đến sự hỗ trợ từ bố mẹ.
  • Khi nằm ngửa, bố mẹ thấy bé thường đá hai chân lên, dùng tay nắm chặt bàn chân và tìm cách xoay hông sang một bên.
  • Khi bị thu hút bởi một món đồ vật, đồ chơi nào đó, bé có xu hướng đưa tay ra và tìm cách cử động để đến gần về hướng đồ vật. Chúng sẽ cố gắng lật người, đưa tay và trườn về phía trước.
  • Cuối cùng, bố mẹ cho bé đứng trên một mặt phẳng, nếu trẻ có khả năng để chân đạp xuống bề mặt đó thì chứng tỏ chúng đã đủ cứng cáp để chống đỡ và thực hiện động tác xoay người khi lật.
  •  Theo các chuyên gia, việc bé mấy tháng tuổi biết lật cũng còn tùy thuộc vào sự cứng cáp của trẻ. So với những bé chào đời đủ ngày đủ tháng, các bé sinh non thường biết lật chậm hơn. Ngoài ra, cân nặng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bé biết lật. Những bé “mình hạc xương mai” thường biết lật sớm hơn so với những bé hơi bụ bẫm.

    Không chỉ lật muộn hơn, một số bé thậm chí còn bỏ qua giai đoạn “lật lăn” mà chuyển sang những cột mốc phát triển khác như bé tập ngồi, bé tập bò. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng việc bé mấy tháng biết lật, miễn bé cưng vẫn đang phát triển những kỹ năng mới là được rồi mẹ nhé.

    Tham khảo: Trẻ mấy tháng biết bò

    Cách bố mẹ giúp con học lật thuận lợi hơn

    Khi đã biết được trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật, các có mẹ thể vận dụng một số phương pháp hỗ trợ và kích thích quá trình này của trẻ. 

    • Thường xuyên chơi đùa cùng bé: mẹ có thể sử dụng những đồ chơi an toàn mà bé thích, có màu sắc sặc sỡ ở ngoài tầm với của trẻ chút xíu. Khi đó, bé sẽ chủ động tìm cách với tới đồ chơi đó. Hoặc cách chơi đơn giản đó là mẹ nằm gần bé, vừa đủ để buộc bé phải vươn người. Khi thực hiện những điều đó, sẽ kích thích bé biết lật. Đồng thời giúp trẻ và mẹ thư giãn và thêm sự gần gũi. Tuy nhiên, các mẹ hãy luôn nhớ giữ cho bé một không gian an toàn và  không có bất cứ vật nguy hiểm nào.
    • Massage toàn thân cho bé: giúp trẻ được thư giãn, giúp trẻ thích nghi dần với những vận động trên cơ thể. Đồng thời, việc massage cũng góp phần giúp xương khớp trẻ hoàn thiện.
    • Mẹ cho bé nằm sấp nhiều hơn: khi nằm ở tư thế này, trẻ sẽ dễ cảm thấy khó chịu ở vùng bụng. Lúc đó, trẻ sẽ có xu hướng rướn người và dùng hết khả năng để lật ngửa ra sau. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, các mẹ cần hết sức chú ý, đừng để trẻ nằm tư thế này quá lâu, dễ gây ra nôn trớ. Từ đó, không những không giúp bé học lật mà còn làm sức khỏe bé bị ảnh hưởng. Các mẹ cũng nên để ý đến vấn đề nơi bé nằm. Mẹ không nên đặt trẻ trên mặt phẳng quá cứng vì sẽ làm bé bị đau nhưng cũng không nên quá mềm vì sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong lúc lật. 
    • Nhằm tránh cho trẻ bị tổn thương đường tiêu hóa hoặc gây khó chịu ở vùng bụng khi phải nằm sấp để học lật. Mẹ nên sử dụng loại Tã Dán Bọc Kén Con Tằm 360 độ mới của Huggies. Với lớp đệm siêu êm mềm được thiết kế ở những vị trí dễ tổn thương như vùng bụng, lưng vài hai bên đùi, giúp bảo vệ con yêu ngay từ những ngày đầu còn đỏ hỏn. Khi con được an toàn, thoải mái con sẽ học lật được nhanh hơn đó mẹ.
    • Thời gian cho trẻ học lật không quá 20 phút/ ngày: cơ thể bé còn chưa đủ khỏe, nếu hoạt động liên tục trong nhiều giờ, trẻ sẽ dễ mệt, sẽ có thể bỏ ăn, bỏ bú… Do vậy, các mẹ chỉ nên chia nhỏ thời gian tập, mỗi lần chỉ khoảng 2-3 phút mà thôi. 

    Bố mẹ nên làm gì để giúp bé tránh khỏi nguy hiểm khi lật? 

    Khi đã biết lật, bé sẽ rất thích thú và thực hành cả ngày lẫn đêm. Bố mẹ đừng quá lo lắng khi phát hiện bé thức dậy với tư thế nằm sấp vì vào khoảng tháng thứ 6, trẻ đã có thể xoay đầu để thở và nguy cơ bé mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [trẻ khó thở vì nằm sấp] đã giảm dần. Theo khuyến nghị từ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, một khi trẻ có thể lăn được, không cần thiết phải bắt trẻ nằm ngửa nếu bé có thể ngủ thoải mái ở bất kỳ tư thế nào. Tuy nhiên, ban đầu bố mẹ vẫn nên đặt trẻ nằm ngửa khi đặt trẻ vào cũi để ngủ.  Vào ban ngày, bố mẹ nên hết sức chú ý không để bé một mình trên bề mặt cao như giường hay bàn thay tã vì bé có thể lật và té ngã bất cứ lúc nào. Để an toàn, hãy đảm bảo bé luôn được che chắn cẩn thận. Ngay cả khi trẻ chưa biết lật mà chỉ mới biết trườn hay chống người, bố mẹ cũng không nên chủ quan vì cú lật đầu tiên có thể diễn ra bất kỳ lúc nào.  Luôn giữ một tay của bé khi thay đồ trên bàn thay đồ cao. Tuy nhiên, một khi bé của mẹ bắt đầu lăn, không bao giờ thiếu người lớn đứng bên cạnh khi bé ở trên bất kỳ bề mặt cao nào. 

    Theo Healthline, nơi bố mẹ cần chú ý nhất là khu vực con ngủ. Nôi của bé tuyệt đối không được có đệm lót cũi, chăn, gối hoặc bất kỳ đồ chơi nào có thể gây ngạt thở. [Tốt nhất, nôi chỉ nên có một tấm lót cũi vừa vặn, nằm êm và phẳng trên nệm. 

    Bố mẹ nên bắt đầu ngừng quấn tã cho trẻ. Việc quấn tã không chỉ hạn chế khả năng dùng tay để thoát khỏi bụng của bé mà việc trở mình khi bắt đầu lật lăn của bé có thể làm lỏng vải quấn hoặc chăn, tạo ra nguy cơ ngạt thở. 

    Vài tuần đầu khi bắt đầu lật lăn, con bạn sẽ hào hứng với kỹ năng mới học được và lật lăn liên tục trong nôi, con có thể tự thức dậy vào nửa đêm vì lăn mình vào một vị trí không thoải mái và không thể lăn trở lại. 

    Một số nguyên nhân khiến trẻ chậm biết lật

    Có rất nhiều nguyên nhân kể cả chủ quan, khách quan khiến trẻ chậm biết lật. Tuy nhiên, dưới đây là 4 nguyên nhân chính và thường gặp nhất ở hầu hết trẻ em Việt.

    Cân nặng vượt chuẩn

    Hiện nay, vấn đề cân nặng cân nặng của con đang là nỗi đau đầu của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Để duy trì một chế độ ăn dinh dưỡng giúp bé duy trì cân nặng chuẩn, không được ốm quá cũng không được quá cân là việc mất khá nhiều công sức, thời gian. Tuy nhiên, nhiều người lại có quan niệm rằng, trẻ nhỏ cứ phải béo tròn, mũm mĩm mới khỏe mạnh, đáng yêu.  Đối với vấn đề này, nhiều chuyên gia sức khỏe sinh sản đã khẳng định rằng không phải cứ thai nhi càng to thì bé sinh ra sẽ khỏe mạnh. Vì vậy, trong quá trình mang thai, các mẹ nên ăn uống một cách khoa học. Đồng thời, sau khi trẻ được sinh ra, hãy kiểm soát dinh dưỡng và cân nặng của chúng bởi sở hữu cân nặng vượt chuẩn không những khiến bé thao tác chậm chặp, chậm lật mà còn làm tăng nguy cơ bệnh tật cho trẻ.  

    Bị thiếu hụt canxi

    Canxi là thành phần chính khiến cơ và xương chắc khỏe. Vì vậy, nếu cơ thể không được cung cấp đủ chất, thiếu hụt hàm lượng canxi sẽ khiến bé không được cứng cáp, dẫn đến việc chậm lật. Không những thế, nếu cơ thể bị thiếu canxi dễ khiến hệ cơ và xương của bé không phát triển hoàn thiện, bé trở nên yếu ớt và khó khăn hơn khi cử động. Do đó, việc bổ sung hàm lượng canxi đầy đủ là cực kỳ cần thiết. Có rất nhiều cách để cung cấp canxi cho bé như qua đường ăn, đường uống,... Ngoài ra, thỉnh thoảng bố mẹ cũng nên cho bé vận động ngoài trời, tắm nắng để hấp thụ Vitamin D tăng sức đề kháng, hạn chế bệnh tật và giúp bé chắc khỏe hơn.

    Khó cử động do trang phục

    Thông thường, người lớn khi chăm trẻ thường sợ bé bị cảm lạnh nên sẽ mặc nhiều quần áo hay quấn khăn dày cho bé. Điều này vô tình khiến trẻ bị mất cân bằng nhiệt, đồng thời khả năng vận động cũng khó khăn hơn, đây cũng chính là lý do khiến bé chậm lật mà bố mẹ nên lưu ý. Song, giải pháp cho vấn đề này là bố mẹ nên chọn cho bé những chất liệu quần áo mỏng nhẹ, mềm mại, có độ thấm hút tốt. Đặc biệt, tùy theo nhiệt độ trong phòng hay cần phải ra ngoài mà mẹ nên chọn quần áo phù hợp cho trẻ.

    Trở ngại tâm lý

    Nếu trước đó, trẻ đã có những “ký ức” không tốt khi thử tập lật, ví dụ như ngã từ trên cao xuống hay mắc kẹt ở lõm đệm,... thì tất nhiên những lần sau đó con sẽ thấy sợ và không muốn thử làm lại. Lúc này, bố mẹ không nên thúc ép con mà hãy thực hiện những động tác hỗ trợ và dẫn dắt từ từ cho trẻ.  

    Bố mẹ cần làm gì nếu bé chưa biết lật

    Lật là một động tác tự nhiên của trẻ, hầu hết các bé có thể tự thực hiện động tác này mà không cần sự trợ giúp hay can thiệp của bố mẹ. Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn đã bước sang tháng thứ 6 rồi mà vẫn chưa biết lật hay cũng chưa chuyển sang ngồi thì bố mẹ nên tìm ra nguyên nhân và giải pháp hỗ trợ cho con. Tất nhiên là sự phát triển của mỗi bé là không hề giống nhau, một số kỹ năng của chúng có thể phát triển nhanh hơn hay chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Đối với những bé sinh non, cơ thể mập mạp, khó khăn trong việc vận động thì cần có sự tác động, trợ giúp từ bố mẹ thì bé mới có thể lật được.  Cách hiệu quả nhất để thúc đẩy bé vận động là tạo ra các trò chơi thú vị, thu hút và lôi cuốn con. Ví dụ, hãy đặt một món đồ chơi có màu sắc sặc sỡ và phát ra âm thanh vui tai thu hút sự chú ý của con. Tiếp theo, đặt chúng với khoảng cách không quá xa tầm với của bé như vậy sẽ khiến chúng có động lực, cố gắng tìm cách để với lấy bằng được. Điều này không những mang lại cho còn khoảng thời gian vui vẻ mà còn có thể rèn luyện được tính linh hoạt, nhanh nhẹn hơn cho chúng. 

    Những cột mốc phát triển quan trọng khác của bé: ngồi, mọc răng

    Ngoài bé mấy tháng biết lật, mẹ cũng nên tìm hiểu một số cột mốc phát triển quan trọng khác của bé. Chẳng hạn, bé mấy tháng tuổi biết ngồi, hoặc bé mấy tháng mọc răng…

    - Mấy tháng trẻ biết ngồi?

    Sau bé mấy tháng biết lật, việc bé biết ngồi cũng là mối quan tâm của rất nhiều mẹ. Theo các chuyên gia, sau khi trẻ có thể lật và giữ đầu thẳng một cách thuần thục, bé sẽ tự học cách ngồi. Thống kê cho thấy hầu hết các bé 8 tháng tuổi đều có thể tự ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ.

    Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho hay rằng:

    Theo tổ chức Y tế Thế giới, có 6 mốc vận động để đánh giá sự phát triển vận động bình thường bao gồm:

    1. Ngồi không cần đỡ: từ 4-9 tháng
    2. Đứng vịn: 5-11.5 tháng
    3. Bò phối hợp tay chân: 5-13.5 tháng
    4. Vịn đi: 6-14 tháng
    5. Đứng vững: 7-17 tháng
    6. Đi vững: 8-18 tháng

    Nếu sau mốc thời gian kể trên bé vẫn chưa vận động đạt chuẩn thì gọi là chậm vận động theo tuổi nhé!

    Bé 8 tháng đã có thể ngồi mà không cần sự trợ giúp của ba mẹ

    - Trẻ mấy tháng mọc răng?

    Phần lớn các bé 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu xuất hiện chiếc răng đầu tiên của mình. Hàm răng bé sẽ hoàn thiện khi được 3 tuổi với 20 chiếc răng sữa. Tuy nhiên, giống như việc bé mấy tháng tuổi biết lật và bé mấy tháng tuổi biết biết ngồi, việc bé mấy tháng mọc răng cũng chỉ mang tính tham khảo. Bởi có những bé mọc răng sớm khi vừa tròn 4 tháng tuổi, nhưng cũng có bé tới tận 9-10 tháng tuổi mới bắt đầu “nhú” chiếc răng đầu tiên của mình. Tình trạng này rất bình thường nên mẹ không cần quá lo đâu nhé!

    Tóm lại, mỗi bé khác nhau sẽ có những cột mốc phát triển của riêng mình. Việc bé mấy tháng biết lật, bé mấy tháng biết ngồi hay bé mấy tháng mọc răng chỉ là những con số để mẹ tham khảo. Miễn là bé cưng vẫn tăng cân đều đặn và phát triển những kỹ năng mới, ba mẹ không cần lo lắng quá!

    Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Mẹ đừng quên trao lời khen ngợi, cái ôm động viên khi bé bước qua cột mốc quan trọng trong đời và cùng Huggies tiếp tục đồng hành, đem lại sự thoải mái vượt trội, khô thoáng tuyệt đối cho bé trong từng chuyển động đầu đời. Tã quần Huggies với công nghệ đột phá 1000 phễu siêu thấm và các rãnh dọc giúp thấm nhanh, dàn đều chất lỏng. Đặc biệt, nhờ lưng thun co giãn gấp 2 lần và thun chân mềm mại, tã quần Huggies thoải mái vừa vặn, nâng niu từng chuyển động đầu đời của bé. Có Huggies, mẹ chẳng lo những vết hằn đỏ trên da bé.

    Ngoài ra, tham khảo thêm chuyên mục Cách chăm sóc bé trên website huggies.com.vn.

    EmptyView

    Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng, thịt lươn có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn hẳn tôm, cua, do đó hàng tuần các mẹ nên cho chế biến món cháo lươn cho bé ăn dặm ít nhất 1 lần để bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

    Theo các nhà nghiên cứu, một số loài nấm được nuôi trồng dưới tác động của ánh sáng mặt trời nên vitamin D có trong nấm sẽ khiến cơ thể bé dễ hấp thu hơn.

    Mật ong tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp, nếu cho bé uống không đúng cách thì không những không phát huy được thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và công hiệu của mật ong, mà còn có thể dẫn đến hậu quả xấu.

    Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, trẻ sơ sinh không chịu bú là nỗi lo chung của rất nhiều mẹ. Tuy nhiên, liệu đây có thực sự là vấn đề nghiêm trọng?

    Để thực hiện một bài mát-xa toàn thân đầy đủ cho bé bạn sẽ cần khoảng 30 phút. Bé sẽ cần được yên tĩnh điều này có nghĩa là bạn không nên để bé đói cũng như quá no không quá tỉnh táo hay uể oải để có thể ngủ ngay sau đó.

    Duy trì sữa mẹ, tránh ăn quá nhiều đạm, bổ sung dầu và mỡ, hạn chế đường và ưu tiên rau củ quả khi ăn dặm là những nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi.

    Video liên quan

    Chủ Đề